Wiki - KEONHACAI COPA

Trường Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Đại cương
Vị trí
,
Thông tin
LoạiĐại học công lập
Thành lập1996
Đóng cửa1998
Hiệu trưởngPGS. Đặng Trần Phách
Thông tin khác
Thành viên củaĐại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Đại cương là một trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tồn tại từ năm 1996 đến năm 1998[1] với nhiệm vụ đào tạo kiến thức giáo dục đại cương trong quy trình đào tạo hai giai đoạn.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1995, Bộ Giáo dục tiến hành cải cách đào tạo đại học với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo nền tảng cơ bản cho sinh viên các trường đại học trong nước. Đến năm 1996, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - GS Nguyễn Văn Đạo ký quyết định thành lập 5 trường đại học trực thuộc bao gồm trường Đại học Đại cương[3] và 4 trường đại học chuyên ngành: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm.[4] Thời điểm này PGS Đặng Trần Phách lúc đó đang là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Đại học Đại cương.[5][6]

Trên cơ sở chương trình đào tạo đại học đại cương do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, trường Đại học Đại cương có nhiệm vụ đào tạo sinh viên trong thời gian 2 năm đầu, giúp sinh viên chuẩn bị kiến thức cơ sở để sau khi tốt nghiệp sinh viên theo học các chuyên ngành khác như y dược, kinh tài, sư phạm… theo nguyện vọng.[7]

Thời gian đầu mới thành lập Trường Đại học Đại cương không có cơ sở vật chất, phải nhờ đất của Đại Học Sư Phạm (nay là Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội) để dựng nhà lợp mái tôn cho khu hiệu bộ; giảng viên, lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm phải nhờ của các trường đại học thành viên còn lại. Do nỗ lực hết sức nên chỉ 6 tháng sau Trường đã có thể khai giảng khoá đầu tiên[8]

Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định về việc xóa bỏ Trường Đại học Đại cương.[2][9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nghĩa tình với ngôi trường xứ Nghệ”. BẢO TÀNG DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ a b thuvienphapluat.vn. “Nghị định 67/1998/NĐ-CP thay đổi tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội, phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng mới nhất”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ “Nghị định của Chính phủ về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội” (PDF). vnu.edu.vn. 10 tháng 12 năm 1993.
  4. ^ ĐHQGHN, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- (22 tháng 11 năm 2023). “Lịch sử hình thành và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội”. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ BẢO TÀNG DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM. “Hiệu trưởng ngôi trường 3 năm”. meddom.org (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ Tác giả sách nhà xuá̂t bản Giáo dục thời kì đỏ̂i mới, 1986-2001. Nhà xuá̂t bản Giáo dục. 2002.
  7. ^ Đảng cộng sản Việt Nam những trang sử vẻ vang, 1930-2002. Chính trị quó̂c gia. 2003.
  8. ^ “Một người thầy”. Báo Văn nghệ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ “GIÁO DỤC VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI”. vnu.edu.vn.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_%C4%90%E1%BA%A1i_c%C6%B0%C6%A1ng,_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Qu%E1%BB%91c_gia_H%C3%A0_N%E1%BB%99i