Wiki - KEONHACAI COPA

Tiếng Ả Rập Tunisia

Tiếng Ả Rập Tunisia
تونسي Tounsi   
Phát âm[ˈtuːnsi]  ( listen)
Sử dụng tạiTunisia, Đông Bắc Algérie
Tổng số người nói11,2 triệu người bản ngữ
Dân tộcngười Tunisia
Phân loạiPhi-Á
Hệ chữ viếtchữ Ả Rập
Ngôn ngữ kí hiệu Tunisia
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Là một phương ngữ tiếng Ả Rập Maghreb vào ngày 7 tháng 5 năm 1999 (Không được phê chuẩn do một số vấn đề Hiến pháp):[1][2]
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3aeb
Glottologtuni1259[3]
Phân bố địa lý của phương ngữ Ả Rập Tunisia vào năm 2015.
  Phương ngữ Tunis[4][5][6]
  Phương ngữ Sfax[7]
  Phương ngữ Sahil,[8][9]
  Tây Bắc Tunisia,[10]
  Tây Nam Tunisia,[11][12]
  Đông Nam Tunisia,[13][14]
Một người Tunisia đến từ thị trấn Téboursouk nói tiếng Ả Rập Tunisia.

Tiếng Ả Rập Tunisia hay đơn giản là tiếng Tunisia, là một nhóm phương ngữ tiếng Ả Rập Maghreb được nói ở Tunisia. Người nói thứ tiếng này (hơn 11 triệu người) gọi nó là تونسي Tounsi [ˈtuːnsi]  ( listen),[4] tức "tiếng Tunisia"[15] hoặc Derja "tiếng hàng ngày" để phân biệt với tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại, ngôn ngữ chính thức tại Tunisia.

Là một phần của cụm phương ngữ, tiếng Tunisia sáp nhập vào tiếng Ả Rập Algeriatiếng Ả Rập Libya tại biên giới của đất nước này. Hình thái, cú pháp, cách phát âm và từ vựng của tiếng Ả Rập Tunisia khác biệt đáng kể so với tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại hoặc tiếng Ả Rập cổ điển. Cũng giống như các phương ngữ Maghreb khác, nó có một vốn từ vựng mà chủ yếu mang gốc Ả Rập với lớp nền Berber, Latinh rõ rệt[16][17] và có thể cả Tân Punic [18][19]. Tuy nhiên, tiếng Tunisia cũng có nhiều từ mượn từ tiếng Pháp,[20] tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ý và các ngôn ngữ ở Tây Ban Nha.

Tiếng Ả Rập Tunisia hầu như dễ hiểu đối với những người nói các phương ngữ Maghreb khác nhưng khó hiểu đối với người nói tiếng Ả Rập Trung Đông.[16] Tình trạng đa ngôn ngữ ở Tunisia và trong số người cộng đồng kiều dân Tunisia khiến người Tunisia thường hoán chuyển ngữ mã, trộn tiếng Tunisia với tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ả Rập chuẩn hoặc các ngôn ngữ khác trong lời nói hàng ngày.[21] Do đó, trong một số cộng đồng, tiếng Ả Rập Tunisia đã tích hợp các từ tiếng Pháp và tiếng Anh mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật hoặc thay thế các từ vay mượn cũ của Pháp và Ý bằng các từ tiếng Ả Rập chuẩn.[22]

Tuy nhiên, việc hoán chuyển ngữ mã giữa tiếng Ả Rập Tunisia và tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại chủ yếu được thực hiện bởi những người có học thức và thượng lưu hơn và không ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng các từ mượn tiếng Pháp và tiếng Anh gần đây giữa nhũng người Tunisia.[21]

Hơn nữa, tiếng Ả Rập Tunisia có mối quan hệ chặt chẽ với tiếng Malta[23] (là một ngôn ngữ riêng biệt có nguồn gốc từ tiếng Tunisia và tiếng Ả Rập Sicilia).[24][25] Tiếng Ả Rập Tunisia và tiếng Malta có mức độ thông hiểu lẫn nhau chừng 30-40% trong ngôn ngữ nói.[26]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Ả Rập Tunisia là một trong những ngôn ngữ Ả Rập của ngữ tộc Semit, thuộc ngữ hệ Phi-Á. Nó là một phương ngữ tiếng Ả Rập Maghreb cùng với tiếng Ả Rập Maroctiếng Ả Rập Algeria, hầu hết không dễ thông hiểu đối với người nói tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại hoặc Mashriq.[15]

