Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Khoekhoe

Tiếng Khoekhoe
Damara/Nama
Khoekhoegowab
Sử dụng tạiNamibia, BotswanaNam Phi
Khu vựcSông Cam, Đại Namaland, Damaraland
Tổng số người nói200.000 ± 10.000
Dân tộcngười Khoikhoi, Nama, Damara, Haiǁom
Phân loạiKhoe
  • Khoekhoe
    • Tiếng Khoekhoe
Phương ngữ
Nama–Damara
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Namibia
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
naq – Khoekhoe, Nama
hgm – Haiǁom
Glottolognort3245  Subfamily: North Khoekhoe[1]
nama1264  Language: Nama[2]
haio1238  Language: Haiǁom[3]
Sự phân bố của tiếng Nama tại Namibia.
ELPKhoekhoe

Tiếng Khoekhoe, Khoekhoegowab, còn được gọi bằng thuật ngữ dân tộc là Nama[4] và trước đây là Hottentot, là ngôn ngữ phổ biến nhất trong những ngôn ngữ phi Bantu ở nam châu Phi có chứa âm vị "click" và do đó được phân loại lỏng lẻo thuộc ngữ hệ Khoisan. Nó thuộc ngữ tộc Khoe và được nói ở Namibia, BotswanaNam Phi bởi ba nhóm dân tộc Nama, DamaraHaiǁom.

Dường như người Damara chọn ngôn ngữ cùng với người Nama ở Botswana và họ di cư đến Namibia riêng với người Nama. Người Haiǁom từng nói một ngôn ngữ Juu, sau đó chuyển sang tiếng Khoekhoe. Tên cho người nói tiếng Nama, Khoekhoen, bắt nguồn từ từ khoe "người", với điệp từ và hậu tố -n để chỉ số nhiều. Georg Friedrich Wreede là người châu Âu đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ này, sau khi đến Cape Town năm 1659. Tiếng Khoekhoe là ngôn ngữ quốc gia ở Namibia, nơi nó được sử dụng để giảng dạy cho đến cấp đại học cũng như trong hành chính công.[cần dẫn nguồn] Ở Namibia và Nam Phi, các tập đoàn truyền hình nhà nước sản xuất và phát các chương trình phát thanh bằng Khoekhoegowab.

Phương ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Các học giả hiện nay thường chia ngôn ngữ này thành ba phương ngữ:

Chúng đủ khác biệt để có thể được coi là hai hoặc ba ngôn ngữ riêng biệt[cần dẫn nguồn].

  • Eini (đã biến mất) cũng gần gũi nhưng hiện tại thường được tính là một ngôn ngữ riêng biệt[cần dẫn nguồn].

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Một người đàn ông Nama dạy tiếng Khoekhoe

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Có 5 nguyên âm, có thể dưới dạng âm miệng /i e a o u/ và âm mũi /ĩ ã ũ/. /u/ là âm làm tròn mạnh, /o/ chỉ hơi làm tròn. /a/ là nguyên âm duy nhất với tha âm đáng chú ý; nó được phát âm là [ə] trước /i/ hoặc /u/.

Thanh điệu[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nama được cho là có ba[5] hoặc bốn[6][7][8] thanh điệu, /á, ā, à/ hoặc /a̋, á, à, ȁ/ có thể xuất hiện trên mỗi âm phách (nguyên âm và phụ âm mũi cuối cùng). Thanh cao khi xuất hiện ở một trong các nguyên âm đóng (/í ú/) hoặc trên âm mũi (/ń ḿ/) sẽ cao hơn so với trên nguyên âm vừa hoặc nguyên âm mở (/é á ó/).

Các thanh kết hợp thành một số 'liên thanh điệu', có dạng sandhi trong một số môi trường cú pháp nhất định. Các thanh điệu quan trọng nhất, với các dạng âm phụ trữ và liên thanh chính của chúng, như sau:[6]

Dạng gốcDạng sau sandhiÝ nghĩaThanh điệu
ǃ̃ˀȍm̀sǃ̃ˀòmshúc, đánh (vật gì đó)thấp
ǃ̃ˀȍḿsbầu vúthấp lên cao
ǃ̃ˀòmsđuổi khỏi (hang)trung
ǃ̃ˀòmsǃ̃ˀòmsnai, dê, hay cừu không sừngcao lên cao
ǃ̃ˀóm̀sǃ̃ˀóm̏snạy (gai)thấp xuống thấp
ǃ̃ˀőḿsǃ̃ˀóm̀snắm taycao xuống thấp

Trọng âm[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một cụm từ, từ đóng vai trò cho nghĩa có trọng âm nổi bật hơn từ đóng vai trò ngữ pháp. Trong một từ, âm tiết đầu tiên nhận được nhiều trọng âm nhất. Các âm tiết tiếp theo ít được nhấn hơn và được phát âm nhanh hơn.

