Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Mường

Tiếng Mường
Thiểng Mường
Sử dụng tạiViệt Nam
Khu vựcHòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La
Tổng số người nói1.452.095 (2019)
Dân tộcMường
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtLatinh (Chữ Quốc ngữ)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3mtq
Glottologmuon1246[1]

Tiếng Mường (thiểng Mường[2]) là ngôn ngữ của người Mường tại Việt Nam.

Tiếng Mường là ngôn ngữ thanh điệu, có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt và được xem như thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Thanh điệu tiếng Mường gần với phương ngữ Thanh Hoá, Nghệ An của tiếng Việt. Tiếng Mường được nói chủ yếu tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn LaNinh Bình [3].

Tiếng Mường có 6 thanh như tiếng Việt; tuy nhiên, thanh nặng chỉ được phân biệt tại các tỉnh Phú Thọ và Thanh Hóa, còn những người tỉnh Hòa Bình đọc như thanh sắc.[4][5].

Bộ chữ viết Mường[sửa | sửa mã nguồn]

Từ trước đến nay có nhiều nhà văn hóa nghiên cứu chuyên và không chuyên đã dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm ghi chép lại các di sản văn hóa này. Mỗi người ghi một cách khác nhau, không có sự đồng nhất. Ghi như vậy cũng không thể lột tả hết bản chất, cái hay, cái đẹp của Mo Mường hay những áng thơ văn Mường cổ.

Với xu thế hiện nay, tiếng nói cũng đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tác động của bên ngoài, cho nên tiếng nói của người Mường đang rơi rụng. Chỉ khoảng vài chục năm nữa, nếu không ghi lại tiếng nói của người Mường bằng chữ Mường thì chắc chắn không thể giữ được bản thể tiếng Mường của người Mường. Bộ chữ Mường ra đời thật sự rất cần thiết để ghi lại những giá trị văn hóa và bảo tồn tiếng nói người Mường.

Đây là Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 [6]. Bảng chữ cái này phục vụ việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh.

Bộ chữ dân tộc Mường này có 28 chữ cái. Báo Hòa Bình điện tử bản tiếng Mường đã sử dụng bộ chữ này.

Bộ chữ tiếng Mường tỉnh Hòa Bình[6]
STTChữ hoaChữ
thường
Tên chữÂm
chữ
1Aaaa
2Ăăáá
3Ââ
4Bbbờ
5Cckờ
6Đđđêđờ
7Eeee
8Êêêê
9Ffépphờ
10Gggờ
11Hhháthờ
12Iiii
13Kkkakờ
14Lle-lờlờ
15Mme-mờmờ
16Nne-nờnờ
17Oooo
18Ôôôô
19Ơơơơ
20Pppờ
21Rre-rờrờ
22TTtờ
23Uuuu
24Ưưưư
25VV
26Wwvê képwờ
27XXích-xìxờ
28Zzzétzờ

Ghi chú:

- Để ghi các biến thể của tiếng Mường cũng như các từ ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, v.v, tiếng Mường có thể sử dụng các con chữ khác như: j, q, s, y. Tuy nhiên, các con chữ này không thuộc bảng chữ cái tiếng Mường. Trường hợp này giống như tiếng Việt vẫn sử dụng f, j w, z để ghi, nhưng chúng không thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.

Phụ âm đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mường có 24 phụ âm đầu, được ghi như sau:

TTÂm vịChữ viếtVí dụ

* Chữ in nghiêng là chữ Mường;

