Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Yola

Phương ngữ Forth và Bargy
Yola
Sử dụng tạiIreland
Khu vựcHạt Wexford
Mất hết người bản ngữ vàoGiữa thế kỷ 19
Phân loạiẤn-Âu
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3yol
Glottolog(insufficiently attested or not a distinct language)
yola1237[1]
Linguasphere52-ABA-bd

Tiếng Forth và Bargy còn gọi là Yola, là một dạng tiếng Anh đã biến mất từng được nói tại ForthBargy thuộc hạt Wexford, Ireland. Nó nhiều khả năng đã phát triển từ thứ tiếng Anh trung đại được mang tới Ireland trong cuộc xâm lược của người Norman, bắt đầu năm 1169. Do đó, nó tương tự với phương ngữ Fingal của vùng Fingal. Cả hai đều biến mất vào thế kỷ 19, khi chúng bị thay thế bởi tiếng Anh Ireland. Cái tên "Yola" nghĩa là "cũ, cổ".[2]

Một cái lều Yola được tân trang tại Tagoat, hạt Wexford, Ireland

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Forth và Bargy trên bản đồ Ireland
Forth và Bargy
Forth và Bargy
Vị trí của Forth và Bargy tại Ireland

Tiếng Forth và Bargy từng được nói tại hạt Wexford, chủ yếu tại ForthBargy. Đây là nơi đầu tiên người Norman đặt chân đến trong cuộc xâm lược Ireland. Do vậy nó rất gần với phương ngữ Fingal, từng hiện diện ở vùng Fingal (phía bắc Dublin). Tiếng Anh trung đại được sử dụng rộng rãi khắp đông nam Ireland cho tới thế kỷ 14, khi dân cư dần mất ngôn ngữ của mình do bị Gael hóa. Từ thời điểm này, tiếng Forth và Bargy và tiếng Fingal là dạng tiếng Anh duy nhất phát triển trực tiếp từ tiếng Anh trung đại trong vùng.[3][4]

Tiếng Anh hiện đại được thực dân Anh mang đến trong và sau thế kỷ 17, tạo nên cơ sở cho tiếng Anh Ireland ngày nay. Thứ tiếng Anh này khác biệt đáng kể với tiếng Forth và Bargy.[3][4] Do tiếng Anh hiện đại lan rộng, cả tiếng Forth và Bargy và tiếng Fingal biến mất vào thế kỷ 19.

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Như trong tiếng Hà Lan, các dạng tiếng Anh miền đông nam nước Anh và (ở mức độ ít hơn) tiếng Đức, đa số phụ âm xát vô thanh trong tiếng Forth và Bargy trở nên hữu thanh. Các nguyên âm tiếng Anh trung đại được lưu giữ, chỉ bị ảnh hưởng một phần và không đồng đều bởi Great Vowel Shift.[5]

Một đặc điểm của Forth và Bargy là trong nhiều trưởng hợp trọng âm được chuyển sang âm tiết thứ hai: morsaale "miếng, mẩu", hatcheat "cái rìu nhỏ", dineare "bữa ăn tối", readeare "người đọc; độc giả", weddeen "đám cưới".[6]

Ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Đại từ[sửa | sửa mã nguồn]

Đại từ Forth and Bargy tương tự của tiếng Anh trung đại.[7]

Đại từ nhân xưng
Ngôi thứ nhấtNgôi thứ haiNgôi thứ ba
số ítsố nhiềusố ítsố nhiềusố ítsố nhiều
danh cáchIchwough/weethouyehea, shoo, ?thye
đối cáchmeousetheeyehim, her, itaam
sở hữu cáchmeeoureyeryeraar

Động từ[sửa | sửa mã nguồn]

Động từ Forth và Bargy lưu giữ nhiều nét của tiếng Anh trung đại. Đuôi động từ ngôi thứ hai và ba số nhiều là -eth. Động từ quá khứ phân từ giữ lại tiền tố "y" tiếng Anh trung đại dưới dạng "ee".[7]

Danh từ[sửa | sửa mã nguồn]

Một số danh từ có đuôi số nhiều -en (giống children tiếng Anh hiện đại), như been (số nhiều của 'bee') và tren (số nhiều của 'tree').

Từ vựng[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng từ vựng do Jacob Poole thu thập cho ta biết về khối từ vựng tiếng Forth và Bargy. Poole là một nông dân và thành viên của Religious Society of Friends từ Growtown của giáo xứ Taghmon cạnh biên giới giữa Bargy và Shelmalier.[8] Ông đã thu thập chúng từ các nông dân xung quanh từ năm 1800 cho đến khi mất năm 1827.

Tiếng Forth và Bargy vay mượn một số từ từ tiếng Ireland.

