Wiki - KEONHACAI COPA

Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, Đà Nẵng

Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến
Trường Nguyễn Khuyến
Địa chỉ
Map
2A Đặng Xuân Bảng, Hoà Cường Nam, Hải Châu
,,
Tọa độ16°01′49,2″B 108°12′51,3″Đ / 16,01667°B 108,2°Đ / 16.01667; 108.20000
Thông tin
LoạiTrường công lập
Thành lập20 tháng 8, 1993
Hiệu trưởngTrần Thị Kim Vân[1]
Nhân viên127 (tính đến năm 2014)
Khuôn viên17.000 m2
Bài hátNguyễn Khuyến, Khúc ca tự hào
WebsiteChính thức
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngNgô Văn Nuôi
Nguyễn Văn Lộc

Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến là một trường liên cấp trung học cơ sởtrung học phổ thông tại Đà Nẵng. Đây từng là trường trung học cơ sở chuyên của thành phố này.[2][3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khuôn viên trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, Đà Nẵng

Ngày 20 tháng 8 năm 1993, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ra quyết định thành lập Trường phổ thông cấp 2 Chuyên Nguyễn Khuyến. Năm học 1994–1995, trường chính thức đi vào hoạt động với 11 lớp từ khối 6 đến khối 9.[4] Thầy giáo Đỗ Văn Tây, nguyên hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở Chu Văn An được điều về làm Hiệu trưởng đầu tiên của trường cấp 2 Chuyên Nguyễn Khuyến.[5] Trong khoảng thời gian này, trường chưa có cơ sở chính thức, phải sử dụng nhờ trường trung học cơ sở Kim Đồng.[6] Đến năm học 1995–1996, trường được dời về cơ sở chính thức đầu tiên tại 48 Nguyễn Du.[5]

Năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xóa bỏ các trường chuyên, lớp chọn bậc Tiểu học và Trung học cơ sở, cùng với sự chia tách tỉnh Quảng NamĐà Nẵng, trường được đổi tên thành Trường Trung học cơ sở Nguyễn Khuyến.[7] Mặc dù không còn mang tên trường chuyên, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn đóng vai trò là trường trọng điểm và được xem là "trường chuyên cấp 2" của thành phố.[8][9] Năm 2006, Đà Nẵng đã tổ chức cuộc thi thiết kế trường Nguyễn Khuyến trên tổng diện tích 17.000 mét vuông.[10] Mặc dù đã được triển khai xây dựng từ sớm,[11][12] nhưng đến năm 2011 trường mới dời về cơ sở mới đóng tại số 2 Đặng Xuân Bảng, quận Cẩm Lệ.[13] Khu vực này vốn là một phần trong khuôn viên "Công viên Thanh niên" của thành phố.[14]

Sau nhiều năm phát triển và mở rộng quy mô, đến năm học 2014–2015, trường Nguyễn Khuyến hoàn thiện về quy mô với tổng cộng 32 lớp học cho 4 khối. Năm 2015, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng chính thức ra thông báo về việc chấm dứt việc tổ chức thi tuyển vào trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến, dựa trên đề nghị của Uỷ ban nhân dân thành phố.[15][16]

Ngày 23 tháng 5 năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã công bố Quyết định số 1195/QĐ-UBND về việc thành lập Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến trên cơ sở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ban đầu.[17][18]

Tuyển sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 2015[sửa | sửa mã nguồn]

Sân trường, nơi đặt tượng danh nhân Nguyễn Khuyến

Trước năm 2015, Nguyễn Khuyến duy trì xét tuyển sinh đầu vào lớp 6 đặc biệt khác với các trường trung học cơ sở khác ở Đà Nẵng. Ban đầu, hình thức tuyển sinh vào trường là xét tuyển,[19][20] dựa trên điểm học bạ và thành tích trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp thành phố cũng như nhiều cuộc thi khác.[21][22] Về sau, hình thức tuyển sinh được chuyển thành thi tuyển.[23][24] Kỳ thi chỉ gồm 2 môn thi là Toán và Tiếng Việt.[25] Điểm xét tuyển sẽ được tính theo công thức: tổng điểm 2 bài thi nhân với hệ số 2, cộng với điểm khuyến khích.[26][27] Ban đầu, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 200 học sinh vào năm 2005,[28][29] dần tăng lên 220,[30][31] rồi 280 học sinh cho mỗi khóa,[32][33] sau khi thực hiện "Đề án xây dựng Trường THCS Nguyễn Khuyến thành Trường THCS Nguyễn Khuyến chất lượng cao" của thành phố.[34] Trong khi đó, số lượng học sinh nộp hồ sơ vào trường lên đến hơn 1700 đến 1900 mỗi năm.[35][36]

