Wiki - KEONHACAI COPA

Trần Diễn (nhà văn)

Trần Diễn (sinh 14 tháng 10 năm 1944) là một nhà văn công an Việt Nam, Đại tá Công an nhân dân Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt NamHội Nhà văn Việt Nam, nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân,[1] Tổng biên tập Tạp chí Sách và đời sống.[2]

Trần Diễn được độc giả Việt Nam biết đến với nhiều cuốn tiểu thuyết hình sự - tâm lý xã hội về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống, thuộc số ít nhà văn Việt Nam viết về đề tài tình báo, phản gián, trinh thám (ở đề tài này Việt Nam có các tên tuổi như Phạm Cao Củng, Trần Diễn,...).

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Diễn sinh năm 1944 tại Hà Nam, lớn lên tại Ninh Bình.[1] Nhà văn Trần Diễn từng làm nhiều công việc khác nhau trước khi làm việc tại Nhà xuất bản Công an nhân dân. Tại Nhà xuất bản Công an nhân dân, ông làm biên tập viên, rồi lần lượt giữ cương vị Trưởng phòng, Phó Giám đốc rồi Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2005.[3]

Trần Diễn đến với văn chương một cách tự nhiên, như một người có nhu cầu giãi bày tâm sự, ông viết từ những thúc bách của nghề nghiệp, từ những điều ông được chứng kiến, viết văn là cách hay nhất để ông có thể nói ra được những điều mình muốn nói. Ông được học qua hơn 10 trường lớp dài hạn, ngắn hạn với nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng chưa từng học về văn chương.

Tháng 11 năm 2011, nhà văn Trần Diễn bị đột quỵ, liệt nửa người bên trái nhưng trí tuệ của ông không bị ảnh hưởng, ông vẫn đảm nhiệm chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sách và đời sống, lấy nhà riêng làm tòa soạn.

Sự nghiệp văn chương[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy không được qua trường lớp, nhưng Trần Diễn đã có tới khoảng 15 đầu sách, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim các loại về đề tài tình báo, công an, an ninh trận tự. Trong nhiều năm, ông đã dành thời gian, công sức tìm hiểu nhiều vụ án lớn nhỏ, đi thực tế để thu nạp cho mình vốn sống, kinh nghiệm để có thể sáng tác về những đề tài này.

Nhà văn Trần Diễn vốn là một người nhạy cảm, rất hay xúc động và có tính hài ước. Hầu hết các cuốn sách của ông đều dày xấp xỉ khoảng 300 đến 500 trang, hầu hết đều có một kết thúc có hậu và nhân ái.

Các tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện ngắn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Mã số 07 (truyện ngắn phản gián, 1984), tác phẩm đầu tay hơn 200 trang, được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành với số lượng 40 nghìn bản. Ban đầu, tác phẩm có tên là "Viên bi tròn", sau đó, đổi thành "Viên bi số 7" và cuối cùng là "Mã số 07". Về sau, cuốn sách đã được tái bản, được dịch sang tiếng Trung và đăng tải toàn bộ trên Báo Sài Gòn Giải phóng bản Trung Văn.

Tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Cuộc truy tìm T72 (tiểu thuyết, 1986),[4] được tái bản 3 lần, với tổng lượng in lên tới 80 nghìn bản.
  2. Đường dẫn đến tội lỗi (tiểu thuyết 1988)
  3. Bức thư giải oan (tiểu thuyết 1989)[5]
  4. Trùm phản chúa (tiểu thuyết 1990)[6]
  5. Mihara-người bạn Nhật (tiểu thuyết 1990)[6]
  6. Đứa con lạc mẹ (tiểu thuyết 1991)[7]
  7. Hai người tìm nhau (tiểu thuyết, 1992)
  8. Yêu người xứ lạ (tiểu thuyết 1992)
  9. Chạy trốn qua đêm (tập truyện, 1994)
  10. Trần Diễn -Tiểu thuyết (3 tập, 2003)
  11. Phần đời còn lại
  12. Người con di trú (2009)[8][9]
  13. Tình án (tiểu thuyết, 2012, gần 700 trang)[10][11]

Kịch bản phim[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Người cận vệ (Kịch bản phim truyện,1990)[12]
  2. Chàng kỹ sư và hai người tình (Kịch bản phim truyền hình,30 tập)
  3. Cô gái chạy trốn (30 tập)

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải B (giải nhì) cuộc thi viết về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an trao tặng (năm 2005) cho tiểu thuyết Bức thư giải oan.
  • Giải C (giải ba) cuộc thi viết về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an trao tặng cho tiểu thuyết Đứa con lạc mẹ.[13]

Quan điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Tác giả trong ngành Công an: Nhà văn Trần Diễn”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ Thanh Hằng (25 tháng 8 năm 2014). “Đại tá, nhà văn Trần Diễn: Chữ tình giúp tác phẩm sống mãi với thời gian”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ Hà Anh (4 tháng 9 năm 2012). “Đại tá nhà văn Trần Diễn: vẫn muốn "túc tắc" với văn chương”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Trần Mạnh Thường (2008), tr. 2455.
  5. ^ Nhà xuất bản Thuận Hóa (2006), tr. 183.
  6. ^ a b Thư viện quốc gia (1990), tr. 205.
  7. ^ Công an nhân dân (2001), tr. 7.
  8. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (1 tháng 11 năm 2009). “Nhà văn Trần Diễn: "Viết bằng tấm lòng nhân ái". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ “Ấn tượng văn chương 2009”. Báo điện tử Tổ Quốc. 18 tháng 1 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ Bùi Việt (6 tháng 11 năm 2011). “Bi kịch lạc quan trong tiểu thuyết tình án của Trần Diễn”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ Mi Ly (3 tháng 6 năm 2012). “Tác giả Tình án: Viết tiểu thuyết đến khi đột qụy”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ Trần Mạnh Thường (2008), tr. 2454.
  13. ^ Nguyễn Hằng (11 tháng 6 năm 2015). “Tôn vinh 18 nhà văn viết về lực lượng CAND”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Di%E1%BB%85n_(nh%C3%A0_v%C4%83n)