Là một phần của cụm phương ngữ Ả Rập, có ghi nhận rằng tiếng Ả Rập Tunisia thông hiểu một phần với tiếng Ả Rập Algeria,[15] tiếng Ả Rập Libya, tiếng Ả Rập Maroc và tiếng Malta.[24] Tuy nhiên, nó ít thông hiểu hoặc thậm chí không thông hiểu với các phương ngữ Ai Cập,[27] Levant, Lưỡng Hà, hoặc vùng Vịnh.

Ảnh hưởng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Một số từ tiếng Tunisia đã được sử dụng trong lời của một số bài hát và bài thơ tiếng Ả Rập nổi tiếng như aslāma của Majida Al Roumi.[28] Hơn nữa, một số ca sĩ Ả Rập nổi tiếng (như Hussain Al Jassmi [29]Dina Hayek[30]) hát một số bài hát tiếng Ả Rập Tunisia cổ. Tiếng Ả Rập Tunisia ảnh hưởng lên một số phương ngữ Berber về cấu trúc và từ ngữ.[31] Nó cũng có liên quan đến tiếng Malta.[24][32] Một số từ như بريك Brīk và فريكساي frīkasāy là từ mượn tiếng Pháp.[33] Từ tiếng Ả Rập Tunisia Il-Ṭalyānī có nghĩa là "người Ý" (Italia) (الطلياني) được sử dụng làm tiêu đề của một cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Ả Rập chuẩn nhận được giải thưởng Booker cho văn học Ả Rập năm 2015.[34] Ngoài ra, một số phim truyền hình danh tiếng từ các quốc gia Ả Rập khác như sê-ri Cello của Liban có một nhân vật nói chuyện bằng tiếng Ả Rập Tunisia.[35]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ (tiếng Pháp) Caubet, D. (2004). La" darja", langue de culture en France. Hommes et migrations, 34–44. Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine
  2. ^ (tiếng Pháp) Barontini, A. (2007). Valorisation des langues vivantes en France: le cas de l'arabe maghrébin. Le Français aujourd'hui, 158(3), 20–27.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tunisian Arabic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ a b Gibson, M. (2009). Tunis Arabic. Encyclopedia of Arabic Language and Linguistics, 4, 563–71.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên singer
  6. ^ Jabeur, M. (1987). A sociolinguistic study in Rades, Tunisia. Unpublished PhD dissertation. Reading: University of Reading.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sfaxdt
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên talmoudi
  9. ^ (tiếng Pháp) Bouhlel, E. (2009). Le Parler m'sakenien. Synergies Tunisie, pp. 125–134.
  10. ^ (tiếng Pháp) Mion, G. (2014). Éléments de description de l'arabe parlé à Mateur (Tunisie). AL-ANDALUS MAGHREB (11338571)-2014, n. 21, 57-77.
  11. ^ (tiếng Đức) Ritt-Benmimoun, V. (2011). Texte im arabischen Beduinendialekt der Region Douz (Südtunesien). Harrassowitz.
  12. ^ (tiếng Pháp) Saada, L. (1984). Éléments de description du parler arabe de Tozeur. Paris: Geuthner Diff.
  13. ^ (tiếng Pháp) Baccouche, T., Skik, H., & Attia, A. (1969). Travaux de Phonologie, parlers de Djemmal, Gabès et Mahdia. Tunis: Cahiers du CERES.
  14. ^ (tiếng Đức) Behnstedt, P. (1998). Zum Arabischen von Djerba (Tunesien) I. Zeitschrift für arabische Linguistik, (35), 52-83.
  15. ^ a b c Sayahi, Lotfi (ngày 24 tháng 4 năm 2014). Diglossia and Language Contact: Language Variation and Change in North Africa. Cambridge University Press. ISBN 978-1-139-86707-8.
  16. ^ a b (tiếng Pháp) Tilmatine Mohand, Substrat et convergences: Le berbére et l'arabe nord-africain (1999), in Estudios de dialectologia norteafricana y andalusi 4, pp 99–119