Từ 2015 đến 2017[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định không cho phép thi tuyển sinh đầu vào lớp 6, ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ thi tuyển sinh của trường.[37][38] Từ lúc quyết định của Bộ giáo dục được công bố cho đến tháng 4 năm 2015, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có thông báo chính thức về phương thức tuyển sinh, gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh.[39] Đến tháng 5, Đà Nẵng chính thức có quyết định hủy bỏ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 đối với trường Nguyễn Khuyến. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho công tác tuyển sinh khi nhà trường chỉ có thể đáp ứng được chỉ tiêu 280 - 300 học sinh, nhưng lại có đến hơn 2000 hồ sơ đăng ký.[40] Sau nhiều lần thay đổi phương án, Đà Nẵng quyết định giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Ủy ban nhân dân quận Hải ChâuCẩm Lệ để tuyển các học sinh thuộc địa bàn các phường xung quanh trường.[41] Đồng nghĩa với việc, bắt đầu từ năm 2015, trường Nguyễn Khuyến chính thức kết thúc phương thức tuyển sinh đầu vào lớp 6 bằng hình thức thi tuyển và xét tuyển, thay vào đó là tuyển sinh theo đúng địa bàn cư trú như các trường Trung học cơ sở khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.[42][43]

Sau 2017[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2017 đến nay, sau khi trường Nguyễn Khuyến trở thành trường cấp 2–3, việc tuyển sinh đầu vào lớp 10 được tiến hành theo quy định với chỉ tiêu tuyển sinh là 200 học sinh cho 5 lớp.[44] Năm đầu tiên tuyển sinh lớp 10, điểm chuẩn của trường trung học phổ thông Nguyễn Khuyến là 26,25, thấp thứ 2 toàn thành phố Đà Nẵng,[45] cao hơn trường Võ Chí Công với 24,5 điểm.[46] Đến năm 2021, điểm chuẩn của trường đã tăng lên 44,88,[47] chỉ đứng sau các trường cấp 3 trọng điểm của Đà Nẵng là Lê Quý Đôn, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Hòa Vang, Trần Phú và Nguyễn Trãi.[48] Năm 2022, chỉ tiêu tuyển sinh của trường tăng lên 264 học sinh, nhưng vẫn thấp nhất trong các trường trung học phổ thông tại Đà Nẵng.[49] Mặc dù không phải trường cấp 3 trọng điểm, nhưng điểm chuẩn đầu vào cấp 3 của Nguyễn Khuyến đã tăng lên 3 điểm so với năm 2021, trở thành trường có điểm chuẩn cao thứ 4 chỉ sau các trường không chuyên trọng điểm là Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám và Hòa Vang.[50]

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Khuyến từng là trường cấp 2 trọng điểm của thành phố, có nhiệm vụ đào tạo học sinh giỏi, học sinh năng khiếu phục vụ chiến lược "đào tạo người tài" của thành phố Đà Nẵng. Tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố, Nguyễn Khuyến có tỷ lệ học sinh đạt giải lên đến 97% và tỷ lệ giải nhất, nhì là 65-70%.[5] Nhiều năm liền Nguyễn Khuyến duy trì tỉ lệ 100% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và thi đậu vào các trường công lập, trong đó hơn một nửa số học sinh trúng tuyển Trường chuyên Lê Quý Đôn,[51] và nhiều học sinh từng là thủ khoa kỳ thi vào lớp 10.[52][53][54][55] Ngoài ra, học sinh Nguyễn Khuyến còn đạt được nhiều thành tích tại các cuộc thi cấp thành phố như Tin học trẻ không chuyên,[56][57] hay cấp quốc gia như Giải toán trên máy tính cầm tay, Olympic Toán tuổi thơ, Tin học trẻ toàn quốc.[58][59][60] Trong hai năm liên tiếp 2011 và 2012,[61][62] trường Nguyễn Khuyến đều có học sinh đoạt giải Olympic Toán học châu Á - Thái Bình Dương vòng 1 và lọt vào Vòng chung kết tại Singapore.[63][64]