* Chữ để trong () là nghĩa tiếng Việt

1ɓb (mó nước), bang (con hoẵng), bẩm (bấm)
2t͡ɕchcha (vườn), chi (sợi chỉ), chôống (chống)
3ɗđđo (no), đác (nước), đắng (nắng)
4fffew (một loại tre), fui (vui), (phá)
5ɣggả (gả), gể(ghế), gwắnh (bện)
6hhha (chúng ta, ta), háw (thích, muốn)
7hrhrhroóch (ruột), hrê (chuột), hréch (rễ)
8kkka (gà), kel (cổ), koóch (gót chân)
9khkha (vợt bắt cá), khaw (ngôi sao), khwác (khoác)
10klklklời (trời), klang (ném), klớng (trứng)
11lIlom (gan), (làm), lêênh (lên)
12mmmâl (mây), moóng (móng), (mè)
13nnnu (củ nâu), náng (nướng), (nỏ)
14ŋngngoóc (ngẩng), ngỉ (nghỉ), ngón (ngón)
15ɲnhNhuúc (thịt), nhá (nhai), nhà (nhà)
16pppa (ba), pú (vú), păl (bay)
17sx (gió), xôốc (xúc), xép (lép)
18rr (điên), ráng (đỏ), roóch (rót)
19ttta (da), tắi (ngủ), tẻ (đẻ)
20ththăi (tay), thốl (tối), thôốch (tốt)
21tltltlôốc (đầu), tlắng (trắng), tlu (trâu)
22vvvêl (về), vắn (vắt lên), va (và cơm)
23wwwoi (voi), wắl (váy)
24zzza (mày), zoóng (nhón gót), zu (dâu)

Ghi chú:

+ Các tổ hợp phụ âm được ghi bằng tổ hợp 2 chữ cái: kl, tl, hr

+ Các phụ âm đơn được ghi bằng tổ hợp 2 chữ cái: ch, nh, ng, kh, ph, th

- Vì âm đầu của các biến thể từ vựng ở các địa phương có thể không giống nhau nên việc sử dụng ký hiệu chữ viết nào là tùy thuộc vào từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn, để ghi các từ có nghĩa là “đầu, trắng, trâu” ở vùng Mường Bi phải sử dụng ký hiệu âm đầu là tl (tlôốc, tlắng, tlu) nhưng vùng Mường Khến thì sử dụng ký hiệu âm đầu là kl (klôốc, klắng, klu). Nhìn chung, giữa các địa phương trong tỉnh Hòa Bình thường có các biến thể ở các cặp âm đầu: b-p, đ-t, g-k, v-w, kl-tl, hr-r

- Trường hợp kc: k dùng để ghi phụ âm đầu, c dùng để ghi phụ âm cuối.

Âm đệm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mường có 01 âm đệm là /w/ được ghi bằng con chữ w.

Ví dụ: kwêl. khwắn (thuốc hút), khwắi (khoáy); kwa (chúng tôi), kwải (vãi, ném), kwang (sạch).

* Ghi chú:

So sánh với tiếng Việt: tiếng Việt có một âm đệm /w/ được ghi bằng hai con chữ ou. Ví dụ: hoa quả.

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mường có 14 nguyên âm, gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi, được ghi như sau:

TTÂm vịChữ viếtVí dụ
1aa

trước 2 âm cuối: -ch, -nh

taanh (đan), paánh (bán), kaách (cát), laạch (lạt)
2a

các trường hợp còn lại

káng (cằm), nàw (cào), mal (rắn cạp nong)
ăătắng (đắng), tắnh (đánh), tăw (đau)
3əâchấy (giấy), kâl (gỗ), mâl (mây)
4ɛetẻ (đẻ), enh (anh), pén (bán)
5eêê

trước 4 âm cuối:

