Wiki - KEONHACAI COPA

Trường Hậu bổ, Huế

Trường Hậu bổ, Huế

Trường Hậu bổ, Huế (tiếng Pháp: École d’Administration à Hué[1]) là cơ sở giáo dục đào tạo viên chức hành chánh ở Huế dưới thời Pháp thuộc.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Hậu bổ ở Huế được thành lập vào ngày 5 Tháng Năm năm 1911 triều Duy Tân để bổ túc kiến thức cho sĩ tử nhà Nguyễn đã đỗ cử nhân nhưng còn phải học thêm ba năm về phép hành chánh để thích ứng với lối cai trị của người Pháp trong thể chế Liên bang Đông Dương. Trường Hậu bổ, Hà Nội tuy được thành lập trước (1903) nhưng đến năm 1912 đã bị thay thế bằng Trường Sĩ hoạn. Trường Hậu bổ, Huế chiếm lấy vị thế đào tạo cấp cao hơn Trường Sĩ hoạn ở Bắc Kỳ vốn đã ngả dần theo Tây học và bớt Hán văn.

Trường Hậu bổ, Huế hoạt động đến năm 1917 thì bị giải thể cùng với Trường Sĩ hoạn. Cả hai bị thay thế bằng Trường Pháp chính Đông Dương (École de Droit et d'Administration). Sự việc này cũng kết thúc chế độ khoa cử ở Việt Nam vì sau đó Bắc và Trung Kỳ hoàn toàn theo ngạch Tây để tuyển công chức làm nhân viên hành chánh.[2]

Thể lệ[sửa | sửa mã nguồn]

Muốn ghi danh nhập học phải biết tiếng Pháp, đỗ đợt khảo hạch phần viết, gọi là "hành văn" và phần vấn đáp, bấy giờ gọi là "khẩu vấn". Phần viết có một bài chính tả tiếng Pháp, một bài luận tiếng Pháp và hai bài toán. Phần vấn đáp có một bài về địa lý Đông Dương, một bài về sử ký Việt Nam, và một bài giải nghĩa một bài Pháp văn.[3]

Học trình kéo dài ba năm, mỗi tháng có lương. Năm đầu lãnh 12 đồng/tháng. Năm thứ nhì 14 đồng/tháng; năm thứ ba 16 đồng/tháng. Môn học có cách tríkinh tế chính trị.[3]

Học xong thì học sinh được chia thành hai ngạch: Giáo dục và Hành chánh. Bên Giáo dục thì được bổ làm huấn đạo, giáo thụ (tòng lục phẩm). Bên hành chánh thì sẽ chuyển về tỉnh học thêm sáu tháng để bổ làm tri phủ (tòng ngũ phẩm).[3]

Vị trí và trường sở[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm của Trường Hậu bổ là ở Nha Thương bạc cũ sát sông Hương, phía ngoài cửa Chính Đông, thường gọi là cửa Thượng Tứ. Tòa nhà đã bị phá và công trình thay thế nay là rạp hát "Hưng Đạo".

Trường sở gồm một tòa nhà lớn phía trước dùng làm lớp học và văn phòng. Một tòa nhà phía sau là ký túc xá cho sinh viên nội trú. Tòa nhà bên phải là chỗ ở của quan Đốc giáo.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sự ra đời của Đại học Đông Dương qua tài liệu lưu trữ Lưu trữ 2009-02-15 tại Wayback Machine- Đào Thị Diến
  2. ^ Quốc Anh. "Vài nét về nền hán học cũ ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của Thực dân Pháp
  3. ^ a b c d Hà Ngại. Tiếng tiêu đồng, hồi ký một vị quan triều Nguyễn. TP HCM: Nhà xuất bản Trẻ, 2014. Tr 142-66.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_H%E1%BA%ADu_b%E1%BB%95,_Hu%E1%BA%BF