Lãnh đạo qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1994 – 2004: thầy Đỗ Văn Tây.
  • 2004 – 2010: cô Lê Thị Huệ.
  • 2010 – 2018: cô Hồ Thị Thu Thanh.[65]
  • 2018 – 2020: thầy Nguyễn Thành Lễ.[66]
  • 2020 – nay: cô Trần Thị Kim Vân, nguyên Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Tôn Thất Tùng.[67]

Phó Hiệu trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1999 – 2006: cô Nguyễn Thị Phú, nhà thơ, Hội viên Hội nhà văn thành phố Đà Nẵng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu.[68]
  • 1994 – 1999: thầy Trang Thanh.[69][70]
  • 1999 – 2018: thầy Phạm Tín Dũng.[71][72]
  • 2012 – nay: thầy Ngô Văn Nuôi.[73]
  • 2018 – nay: thầy Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Phạm Phú Thứ.[74]

Công đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm kỳChủ tịchPhó Chủ tịch
1994 – 2002Nguyễn Trọng KháTrương Cừ
2002 – 2006Trương CừNgô Phú Thành
2006 – 2010Ngô Phú ThànhNgô Văn Nuôi
2010 – 2012Ngô Văn NuôiLê Thị Thu Hà
2012 – 2014Lê Thị Thu HàNgô Phú Thành

Cá nhân tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo viên[sửa | sửa mã nguồn]

Học sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, nữ sinh lớp 9 Võ Thị Thu Thảo đã giành được giải 3 cấp thành phố trong kỳ thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 31. Một năm sau, Thảo tiếp tục được trao giải nhất cấp quốc gia của cuộc thi này.[82][83] Năm 2007, một học sinh trường Nguyễn Khuyến là Trương Ý Tịnh Thư đã được trao giải 3 tại cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 3 nhờ phần mềm "An toàn giao thông".[84] Năm 2010, một học sinh khác là Đặng Ngọc Uyên Khanh đã đoạt giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh Cambridge 2010 dành cho học sinh trung học cơ sở.[85]

Năm 2012, trong tổng số 10 học sinh đoạt giải và được tham dự vòng chung kết kỳ thi Olympic Toán châu Á - Thái Bình Dương có một học sinh Nguyễn Khuyến là Phạm Tuấn Kiệt.[62] Không chỉ đạt được giải Bạch Kim toàn quốc tại Toán Châu Á - Thái Bình Dương, Kiệt còn là thủ khoa kỳ thi Anh văn thiếu nhi Quốc tế cấp độ Starters do Đại học Cambridge tổ chức, đạt được Huy chương Vàng cuộc thi toán Quốc gia năm 2013-2014, Huy chương vàng kỳ thi Toán Tuổi thơ,[86] và nhiều giải thưởng khác.[87] Năm 2015, đã có ba học sinh Nguyễn Khuyến trở thành quán quân tuần của chương trình Chinh phục - Vietnam's Brainiest Kid là Lưu Trương Vĩnh Trân, Nguyễn Hữu Quang Nhật và Trần Đăng Thụy.[88][89] Điều này đã giúp trường Nguyễn Khuyến nhận được "Quỹ thư viện vì tầm vóc Việt".[90] Bên cạnh đó, Lưu Trương Vĩnh Trân cũng còn giành giải nhất cuộc thi về môi trường "Lá thư từ năm 2050" được tổ chức vào năm 2014 và nhiều cuộc thi khác.[91][92]

Tháng 11 năm 2016, ba học sinh của trường là Võ Ngọc Đức Thịnh, Huỳnh Trung Đức và Dương Nguyễn Ánh Hằng đã gây chú ý sau khi đạt giải ba tại Giải Sáng tạo Khoa học – công nghệ Việt Nam 2016 với phần mềm học lịch sử "Trang sử Việt – Theo dòng lịch sử".[93][94] Đây là phần mềm dạng trang web, trình bày tóm lược các sự kiện, nhân vật lịch sử theo trục thời gian, với kiến thức được tổng hợp từ Việt Nam sử lượcĐại Việt sử ký toàn thư.[95] Đây cũng được xem là một trong những phần mềm sáng tạo được vào chung kết có tính thực tiễn cao trong Hội thi Tin học trẻ toàn quốc cùng năm.[96] Cũng trong năm 2016, một nam sinh lớp 9 là Bùi Anh Tài đã trở thành một "hiện tượng" trên các trang mạng xã hội sau khi một video về "thả thính" được chia sẻ rộng rãi.[97][98]

