Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Hebrew hiện đại

Tiếng Hebrew hiện đại
Tiếng Hebrew Israel
עברית חדשה, ʿivrít ḥadašá[h]
Từ shalom được thể hiện bằng tiếng Hebrew hiện đại, bao gồm điểm nguyên âm
Sử dụng tạiIsrael
Tổng số người nóingôn ngữ thứ nhất: 5 triệu
Phân loạiPhi-Á
Ngôn ngữ tiền thân
Hệ chữ viếtChữ Hebrew
Hệ chữ nổi tiếng Hebrew
Ngôn ngữ ký hiệu Hebrew (tiếng Do Thái bằng miệng kèm theo ký hiệu)[1]
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Israel
Quy định bởiViện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew
האקדמיה ללשון העברית (HaAkademia LaLashon HaʿIvrit)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1he
ISO 639-2heb
ISO 639-3heb
Glottologhebr1245[2]
Khu vực nơi có người nói tiếng Hebrew:[3][4]
  Khu vực mà tiếng Hebrew là ngôn ngữ đa số (>50%)
  Khu vực mà tiếng Hebrew là ngôn ngữ chiếm 25% đến 50% tỷ lệ cư dân
  Khu vực nơi tiếng Hebrew là ngôn ngữ thiểu số (<25%)

Tiếng Hebrew hiện đại hay tiếng Hebrew Israel (עברית חדשה ʿivrít ḥadašá [h], [ivˈʁit χadaˈʃa] - "tiếng Hebrew hiện đại" hoặc "tiếng Hebrew mới"), thường được người nói gọi đơn giản là tiếng Hebrew (עברית Ivrit), dạng chuẩn của tiếng Hebrew được nói ngày nay. Được nói vào thời cổ đại, tiếng Hebrew, một thành viên của nhánh Canaan thuộc ngữ tộc Semit. Nó mất vai trò thổ ngữ/ngôn ngữ nói hàng ngày của người Do Thái vào tay phương ngữ Aram bắt đầu vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, mặc dù nó tiếp tục được sử dụng như một ngôn ngữ phụng vụ và văn học. Nó được hồi sinh như một ngôn ngữ nói trong thế kỷ 19 và 20 và là ngôn ngữ chính thức của Israel.

Tiếng Hebrew hiện đại được nói bởi khoảng chín triệu người, kể cả người bản ngữ, thông thạo và không thông thạo.[5][6] Hầu hết người nói là công dân Israel: khoảng năm triệu người Israel nói tiếng Hebrew hiện đại như ngôn ngữ mẹ đẻ, 1,5 triệu là người nhập cư vào Israel, 1,5 triệu là công dân Ả Rập của Israel (có ngôn ngữ đầu tiên thường là tiếng Ả Rập) và nửa triệu là người Israel ở nước ngoài hoặc người Do Thái di cư sống bên ngoài Israel.

Tổ chức chính thức chỉ đạo phát triển ngôn ngữ tiếng Hebrew hiện đại, theo luật pháp của Nhà nước Israel, là Viện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử của tiếng Hebrew có thể được chia thành bốn thời kỳ chính:[7]

Các nguồn đương thời của người Do Thái mô tả tiếng Hebrew hưng thịnh như một ngôn ngữ nói ở vương quốc Israel và Judah, trong khoảng 1200 đến 586 TCN.[8] Các học giả tranh luận về mức độ mà tiếng Hebrew vẫn là một ngôn ngữ nói sau thời lưu đày Babylon, trong khi tiếng Aram cổ trở thành ngôn ngữ quốc tế chiếm ưu thế trong khu vực.

Tiếng Hebrew chết như là thổ ngữ ở đâu đó trong khoảng từ 200 đến 400 Công nguyên, suy giảm sau cuộc nổi dậy Bar Kokhba 132-136 Công nguyên, tàn phá cư dân của Judea. Sau khi người Do Thái lưu vong, họ trở nên hạn chế sử dụng trong phụng vụ.[9]

Hồi sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Hebrew được nói ở nhiều thời điểm và cho một số mục đích trên khắp cộng đổng di cư, và trong thời Yishuv cũ, nó đã phát triển thành một lingua franca giữa những người Do Thái tại Palestine.[10] Eliezer Ben-Yehuda sau đó đã dẫn đầu một sự hồi sinh của tiếng Hebrew như tiếng mẹ đẻ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tiếng Hebrew hiện đại sử dụng hình vị tiếng Hebrew Kinh thánh, chữ viết tiếng Mishnah và cách phát âm tiếng Sephard. Nhiều thành ngữ và yếu tố vay mượn từ tiếng Yid. Sự chấp nhận của những người nhập cư Do Thái đầu tiên đến Ottoman Palestine được tạo ra chủ yếu bởi sự hỗ trợ từ các tổ chức Edmond James de Rothschild vào những năm 1880 và địa vị chính thức mà nó nhận được trong hiến pháp năm 1922 của Phái bộ Anh đối với Palestine.[11][12][13][14]