-nh, -ch, -ng, -c

khêênh (gần), têếnh (đến), têếch (đứt), mêếch (mật), chêêng (rau dền), tlêêng(trên), êếc (ếch)
ê

các trường hợp còn lại

-tê (dê), pền (bền), đếp (nếp)
6iiti (đi), píl (quả bí), chỉl (chỉ)
7ͻoo

trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c

nhoọnh (nhọn), poóch (vót), oóng (uông), toọc (săn, đuổi)
o

các trường hợp còn lại

non (trẻ), chól (gà sống), bói (muối)
8oôô

Trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c

thôốch (tốt, đẹp), hôốc (gọi, kêu), tlôống(trống), tlôốc (đầu)
ô

các trường hợp còn lại

thốl (tối), thôm (tôm), tlốn (trốn), đôi (sâu bọ)
9ɤơtlớng (trứng), tở (để cho), kởi (gửi)
10uuu

trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c

huunh (hôn), buúch (mút), thuúnh (rốn), uúch (út) khuung kướng (sung sướng), puúng (búng), kuúc (cúc)
u

các trường hợp còn lại

pul (vun), pùn (bùn), núm (vắt xôi), kùm(chuồng lợn)
11ɯưư

trước 4 âm cuối: -ng, - ch, -ng, -c

chưừng (vách núi), khưừng (sừng), khưức (sức)
ư

các trường hợp còn lại

khứl (lợi chân răng), từ (nhiều)
12tiể (đỉa), iếng (nghe), ká chiếc (cá giếc)
13ɯɤươlươnh (lươn), mườl (mười), khướng (sân, dưới sàn)
14puốch (vuốt), ká chuốl (cá quả), kuốn(cuốn)

*Ghi chú:

Những trường hợp viết bằng hai con chữ ở đây là để tránh sự ảnh hưởng từ cách phát âm của tiếng Việt: a/aa, ê/êê, o/oo, ô/ôô, u/uu, ư/ưư

Âm cuối[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm: /p, t, c, k, m, n, ɲ, ŋ, l/ và 2 bán nguyên âm: /w, j/; được ghi như sau:

TTÂm vịChữ viếtVí dụ
1ppđếp (nếp), póp (bóp), tắp (đắp đất)
2ttchit (chết), tất (đất), tốt (đốt ngón tay)
4kctlôốc (đầu), đác (nước), pạc (bạc)
3chmôộch (một), choóch (vịt con), pớch (bớt)
5mmlom (lá gan), thim (người yêu),păm (băm)
6nnđón (nón), tìn (dưới), pàn (bàn)
7ɲnhmoónh (muốn), thuúnh (rốn), maanh (mượn)
8ŋngmoong (muông thú), tlêng (trên), poỏng (bỏng)
9llmọl (người), păl (bay), kấl (cấy)
10wwkhaw (sao), kâw (câu), taw (dao)
11jiđoi (nhỏ bé), kúi (lợn), ngăi (ai)

Thanh điệu[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mường có 5 thanh điệu; được ghi như sau:

ThanhĐộ cao và tuyến điệuKí hiệuVí dụ
Thanh 133[˧]ala33la
Thanh 242[˨˩]àklaŋ42klàng
Thanh 3324[˧˩˧]ʔieŋ324iểng
Thanh 434[˧˥]árak34rák
Thanh 5342ʔ[˨˧]


sa342ʔxạ

Ghi chú:

Các biến thể phát âm về thanh điệu ở các vùng miền có thể có khác nhau nhưng đều được quy về 5 thanh và ghi kí hiệu như trên. Ví dụ: Thanh 2 trong tiếng Mường ở các vùng có thể có cách phát âm khác nhau (chẳng hạn như thanh huyền tiếng Việt), nhưng đều thống nhất ghi bằng:

Hiện tượng này cũng thường gặp trong tiếng Việt, ví dụ: cách phát âm của người Sơn Tây về thanh huyền; cách phát âm của người khu bốn về thanh sắc (chủng tôi= chúng tôi), cách phát âm thanh hỏi như thanh ngã ở một số địa phương (bị ngả= bị ngã). Tuy nhiên về chính tả chung của tiếng Việt vẫn thống nhất.