Năm 2016, Trịnh Nguyễn Hồng Minh trở thành quán quân của Giọng hát Việt nhí mùa 3.[99] Minh không chỉ là Liên đội trưởng của Nguyễn Khuyến, mà còn là 1 trong 20 công dân tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng năm 2017.[100] Đến năm 2019, Hồng Minh là đại sứ dự án Hành trình kết nối yêu thương của Quỹ Bảo vệ trẻ em Việt Nam.[101] Ngoài ra, Minh còn đạt được nhiều giải thưởng tin học cấp thành phố, được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng bằng khen, 2 lần đại diện thiếu nhi Việt Nam tham gia Liên hoan Thiếu nhi quốc tế,[102] là đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc 2020[103] và đạt được Giải thưởng Kim Đồng năm học 2019–2020.[104][105]

Sự việc liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Giấy chứng nhận học sinh tiên tiến[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 5 năm 2019, trên mạng xã hội của Quản lý Đô thị Đà Nẵng xuất hiện một bài đăng phản ánh trường Nguyễn Khuyến phát giấy chứng nhận cuối năm học cho học sinh bằng mẫu giấy sơ sài. Đi kèm bài đăng là hình ảnh giấy chứng nhận học sinh tiên tiến của một học sinh lớp 11 được in bằng mực đen trên giấy trắng mỏng kèm chữ ký và dấu mộc đỏ của hiệu phó nhà trường. Sau khi hình ảnh xuất hiện, đã có nhiều ý kiến cho rằng tờ giấy chứng nhận này không khác gì "một tờ quảng cáo, rao vặt". Sau khi báo VietNamNet liên hệ với nhà trường, hiệu trưởng là thầy Nguyễn Thành Lễ đã thừa nhận sự thiếu sót trong việc in giấy chứng nhận học sinh tiên tiến. Thầy cho biết, giấy khen học sinh giỏi sẽ được in màu và ép plastic; đồng thời không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa học sinh giỏi và học sinh tiên tiến, chỉ là có sự thiếu sót trong việc in giấy xác nhận.[106]

Hiệu trưởng bị khủng bố tinh thần[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 10 năm 2022, hiệu trưởng và ban lãnh đạo nhà trường liên tục bị số điện thoại lạ gọi đến làm phiền và quấy rối. Đến chiều cùng ngày thì trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một bảo vệ của trường Nguyễn Khuyến lợi dụng lòng tin để vay số tiền lớn nhưng không trả, đồng thời cho rằng hiệu trưởng nhà trường có hành vi bao che cho nhân viên. Kèm theo bài viết này là thông tin đầy đủ của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng nhà trường. Sang ngày 5, tiếp tục có thông tin bịa đặt xoay quanh đời tư của cô Vân và nhân viên bảo vệ này.[107] Thông tin xấu lan nhanh trên các trang mạng đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín nhà trường cũng như việc học tập của học sinh.[108][109]