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Nama có 31 phụ âm: 20 âm click và chỉ 11 âm phi click.

Ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nama có trật tự từ chủ-tân-động, có ba lớp danh từ/"giống ngữ pháp" (lớp gu/giống đực, lớp di/giống cái, lớp n/giống trung) và ba số (số ít, số kép, số nhiều). Ngôn ngữ có clitic để chỉ ngôi, lớp danh từ và số trong một cụm danh từ.

Số ítSố képSố nhiềuNghĩa
Lớp di/giống cáiPirisPiriraPiridi
Lớp gu/giống đựcAribArikhaAriguchó
Lớp N/giống trungKhoe-iKhoeraKhoenngười

Các từ và cụm từ phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

  • ǃGâi tsēs - Một ngày tốt lành
  • ǃGâi ǁgoas - Chào buổi sáng
  • ǃGâi ǃoes - Chào buổi tối
  • Matisa - Bạn có khỏe không?
  • ǃGâise gû re - Tạm biệt
  • //Khawa mûgus - Hẹn gặp lại

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoekhoegowab/English for Children, Éditions du Cygne, 2013, ISBN 978-2-84924-309-1
  • Beach, Douglas M. 1938. The Phonetics of the Hottentot Language. Cambridge: Heffer.
  • Brugman, Johanna. 2009. Segments, Tones and Distribution in Khoekhoe Prosody. PhD Thesis, Cornell University.
  • Haacke, Wilfrid. 1976. A Nama Grammar: The Noun-phrase. MA thesis. Cape Town: University of Cape Town.
  • Haacke, Wilfrid H. G. 1977. "The So-called "Personal Pronoun" in Nama." In Traill, Anthony, ed., Khoisan Linguistic Studies 3, 43–62. Communications 6. Johannesburg: African Studies Institute, University of the Witwatersrand.
  • Haacke, Wilfrid. 1978. Subject Deposition in Nama. MA thesis. Colchester, UK: University of Essex.
  • Haacke, Wilfrid. 1992. "Compound Noun Phrases in Nama". In Gowlett, Derek F., ed., African Linguistic Contributions (Festschrift Ernst Westphal), 189–194. Pretoria: Via Afrika.
  • Haacke, Wilfrid. 1992. "Dislocated Noun Phrases in Khoekhoe (Nama/Damara): Further Evidence for the Sentential Hypothesis". Afrikanistische Arbeitspapiere, 29, 149–162.
  • Haacke, Wilfrid. 1995. "Instances of Incorporation and Compounding in Khoekhoegowab (Nama/Damara)". In Anthony Traill, Rainer Vossen and Marguerite Anne Megan Biesele, eds., The Complete Linguist: Papers in Memory of Patrick J. Dickens", 339–361. Cologne: Rüdiger Köppe Verlag.
  • Haacke, Wilfrid; Eiseb, Eliphas and Namaseb, Levi. 1997. "Internal and External Relations of Khoekhoe Dialects: A Preliminary Survey". In Wilfrid Haacke & Edward D. Elderkin, eds., Namibian Languages: Reports and Papers, 125–209. Cologne: Rüdiger Köppe Verlag for the University of Namibia.
  • Haacke, Wilfrid. 1999. The Tonology of Khoekhoe (Nama/Damara). Quellen zur Khoisan-Forschung/Research in Khoisan Studies, Bd 16. Cologne: Rüdiger Köppe Verlag.
  • Haacke, Wilfrid H.G. & Eiseb, Eliphas. 2002. A Khoekhoegowab Dictionary with an English-Khoekhoegowab Index. Windhoek: Gamsberg Macmillan. ISBN 99916-0-401-4
  • Hagman, Roy S. 1977. Nama Hottentot Grammar. Language Science Monographs, v 15. Bloomington: Indiana University.
  • Krönlein, Johann Georg. 1889. Wortschatz der Khoi-Khoin (Namaqua-Hottentotten). Berlin: Deutsche Kolonialgesellschaft.
  • Olpp, Johannes. 1977. Nama-grammatika. Windhoek: Inboorlingtaalburo van die Departement van Bantoe-onderwys.
  • Rust, Friedrich. 1965. Praktische Namagrammatik. Cape Town: Balkema.
  • Vossen, Rainer. 2013. The Khoesan Languages. Oxon: Routledge.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “North Khoekhoe”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Nama (Namibia)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Hai//om”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Laurie Bauer, 2007, The Linguistics Student's Handbook, Edinburgh
  5. ^ Hagman (1977)
  6. ^ a b Haacke & Eiseb (2002)
  7. ^ Haacke 1999
  8. ^ Brugman 2009

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Namibia

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Khoekhoe