Từ nghi vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng ViệtTiếng AnhForth and BargyTiếng ScotsTiếng FrisiaTiếng Hạ SaxonTiếng Hà LanTiếng ĐứcTiếng Goth
aiwhofhowha
fa trong phương ngữ Scots Doria
wawel/wokeenwiewerƕas
cái gìwhatfadewhit
fit trong phương ngữ Scots Doria
watwatwatwasƕat
khi nàowhenfanwhan
fan trong phương ngữ Scots Doria
wannearwanneerwanneerwannƕan
ở đâuwherefidiwhaur
faur trong phương ngữ Scots Doria
wêrwo/woneemwaarwoƕar
tại saowhyfarthoowhy
fy trong phương ngữ Scots Doria
wêromworümwaaromwarum
(cái) nàowhichwichwhilkhokkerwelkwelkwelcheƕileiks
như thế nàohowfowehouhoewo/woanshoewieƕai

Giới từ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng ViệtTiếng AnhForth and BargyTiếng ScotsTiếng FrisiaTiếng Hạ SaxonTiếng Hà LanTiếng Đức
vềaboutabutabootom/rûnüm/rundom/rondum/rund
trên (cái gì đó)aboveabooabuinboppebavenbovenüber
chống lạiagainstayenstagintsjingegentegengegen
giữaamongamangamangûnder/tuskenmang/twüschenonder/tussenunter/zwischen
quanharoundarentaroondomümom/rondum
ở bênat/byadh/beeat/bybybiom/bijbei
trướcbeforeavaraforefoarvöörvoorvor
dướibelow/beneath/underalogheablo/aneath/unnerûnder(to)neddern/nedder, ünnen/ünnerbeneden/onderunten/unter
cạnh bênbeside/next tobesithe/neeshteaside/neistnêst/njonkenblangen/nevenbezijden/naast/nevenneben
giữabetween/betwixt/'twixtbetweesk/beteeshatween/atweeshtuskentwüschentussenzwischen
choforvorforfoarförvoorfür
từfromvrom/vrem/vreemfraefanvunvanvon
trongini/inginynininin
(ra) ngoài, (ra) khỏioutut/udhootútuutuitaus
quá, hếtoverower/oeroweroeröveroverüber
quathroughtrughthroutrochdöördoordurch
vớiwithweewimeimitmetmit

Từ khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng ViệtTiếng AnhForth and BargyTiếng ScotsTiếng FrisiaTiếng Hạ SaxonTiếng Hà LanTiếng ĐứcTiếng Ireland
WexfordWeisfortheWexford"Wexford""Wexford""Wexford"
("West-voorde")
"Wexford"
("Westfurt")
Loch Garman
mặt trờisunzinsunsinneSünnzonSonne [zɔnə]Grian
đất đailandloan, lhoanlaundlânLandlandLandTalamh
ngàydaydei, diedaydeiDagdagTag
chính bạnyourselftheezilyerseldyselsdu sülvst/sülvenjezelfdu selbst [du zɛlpst], du selbertú féin
bạnfriendvrieneferefreonFründvriendFreundCara
thea, eethede, itde, den, datde, hetder, die, das, des, dem, denan, na
thứthingdhinghingtingDingdingDingrud, ní
đigoee-gogae/gang/gangeangaangaangehendul (go), imeacht (go away)
sợfearvearfearfreesForcht, Bang, Angstvrees, angstFurcht, Angsteagla
cũ, cổoldyola, yoleauldâldoold, oll-oudaltsean, seanda, aosta

Số đếm[sửa | sửa mã nguồn]

12345678910
oantwye/twynedhreevoureveevezeesezevenayghtneendhen

So sánh với phương ngữ Dorset: one, two, dree, vower, vive, zix, zeven, aïght, nine, ten.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Yola”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Hickey, Raymond (2005). Dublin English: Evolution and Change. John Benjamins Publishing. tr. 238. ISBN 90-272-4895-8.
  3. ^ a b Hickey, Raymond (2005). Dublin English: Evolution and Change. John Benjamins Publishing. tr. 196–198. ISBN 90-272-4895-8.
  4. ^ a b Hickey, Raymond (2002). A Source Book for Irish English. John Benjamins Publishing. tr. 28–29. ISBN 9027237530.
  5. ^ Hickey, R. (1988). A lost Middle English dialect. Historical Dialectology: Regional and Social, 37, 235.
  6. ^ O'Rahilly, T. F (1932). “The Accent in the English of South-east Wexford”. Irish Dialects Past and Present. Dublin: Browne and Nolan. tr. 94–98. Reprinted 1972 by the Dublin Institute for Advanced Studies, ISBN 0-901282-55-3.
  7. ^ a b Poole 1867, p.133.
  8. ^ Jacob Poole of Growtown.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dolan, T. P.; D. Ó Muirithe (1996). The Dialect of Forth and Bargy Co. Wexford, Ireland. Four Courts Press. ISBN 1-85182-200-3.
  • Hickey, Raymond (2005). Dublin English: Evolution and Change. John Benjamins Publishing. ISBN 90-272-4895-8.
  • Hickey, Raymond (2002). A Source Book for Irish English (PDF). Amsterdam: John Benjamins Publishing. tr. 28–29. ISBN 90-272-3753-0. ISBN 1-58811-209-8 (US)
  • Ó Muirithe, Diarmaid (1977). “The Anglo-Norman and their English Dialect of South-East Wexford”. The English Language in Ireland. Mercier Press. ISBN 0853424527.
  • O'Rahilly, T. F (1932). “The Accent in the English of South-east Wexford”. Irish Dialects Past and Present. Dublin: Browne and Nolan. tr. 94–98.
  • Poole's Glossary (1867) – Ed. Rev. William Barnes (Editorial 'Observations')
  • Poole's Glossary (1979) – Ed. Dr. D. O'Muirithe & T.P. Dolan (Corrected Etymologies)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Yola