Ngày 14, hiệu trưởng nhà trường là cô giáo Trần Thị Kim Vân cho biết đã đại diện ban giám hiệu làm đơn trình báo lên công an quận và Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của công an thành phố về tình trạng bị "khủng bố". Sau khi xác nhận việc vay tín dụng lãi suất cao, trường Nguyễn Khuyến đã quyết định chấm dứt hợp đồng với nhân viên bảo vệ trên từ ngày 6 tháng 11.[110]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lưu Hương (5 tháng 5 năm 2021). “Đà Nẵng kích hoạt dạy học trực tuyến”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ Ngân Hạ (13 tháng 6 năm 2015). “Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được khen trả lời... mềm mại, mượt mà”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ Anh Đào (17 tháng 9 năm 2020). “Gặp gỡ những tân thủ khoa đáng yêu của Đà Nẵng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ Công Tâm (10 tháng 11 năm 2013). “Trường THCS Nguyễn Khuyến tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập”. Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  5. ^ a b c d P.Thủy (10 tháng 11 năm 2014). “Chắp cánh những khát vọng xanh”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  6. ^ Nguyễn Anh Quân (10 tháng 11 năm 2014). “Khẳng định thương hiệu trường trọng điểm”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ Nguyẽ̂n Quang Kính (2005), tr. 737.
  8. ^ Nguyên Khôi (9 tháng 11 năm 2016). “Hạnh phúc của người thầy”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  9. ^ Nguyễn Quang Kính (2005). Giáo dục Việt Nam, 1945-2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 737. OCLC 62701425. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2021.
  10. ^ Q.Đàn (28 tháng 7 năm 2006). “Đà Nẵng: thi thiết kế Trường Nguyễn Khuyến”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  11. ^ Diệu Hiền (27 tháng 8 năm 2008). “Những ngôi trường dang dở”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  12. ^ Khánh Hiền (2 tháng 1 năm 2009). “Đà Nẵng: Năm mới sẽ có 9 trường mới”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  13. ^ Phạm Tín Dũng (tháng 8 năm 2012). “Lịch sử hình thành - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến”. Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  14. ^ Thân Lai (5 tháng 3 năm 2015). “Công viên Thanh niên (Đà Nẵng) bị sân tập golf, bãi đậu xe chiếm chỗ”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  15. ^ Hải Châu (19 tháng 5 năm 2015). “Đà Nẵng: Không thi chọn học sinh giỏi vào lớp 6 trường THCS Nguyễn Khuyến”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  16. ^ Khánh Hiền (18 tháng 5 năm 2015). “Đà Nẵng: THCS Nguyễn Khuyến không thi tuyển chọn học sinh chất lượng cao”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  17. ^ “Thành lập Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến trên cơ sở Trường THCS Nguyễn Khuyến”. Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. 28 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  18. ^ Lê Văn Thơm (27 tháng 5 năm 2017). “Thành lập Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến”. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  19. ^ Đăng Nam (16 tháng 4 năm 2005). “Đà Nẵng: hồ sơ tuyển sinh sẽ bán tự do”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  20. ^ Nguyễn Hùng (29 tháng 4 năm 2007). “Quy định tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 của Đà Nẵng”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  21. ^ Đức Toàn (17 tháng 2 năm 2006). “Tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng: Thí sinh phải trải qua hai vòng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  22. ^ V.Hùng (4 tháng 4 năm 2006). “Xét tuyển vào Trường THCS Nguyễn Khuyến (Đà Nẵng)”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  23. ^ Đức Tuấn (18 tháng 7 năm 2011). “Điểm chuẩn lớp 10 THPT và lớp 6 trường THCS Nguyễn Khuyến”. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  24. ^ Đoàn Cường (15 tháng 7 năm 2013). “Điểm chuẩn vào lớp 10 Trường chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  25. ^ Diệu Hiền (10 tháng 7 năm 2013). “Điểm trúng tuyển lớp 6 Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  26. ^ Khánh Hiền (15 tháng 5 năm 2014). “Đà Nẵng: 280 chỉ tiêu tuyển sinh vào THCS Nguyễn Khuyến”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  27. ^ “Tuyển 280 học sinh lớp 6 vào Trường THCS Nguyễn Khuyến trong năm học 2011-2012”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. 