Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Mazahua

Tiếng Mazahua
Jñatjo (mmc)
Jñatrjo (maz)
Khu vựcMéxico: Bang México, Toluca
Tổng số người nói140.000 (thống kê 2010)
Dân tộcNgười Mazahua
Phân loạiOto-Mangue
Địa vị chính thức
Quy định bởiSecretaría de Educación Pública
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
mmc – Mazahua Toluca
maz – Mazahua Trung
Glottologmaza1293[1]
Tiếng Mazahua, số 4 (xanh đậm).
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Mazahua là một trong ngôn ngữ bản địa của México, nói ở vài bang miền trung México. Đây là ngôn ngữ của một dân tộc thường được gọi là Mazahua nhưng có tên tự gọi Hñatho. Đây là một ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ và chia sẻ nhiều đặc điểm với toàn vùng ngôn ngữ này. Năm 2003, tiếng Mazahua (cùng với khoảng 62 ngôn ngữ nữa) được ghi vào luật thành văn của México (Thông luật về Quyền Ngôn ngữ của các Dân tộc Bản địa)[2] với danh nghĩa ngôn ngữ chính thức của Đặc khu Liên bang và các dơn vị hành chính khác nơi ngôn ngữ này hiện diện, có địa vị ngang hàng với tiếng Tây Ban Nha. Người nói tiếng Mazahua tập trung đông nhất ở municipio San Felipe del Progreso (Bang México), gần Toluca.

Ngôn ngữ gần gũi nhất với tiếng Mazahua là tiếng Otomi, tiếng Matlatzinca, tiếng Ocuilteco/Tlahuica: tất cả là thành viên của nhóm Oto-Pame trong ngữ hệ Oto-Mangue.

Tiếng Mazahua là một ngôn ngữ thanh điệu, phân biệt ba thanh cao, thấp, giáng.

Điểm nổi bật của tiếng Mazahua là hệ thống âm vị lớn khác thường, với sáu mươi âm vị. Có tám nguyên âm thường, bảy nguyên âm mũi, cùng khoảng bốn mươi lăm phụ âm.

Hệ thống phụ âm có âm tống ra, âm hútâm vang vô thanh. Cùng với tiếng Sindhtiếng Tukang Besi, tiếng Mazahua là một trong số ít ngôn ngữ có âm hút nằm ngoài vùng tập trung âm hút. Đây cũng là một trong số ít ngôn ngữ có âm xát tống ra.[3]

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi môiChân răngVòmNgạc mềmThanh hầu
thường môi hoá
Mũithanh hầu hoáɲ̰
vô thanhɲ̥
thườngmnɲ
Tắchútɓɗ
tống rakʼʷ
bật hơikʷʰ
tenuisptkʔ
hữu thanh ɡɡʷ
Tắc xát tống ratsʼtʃʼ
bật hơitsʰtʃʰ
tenuists
Xát tống ra
bật hơi
tenuissʃh
hữu thanh zʒ
Tiếp cậnthanh hầu hoá
vô thanh
thường ljw
Rungr

Nguyên âm miệng[sửa | sửa mã nguồn]

TrướcSau
Đóngiu
Nửa đóngeo
Vừaə
Nửa mởɛɔ
Mởa

Nguyên âm mũi[sửa | sửa mã nguồn]

TrướcSau
Đóngĩũ
Nửa đóngõ
Nửa mởɛ̃ɔ̃
Mởã

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mazahua”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ The Ley General de Derechos Lingüísticos de los Pueblos Indígenas Lưu trữ 2007-02-08 tại Wayback Machine ("General Law of the Linguistic Rights of Indigenous peoples"), decree published ngày 13 tháng 3 năm 2003
  3. ^ Ian Maddieson (with a chapter contributed by Sandra Ferrari Disner); Patterns of sounds; Cambridge University Press, 1984. ISBN 0-521-26536-3

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Knapp Ring, Michael Herbert, Fonología del mazahua, Tesis de licenciatura, ENAH, México, 1996
  • Michael Knapp, 2002 “Elementos de dialectología Mazahua" In Del Cora Al Maya Yucateco: Estudios Linguisticos Sobre Algunas Lenguas Indigenas Mexicanas Paulette Levy (Ed.), Universidad Nacional Autonoma De Mexico
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Mazahua