Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Samre

Tiếng Samre
Sử dụng tạiCampuchia, Thái Lan
Khu vựcTỉnh Trat (Thái Lan)
trước đây tỉnh Pursat (Campuchia)
Tổng số người nói20–30 (1998)[1]
Dân tộc200 (2000)[2]
Phân loạiNam Á
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3sxm
Glottologsamr1245[3]
ELPSamre

Tiếng Samre (phát âm tiếng Samre: [samɣeː]) là một ngôn ngữ Pear sắp biến mất hiện nay. Tuy chắc chắn đã biến mất ở Campuchia,[2] một thống kê năm 1998 cho thấy có 20–30 người nói ở xã Nonsi, huyện Bo Rai, tỉnh Trat, Thái Lan. Ước tính số người nói được ngôn ngữ này ở mức độ nào đó là 200.[1]

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống ngữ âm tiếng Samre khá điển hình với một ngôn ngữ Môn-Khmer, song, giống các ngôn ngữ Pear khác, cũng cho thấy những ảnh hưởng từ tiếng Khmer trung đại.[4] Tiếng Samre có một hệ thống thanh điệu đang phát triển, do ảnh hưởng của tiếng Thái. Như nhiều ngôn ngữ Nam Á, nguyên âm tiếng Samre có thể dài hay ngắn.[1]

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Samre có 21 âm vị phụ âm ([ɹ][ɰ] là tha âm của /ɣ/).

MôiChân răngVòmNgạc mềmThanh hầu
Tắcbật hơi
vô thanhptckʔ
hữu thanhbd
Mũihữu thanhmnɲŋ
Xátvô thanhsh
hữu thanhɣ
Tiếp cậnhữu thanhwl[ɹ]j[ɰ]

Âm xát ngạc mềm hữu thanh [ɣ] có thể được thay thế tự do với âm tiếp cận chân răng hữu thanh, [ɹ], trừ khi theo sau /a/ hay /aː/ ở cuối từ, khi đó nó được phát âm là [ɰ], tức âm tiếp cận ngạc mềm hữu thanh. Cách phát âm [ɣ] hay bắt gặp hơn ở những người Samre lớn tuổi.[1] Người nói tiếng Samre thường cho rằng [ɣ] khá "thô" và thường dùng [ɹ] khi muốn lời nói "mềm mại". [ɣ] ít gặp ở người trẻ hay người nói kém thành thạo - những người thường chọn phát âm [ɹ] hoặc thay nó bằng âm vỗ /r/ do ảnh hưởng của tiếng Thái.[1]

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Samre có 9 nguyên âm đơn, phân ra thành nguyên âm ngắn và dài, gấp đôi thành 18 âm vị nguyên âm. Có ba nguyên âm đôi: /iə/, /ɨə/, và /uə/. Hệ thống nguyên âm đơn:

TrướcGiữaSau
ngắndàingắndàingắndài
Đóng/i//iː//ɨ//ɨː//u//uː/
Nửa đóng/e//eː//ə//əː//o//oː/
Nửa mở/ɛ//ɛː//ɔ//ɔː/
Mở/a//aː/

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Pornsawan Ploykaew. 2001, "The phonology of Samre", in The Mon-Khmer Studies Journal, vol. 31, pp. 15-27
  2. ^ a b Bản mẫu:E18
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Samre”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Ferlus, Michel (2011). “Toward Proto Pearic: problems and historical implications”. Mon-Khmer Studies Journal. Mon-Khmer Studies Special Issue No. 2: Austroasiatic Studies - papers from ICAAL4. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Samre