18 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  28. ^ Tr.Hân (5 tháng 5 năm 2005). “Xét tuyển vào lớp 6 và lớp 10 năm học 2005 - 2006”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  29. ^ D.H (10 tháng 5 năm 2005). “Đà Nẵng công bố quy định tuyển sinh vào lớp 6 THCS và lớp 10 THPT”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  30. ^ D.H (23 tháng 4 năm 2008). “Tuyển sinh đầu cấp tại TP Đà Nẵng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  31. ^ A.Hào (8 tháng 4 năm 2009). “Đà Nẵng công bố tuyển sinh đầu cấp”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  32. ^ Khánh Hiền (19 tháng 4 năm 2011). “Đà Nẵng: Tăng 60 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 vào THCS Nguyễn Khuyến”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  33. ^ Khánh Hiền (18 tháng 4 năm 2012). “Đà Nẵng: 280 chỉ tiêu vào THCS Nguyễn Khuyến”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  34. ^ Thùy Linh (21 tháng 2 năm 2011). “Đà Nẵng: Thành lập Đề án xây dựng Trường THCS Nguyễn Khuyến thành Trường THCS Nguyễn Khuyến chất lượng cao”. Báo Điện tử Chính Phủ nước CHXNCN Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  35. ^ “1.577 học sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn”. Báo Công an TP Đà Nẵng. 24 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  36. ^ Đăng Nam (5 tháng 7 năm 2013). “Học sinh lo mất điểm oan”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  37. ^ Phương Chi (17 tháng 11 năm 2014). “Rối bời với quy định cấm thi tuyển vào lớp 6”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  38. ^ Vĩnh Hà (19 tháng 3 năm 2015). “Tuyển sinh lớp 6: lúng túng khi không thi”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  39. ^ Ngọc Đoan (15 tháng 4 năm 2015). “Trường THCS Nguyễn Khuyến: "Phập phồng" tuyển sinh”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  40. ^ “Chờ tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 của địa phương”. Báo điện tử Dân Trí. 4 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  41. ^ Nghi Thảo (2015). “Thống nhất tuyển sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Khuyến tại địa bàn”. Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  42. ^ Diệu Hiền (18 tháng 3 năm 2016). “Nhiều ưu tiên cho tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  43. ^ Diệu Hiền (6 tháng 9 năm 2016). “Đà Nẵng công bố dự thảo quy định tuyển sinh đầu cấp 2017-2018”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  44. ^ An Dy (26 tháng 5 năm 2021). “Đà Nẵng chính thức công bố lịch thi tuyển sinh lớp 10 mới”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  45. ^ Phương Trà (28 tháng 6 năm 2017). “Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập Đà Nẵng năm học 2017-2018”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  46. ^ Đức Hoàng (28 tháng 6 năm 2017). “Đà Nẵng công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  47. ^ Khánh Hiền (3 tháng 6 năm 2021). “Điểm chuẩn lớp 10 Đà Nẵng: Lộ diện "top" 3”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  48. ^ Võ Văn Dũng (30 tháng 6 năm 2021). “Đà Nẵng công bố điểm chuẩn vào lớp 10 Trung học phổ thông”. VietnamPlus. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  49. ^ Anh Đào (30 tháng 3 năm 2022). “Đà Nẵng tuyển 11.344 chỉ tiêu học sinh lớp 10 năm học 2022-2023”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  50. ^ Thùy Trang (24 tháng 6 năm 2022). “Điểm chuẩn lớp 10 Đà Nẵng: Có trường tăng hơn 5 điểm”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  51. ^ Phương Chi (11 tháng 11 năm 2014). “Trường THCS Nguyễn Khuyến kỷ niệm 20 năm thành lập”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  52. ^ Khánh Hiền (7 tháng 7 năm 2013). “Đà Nẵng đã có điểm thi vào lớp 10”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  53. ^ P.T (5 tháng 7 năm 2014). “2 thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2014”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  54. ^ Khánh Hiền (24 tháng 6 năm 2015). “Gọi dịch vụ hỏi tin điểm thi lớp 10 không được, vẫn bị trừ tiền”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  55. ^ “Nhiều thí sinh đạt điểm cao kỳ thi vào lớp 10 đại trà năm 2016”. Báo Công an TP Đà Nẵng. 24 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  56. ^ “Ba giải nhất cho ba phần mềm sáng tạo”. Tuổi Trẻ Online. 