  17. ^ (tiếng Tây Ban Nha) Corriente, F. (1992). Árabe andalusí y lenguas romances. Fundación MAPFRE.
  18. ^ Elimam, Abdou (1998). ' 'Le maghribi, langue trois fois millénaire. ELIMAM, Abdou (Éd. ANEP, Algiers 1997), Insaniyat. tr. 129–130.
  19. ^ A. Leddy-Cecere, Thomas (2010). Contact, Restructuring, and Decreolization:The Case of Tunisian Arabic (PDF). Linguistic Data Consortium, Department of Asian and Middle Eastern Languages and Literatures. tr. 10–12–50–77.
  20. ^ Zribi, I., Boujelbane, R., Masmoudi, A., Ellouze, M., Belguith, L., & Habash, N. (2014). A Conventional Orthography for Tunisian Arabic. In Proceedings of the Language Resources and Evaluation Conference (LREC), Reykjavik, Iceland.
  21. ^ a b Daoud, Mohamed (2001). “The Language Situation in Tunisia”. Current Issues in Language Planning. 2: 1–52. doi:10.1080/14664200108668018.
  22. ^ (tiếng Pháp) Mejri, S., Said, M., & Sfar, I. (2009). Pluringuisme et diglossie en Tunisie. Synergies Tunisie n, 1, 53–74.
  23. ^ Borg and Azzopardi-Alexander Maltese (1997:xiii) "The immediate source for the Arabic vernacular spoken in Malta was Muslim Sicily, but its ultimate origin appears to have been Tunisia. In fact, Maltese displays some areal traits typical of Maghrebi Arabic although during the past 800 years of independent evolution it has drifted apart from Tunisian Arabic".
  24. ^ a b c Borg, Albert J.; Azzopardi-Alexander, Marie (1997). Maltese. Routledge. ISBN 0-415-02243-6.
  25. ^ “The Language in Tunisia, Tunisia | TourismTunisia.com”. www.tourismtunisia.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2017.
  26. ^ “Mutual Intelligibility of Spoken Maltese, Libyan Arabic and Tunisian Arabic Functionally Tested: A Pilot Study”. tr. 1. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2017.
  27. ^ S'hiri, S. (2002). Speak Arabic please! Tunisian Arabic Speakers' Linguistic Accommodation to Middle Easterners. Language Contact and Language Conflict in Arabic, 149–174.
  28. ^ (tiếng Ả Rập) Hidri, N. (2013). The concert of Majda Al Roumi in Carthage: The public approved the Bardo leaving protest. Alchourouk, ngày 7 tháng 8 năm 2013
  29. ^ (tiếng Ả Rập) Guidouz, R. (2013). Successful Concert of Nawel Ghachem and Hussain Al Jessmi. Assahafa, ngày 17 tháng 8 năm 2013 Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine
  30. ^ (tiếng Ả Rập) Assabah Team (2007). Carthage gave to me the opportunity to access to all Arabic audience.... So, this is my present to Tunisian audience. Assabah, ngày 17 tháng 7 năm 2007
  31. ^ Kossmann, M. (2013). The Arabic Influence on Northern Berber. Brill.
  32. ^ Zammit, M. R. (2013). The Sfaxi (Tunisian) element in Maltese. Perspectives on Maltese Linguistics, 14, 23.
  33. ^ (tiếng Pháp) Tardivel, L. (1991). Répertoire des emprunts du français aux langues étrangères (Vol. 27). Les éditions du Septentrion.
  34. ^ Saad, M. (2015). Video: Tunisian writer Shukri Mabkhout wins Arabic Booker 2015. Al Ahram, ngày 6 tháng 5 năm 2015
  35. ^ (tiếng Ả Rập) Aouini, F. (2015). In the presence of stars from Tunisia and Lebanon: Nabil El Karoui presents the Ramadhan Programmes of Nessma TV. alchourouk, ngày 9 tháng 6 năm 2015 Lưu trữ 2015-10-05 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Tunisia

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_%E1%BA%A2_R%E1%BA%ADp_Tunisia