Vần[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mường có 152 vần, cụ thể như sau:

STT1.2.3.4.5.6.7.8.9.10.11.12.
occhlmnngnhptiw
1.aaacaachalamanangaanhapataiaw
2.ăăcăchălămănăngănhăpătăiăw
3.ââcâlâmânângâpâtâiâw
4.eeecelemenengepet-ew
5.êêêcêêchêlêmênêngêênhêpêt-êw
6.iiicichilimininginhipit-iw
7.oooocoocholomonoongoonhopotoi-
8.ôôôôcôôchôIômônôôngôônhôpôtôi-
9.ơơơcơchơlơmơnơngơnhơpơtơiơw
10.uuuucuuchulumunuunguunhuputui-
11.ưưưưcưưchưlưmưnưưngưưnhưpưtưiưw
12.iêciêliêmiêniêngiêpiêt-iêw
13.uôcuôchuôluômuônuônguônhuôpuôtuôi-
14.ươươươcươchươlươmươnươngươnhươpươtươiươw
121411141414141114141010

Một số ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng MườngDịch nghĩa
“Tlăm thử hương ó chi bằng hương con mại

Tlăm thử tlải ó chi bằng tlải bôông cơm[7]

Trăm thứ hương có gì bằng hương người yêu

Trăm thứ trái có gì bằng trái bông cơm (lúa gạo)[7]

Người đưa câl thanh loong wềl xạ Đông Bắc

Ôông Bình chia sé: Tlước ni đà cỏ 1 hộ đưa câl thanh loong wềl tlôông nhưng chăng theènh côông. Gia đình tôi cỏ tôống diện tích tlêênh 3.000 m2. Tlước ni cẩl lọ, tlôông mỉa, khậw, thu nhập bấp bêênh, ó ốn định. Năm 2015, iểng tlêênh các phương tiện thôông tin đại chủng nỏi cỏ mô hình tlôông quả thanh loong kết hợp cùng du lịch hiệu quá ớ Xuổi Xói, huyện Lạc Thúy cuố eenh Chần Hưng, mọl Hà Nội đêểnh đẩu tư. Tôi đêểnh tận được đớ học tập, mua giôổng. Mởi đầu, tôi đưa bao tlôông thứ nghiệm 2.000m2 thanh loong cá 2 zôổng roọch đó và roọch tlẳng. Thẩy thanh loong phát chiến tốt, năm 2016 tôi tiếp tục tlôông thêm hơn 1.000m2 pợi 420 côốc.[8]

Người đưa cây thanh long về xã Đông Bắc

Ông Bình chia sẻ: Trước đây đã có 1 hộ đưa cây thanh long về trồng nhưng chẳng thành công. Gia đình tôi có tổng diện tích trên 3.000 m2. Trước kia cấy lúa, trồng mía, ngô, thu nhập bấp bênh, khó ổn định. Năm 2015, khi nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về mô hình trồng hoa, thanh long kết hợp với du lịch hiệu quả ở Suối Sỏi, huyện Lạc Thủy của anh Trần Hưng, người Hà Nội đến đầu tư. Tôi đã về tận nơi để học tập, mua giống. Mới đầu, tôi đưa vào trồng thử nghiệm 2.000 m2 thanh long cả hai giống ruột đỏ và ruột trắng. Thấy cây thanh long phát triển tốt, năm 2016, tôi tiếp tục trồng thêm hơn 1.000 m2 với 420 gốc.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Muong”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Hà Quang Phùng 2012, tr. 1.
  3. ^ Muong at Ethnologue, 18th ed., 2015. Truy cập 12/12/2017.
  4. ^ Hà Quang Phùng 2012, tr. 2.
  5. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Muong". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
  6. ^ a b Quyết định số 2295/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình ngày 08 tháng 9 năm 2016 phê duyệt Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Thuvienphapluat, 2016. Truy cập 12/05/2018.
  7. ^ a b “Mo Mường”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2019.
  8. ^ “Ngươ̒i dươ kâl thanh loong wê̒l xa̭ Dông Bắc”. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  9. ^ “Người thành công đưa cây thanh long về xã Đông Bắc”. |first= thiếu |last= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_M%C6%B0%E1%BB%9Dng