19 tháng 4 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  57. ^ V.Hùng (1 tháng 4 năm 2006). “Hệ thống tra cứu từ điển di động trực tuyến”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  58. ^ Hoàng Nhung (30 tháng 10 năm 2016). “Không ngừng sáng tạo”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  59. ^ Phan Hậu (2 tháng 8 năm 2011). “Sáng tạo từ niềm đam mê tin học”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  60. ^ Hồng Hạnh (8 tháng 8 năm 2005). “Hội thi tin học trẻ không chuyên 2005 có 7 giải nhất”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  61. ^ N. Anh (26 tháng 5 năm 2011). “10 thí sinh Việt Nam dự APMOPS 2011”. Báo Thanh Tra. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  62. ^ a b Hoàng Thùy (23 tháng 5 năm 2012). “10 học sinh thi Olympic Toán châu Á - Thái Bình Dương”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  63. ^ VNPLus (26 tháng 5 năm 2011). “10 thí sinh Việt Nam dự Olympic Toán học châu Á - Thái Bình Dương”. Người Lao Động. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  64. ^ “10 thí sinh Việt Nam dự Olympic Toán học khu vực châu Á- Thái Bình Dương (APMOPS 2011)”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 26 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  65. ^ Lê Văn Thơm (23 tháng 12 năm 2016). “Đổi mới cách dạy ở Trường THCS Nguyễn Khuyến”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  66. ^ Nguyễn Huy; Nhâm Thân (25 tháng 5 năm 2019). “Giấy khen trường Nguyễn Khuyến bị chê sơ sài: Hiệu trưởng trường nói gì”. Người Đưa Tin. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  67. ^ P.Thủy. “Bổ nhiệm nhân sự mới cho 3 trường Trung học phổ thông”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  68. ^ “Nhà thơ Nguyễn Thị Phú - Hội viên Nhà văn TP. Đà Nẵng”. Văn Sử Địa. 5 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  69. ^ Lê Phi (25 tháng 12 năm 2009). “Quản lý học sinh bằng tin nhắn SMS”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  70. ^ Phương Trang (2 tháng 4 năm 2011). "SMS học tập" - cầu nối nhà trường với phụ huynh”. Báo Công an TP Đà Nẵng: CADN Online- Kết nối niềm tin. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  71. ^ “Phần mềm "Trang sử Việt - Theo dòng lịch sử". Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng. 15 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  72. ^ Hữu Siêu (2 tháng 8 năm 2010). "Đua" ở trường chuyên”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021 – qua Cổng thông tin điện tử Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.
  73. ^ Phương Trà (25 tháng 5 năm 2016). “Chạy nước rút thi lớp 10”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  74. ^ Khánh Hiền (2 tháng 2 năm 2018). “Đà Nẵng: Nhiều trường có hiệu trưởng mới”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  75. ^ Như Hạnh (19 tháng 11 năm 2011). “Đời không có bài văn mẫu”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  76. ^ Ngọc Đoan (21 tháng 5 năm 2012). “Vinh danh gương sáng ngành GD-ĐT”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  77. ^ Hiền Trang (2016). “20 nhà giáo tiêu biểu của Đà Nẵng nhận Giải thưởng Võ Trường Toản”. Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  78. ^ Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến (16 tháng 11 năm 2018). “Chúc mừng thầy Hoàng Hào, Tổ trưởng Tổ Toán được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong Lễ tuyên dương, khen thưởng phong trào thi đua năm học 2017-2018”. Facebook. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2022.
  79. ^ Ngọc Hà (21 tháng 6 năm 2022). “3 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  80. ^ Ngọc Phú (12 tháng 11 năm 2019). “25 nhà giáo nhận giải thưởng "Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu". Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2021.
  81. ^ Xuân Quỳnh (12 tháng 11 năm 2019). “Đà Nẵng khen thưởng 25 nhà giáo có thành tích xuất sắc năm học 2018-2019”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2021.
  82. ^ Vũ Ngọc Phương, Đỗ Xuân Duy & Phạm Bá Lữ (2004), tr. 358.
  83. ^ B.T.T (12 tháng 6 năm 2003). “Nữ sinh lớp 10 đoạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế”. Người Lao Động. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2022.
