Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Caroline

Tiếng Caroline
Refaluwasch
Sử dụng tạiGuam
Khu vựcSaipan, Anatahan, và quần đảo Agrihan, Caroline.
Tổng số người nói5.700
Phân loạiNam Đảo
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Quần đảo Bắc Mariana
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cal
ELPCarolinian

Tiếng Caroline là một ngôn ngữ Nam Đảo được nói tại Quần đảo Bắc Mariana, nơi nó là một trong các ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Anhtiếng Chamorro. Ngôn ngữ này chủ yếu được nói bởi người Caroline, tiếng Caroline có quan hệ gần gúi nhất với tiếng Satawal, tiếng Woleiai, và tiếng Puluwat. Tiếng Carolinian tương đồng đến 95% về từ vựng với tiếng Satawal, 88% với tiếng Woleai và Puluwat; 81% với tiếng Mortlock; 78% với tiếng Chuuk, 74% với tiếng Ulithian. Một điều tra năm 1990 ước tính số người sử dụng là 3.000. Tiếng Caroline còn được những người sử dụng bản địa biết đến với cái tên Refaluwasch. Bảng chữ cái tiếng Caroline gồm 31 chữ cái.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Khối thịnh vượng chung Bắc Mariana chiếm một chuỗi 14 hòn đảo ở Thái Bình Dương, cách khoảng 1.300 dặm về phía đông nam của Nhật Bản. Tổng diện tích đất là 183.5 dặm vuông; một số hòn đảo không có dân. Hầu hết người Caroline sống trên Saipan, mặc dù là một hòn đảo rất nhỏ. Agrigan báo cáo là dân cư chỉ có những người Carolini nói tiếng Caroline.[1]

Tiếng Caroline thường được gọi là tiếng Caroline Saipan, nó được sinh ra từ một số ngôn ngữ trong cụm phương ngữ Caroline, kết quả của hàng trăm năm di cư từ đảo san hô phía tây Caroline đến đảo Saipan phía Bắc của Saipan vào năm 1815. Được nói chủ yếu bởi người Caroline, tiếng Caroline là phương ngữ có liên quan chặt chẽ nhất với các ngôn ngữ Satawale, Wolea và Puluwate. Ngày nay, tiếng Caroline đang thay đổi nhanh chóng nhờ tiếng Anh - ngôn ngữ thống trị Micronesia kể từ Thế chiến II. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ em Caroline còn lại trên Saipan có thể tự tin nói được dạng truyền thống của tiếng Caroline.[2]

Bảng Chữ Cái[sửa | sửa mã nguồn]

Có 28 chữ cái vào năm 1977 và chúng được mở rộng thành 33 chữ cái vào năm 2004.

Chữ CáiÂm VịCách Đọc
a/ a /aa
á/ æ /áá
e/ e /ee
ė/ ʌ /ėė
i/ i /ii
o/ o /oo
ó/ ɔ /óó
u/ u /uu
ú/ ɨɨ /úú
f/ f /fii
h/ h /hii
s/ s /sii
sch/ ṣ /schii
gh/ x /ghii
k/ kk /kkii
l/ l /lii
m/ m /mii
mw/ mw /mwii
n/ n /nii
ng/ ŋ /ngii
p/ p /pii
pw/ pw /pwii
bw/ bw /bwii
r/ r /rii
rh/ ŗ /rhii
tch/ ç /tchii
t/ t /tii
w/ w /wii
b/ b /bii
d/ d /dii
g/ g /gii
y/ j /yii
z/ z /zii

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Elameto, Jesus Mareham (1977). Linguistic Dimensions of Vernacular Education for Saipan Carolinians. University of Hawaii.
  2. ^ Ellis, S. James (tháng 12 năm 2012). “Saipan Carolinian, One Chuukic Language Blended From Many” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2019.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Caroline