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Hebrew hiện đại có ít âm vị hơn tiếng Hebrew Kinh thánh nhưng nó đã phát triển điểm phức tạp riêng về âm vị học. Tiếng Hebrew Israel có 25 đến 27 phụ âm (tùy thuộc vào việc người nói có phát âm yết hầu hay không), và 5 đến 10 nguyên âm, tùy thuộc vào việc liệu các âm đôi và nguyên âm dài và ngắn có được tính hay không và tùy thuộc vào người nói và cách phân tích.

Hình thái[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thái tiếng Hebrew hiện đại (dạng, cấu trúc và mối liên hệ của các từ trong ngôn ngữ) về cơ bản dựa trên tiếng Hebrew Kinh Thánh.[15]

Cú pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Cú pháp của tiếng Hebrew hiện đại chủ yếu dựa trên tiếng Mishnah[15] nhưng cũng cho thấy ảnh hưởng của các ngôn ngữ có liên quan khác mà người nói đã tiếp xúc trong thời kỳ phục hưng và trong thế kỷ qua.

Cấu trúc câu của tiếng Hebrew hiện đại chủ yếu là SVO (chủ-động-tân). Tiếng Hebrew Kinh thánh ban đầu là động-chủ-tân (VSO), nhưng sau đó biến đổi thành SVO.[16]

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Meir & Sandler, 2013, A Language in Space: The Story of Israeli Sign Language
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Modern Hebrew”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ http://www.cbs.gov.il/statistical/arabju.pdf
  5. ^ Klein, Zeev (ngày 18 tháng 3 năm 2013). “A million and a half Israelis struggle with Hebrew”. Israel Hayom. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ Nachman Gur, Behadrey Haredim. “Kometz Aleph – Au• How many Hebrew speakers are there in the world?”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  7. ^ Hebrew language Encyclopædia Britannica
  8. ^ אברהם בן יוסף,מבוא לתולדות הלשון העברית (Avraham ben-Yosef, Introduction to the History of the Hebrew Language), page 38, אור-עם, Tel Aviv, 1981.
  9. ^ Sáenz-Badillos, Ángel and John Elwolde: "There is general agreement that two main periods of RH (Rabbinical Hebrew) can be distinguished. The first, which lasted until the close of the Tannaitic era (around 200 CE), is characterized by RH as a spoken language gradually developing into a literary medium in which the Mishnah, Tosefta, baraitot and Tannaitic midrashim would be composed. The second stage begins with the Amoraim and sees RH being replaced by Aramaic as the spoken vernacular, surviving only as a literary language. Then it continued to be used in later rabbinic writings until the tenth century in, for example, the Hebrew portions of the two Talmuds and in midrashic and haggadic literature."
  10. ^ TUDOR PARFITT; THE CONTRIBUTION OF THE OLD YISHUV TO THE REVIVAL OF HEBREW, Journal of Semitic Studies, Volume XXIX, Issue 2, ngày 1 tháng 10 năm 1984, Pages 255–265, https://doi.org/10.1093/jss/XXIX.2.255
  11. ^ Hobsbawm, Eric (2012). Nations and Nationalism since 1780: Programme, Myth, Reality. Cambridge University Press. ISBN 978-1-107-39446-9., "What would the future of Hebrew have been, had not the British Mandate in 1919 accepted it as one of the three official languages of Palestine, at a time when the number of people speaking Hebrew as an everyday language was less than 20,000?"
  12. ^ Swirski, Shlomo (ngày 11 tháng 9 năm 2002). Politics and Education in Israel: Comparisons with the United States. Routledge. ISBN 978-1-135-58242-5.: "In retrospect, [Hobsbawm's] question should be rephrased, substituting the Rothschild house for the British state and the 1880s for 1919. For by the time the British conquered Palestine, Hebrew had become the everyday language of a small but well-entrenched community."
  13. ^ Palestine Mandate (1922): "English, Arabic and Hebrew shall be the official languages of Palestine"
  14. ^ Benjamin Harshav (1999). Language in Time of Revolution. Stanford University Press. tr. 85–. ISBN 978-0-8047-3540-7.
  15. ^ a b R. Malatesha Joshi; P. G. Aaron biên tập (2013). Handbook of Orthography and Literacy. Routledge. tr. 343. ISBN 9781136781353.
  16. ^ Li, Charles N. Mechanisms of Syntactic Change. Austin: U of Texas, 1977. Print.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ của Israel

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Hebrew_hi%E1%BB%87n_%C4%91%E1%BA%A1i