  84. ^ TTXVN (27 tháng 9 năm 2007). “Đà Nẵng: Một học sinh lớp 6 viết phần mềm sáng tạo an toàn giao thông”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  85. ^ T.Giang (19 tháng 6 năm 2010). “Đặng Ngọc Uyên Khanh đoạt giải nhất hùng biện tiếng Anh”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  86. ^ Bích Liên (2 tháng 2 năm 2015). “Phạm Tuấn Kiệt và giấc mơ toán học”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  87. ^ P V (29 tháng 1 năm 2015). “Lộ diện 2 chàng thủ lĩnh tài ba của "Đỉnh núi trí tuệ". Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  88. ^ H.A (21 tháng 11 năm 2014). “Học sinh Trường THCS Nguyễn Khuyến đạt giải chương trình Chinh Phục”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  89. ^ TM (17 tháng 5 năm 2014). “Gia đình - nguồn động viên của các quán quân Chinh Phục”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  90. ^ An San (28 tháng 11 năm 2014). “33 trường trung học được trao thư viện”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  91. ^ Hương Thu (12 tháng 6 năm 2014). “Học sinh lớp 8 'vượt thời gian' gửi thông điệp bảo vệ môi trường”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  92. ^ “Cậu bé đọc tiếng Việt, nói sõi tiếng Anh từ khi lên 3”. Báo điện tử Tiền Phong. 10 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  93. ^ T.Hà (26 tháng 12 năm 2017). “Học lịch sử qua phần mềm”. Khoa học & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  94. ^ Lưu Hương (28 tháng 10 năm 2016). “Ba học sinh THCS thiết kế phần mềm sử Việt”. Báo Điện tử Chính Phủ nước CHXNCN Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  95. ^ An Nguyên (2 tháng 11 năm 2016). “Ba học sinh thắp lửa tình yêu học Sử bằng phần mềm - Giáo dục Việt Nam”. Tạp chí điện tử Giáo Dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  96. ^ “Hội thi Tin học trẻ toàn quốc 2016: Nhiều sản phẩm phần mềm sáng tạo, thực tiễn cao”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định. 2 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  97. ^ Tâm An (26 tháng 11 năm 2016). “Thú vị thuyết trình về "thả thính" của học trò Đà Nẵng”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  98. ^ Tân Tân (25 tháng 11 năm 2016). “Video 'Thuyết thả thính' của nam sinh lớp 9 thu hút 1,5 triệu like”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  99. ^ Phương Giang; Đoàn Nguyên (25 tháng 11 năm 2015). “Cuộc sống đời thường của quán quân Hồng Minh ở Đà Nẵng”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  100. ^ Vũ Thơ (28 tháng 1 năm 2021). “Khẳng định quyết tâm và hành động của tuổi trẻ một lòng theo Đảng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  101. ^ Anh Đào (26 tháng 6 năm 2019). “Sự kết hợp thú vị”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  102. ^ Mai Châm (26 tháng 10 năm 2020). “Nữ sinh lớp 9 gây ngỡ ngàng vì giọng hát hay "nổi da gà". Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  103. ^ Lâm Phong (28 tháng 1 năm 2021). “Người về mang tới những mùa Xuân”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  104. ^ Trịnh Lý (28 tháng 1 năm 2021). “Giao lưu tiếp lửa truyền thống "Người về mang tới những mùa Xuân". Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  105. ^ Xuân Tùng; Đức Văn (28 tháng 1 năm 2021). “Thế hệ trẻ một lòng theo Đảng và Bác Hồ, dựng xây đất nước”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2021.
  106. ^ Vĩnh Định (25 tháng 5 năm 2019). “Chứng nhận học sinh tiên tiến giống tờ rao vặt”. Báo VietNamNet. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2022.
  107. ^ Hải Định (13 tháng 10 năm 2022). “Một nữ hiệu trưởng ở Đà Nẵng bị khủng bố tinh thần”. Người Lao Động. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  108. ^ Hồ Giáp (13 tháng 10 năm 2022). “Bảo vệ vay tiền qua mạng, Ban giám hiệu bị đòi nợ”. Báo VietnamNet. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  109. ^ Hoài Thu (24 tháng 10 năm 2022). “Hiệu trưởng cùng nhiều giáo viên bị đe dọa vì bảo vệ nhà trường sập bẫy "tín dụng đen". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  110. ^ Ngọc Hân (14 tháng 10 năm 2022). “Hiệu trưởng bị 'khủng bố' vì nhân viên bảo vệ vay tín dụng đen”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  111. ^ “Danh Hiệu Thi Đua Trường từ năm 2001 - 2008”. Trang thông tin điện tử Trường THCS Nguyễn Khuyến - Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2021.
  112. ^ Nguyẽ̂n Quang Kính (2005), tr. 738.
  113. ^ Trung tâm Truyền thông Giáo dục (20 tháng 6 năm 2020). “75 dự án đạt giải Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2019-2020”. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Trung_h%E1%BB%8Dc_c%C6%A1_s%E1%BB%9F_%E2%80%93_Trung_h%E1%BB%8Dc_ph%E1%BB%95_th%C3%B4ng_Nguy%E1%BB%85n_Khuy%E1%BA%BFn,_%C4%90%C3%A0_N%E1%BA%B5ng