Wiki - KEONHACAI COPA

Thuyết sinh vật học của Aristoteles

Historia animalium, một trong những cuốn sách về sinh học của Aristoteles. Bản thế kỷ 12.
Một trong số nhiều quan sát của Aristoteles về sinh vật học biển bao gồm hiện tượng bạch tuộc có khả năng đổi màu khi bị làm phiền.

Thuyết sinh vật học của Aristoteles là lý thuyết về sinh vật học được dựa vào sự quan sát và thu thập dữ liệu một cách có hệ thống, chủ yếu là về động vật học, được thể hiện trong các cuốn sách về khoa học của Aristoteles. Nhiều quan sát của ông được thực hiện trong thời gian ông ở trên đảo Lesbos, đặc biệt là bao gồm cả những mô tả của ông về sinh vật học biển tại đầm Pyrrha ở đó. Lý thuyết của ông dựa trên khái niệm của ông về hình thức, cái mà bắt nguồn từ nhưng lại rõ ràng không giống với lý thuyết về Hình thức của Platon.

Lý thuyết này mô tả năm quá trình sinh vật học chính, bao gồm quá trình trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt, xử lý thông tin, hình thành phôi thai và di truyền. Mỗi quá trình đều được định nghĩa một cách khá chi tiết, trong một số trường hợp đủ chi tiết để giúp các nhà sinh vật học hiện đại tạo ra các mô hình toán học của các cơ chế được mô tả. Phương pháp của Aristoteles cũng giống với phong cách khoa học được sử dụng bởi các nhà sinh vật học hiện đại khi tìm hiểu một lĩnh vực mới, với việc thu thập dữ liệu có hệ thống, việc phát hiện ra các khuôn mẫu và suy luận ra các cách giải thích nguyên nhân có thể xảy ra từ những điều này. Ông không thực hiện các thí nghiệm giống ngày nay mà tiến hành quan sát động vật sống và thực hiện giải phẫu. Ông đặt tên khoảng 500 loài chim, động vật có vú và cá; và ông phân biệt hàng tá côn trùng và những loài không xương sống khác. Ông mô tả giải phẫu bên trong của hàng trăm loài vật, và tiến hành giải phẫu khoảng 35 loài trong số đó.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Guthrie, W. K. C. (1981). A History of Greek Philosophy. 1. Cambridge University Press.
  • Leroi, Armand Marie (2010). Föllinger, S. (biên tập). Function and Constraint in Aristotle and Evolutionary Theory. Was ist 'Leben'? Aristoteles' Anschauungen zur Entstehung und Funktionsweise von Leben. Franz Steiner Verlag. tr. 261–284.
  • Leroi, Armand Marie (2014). The Lagoon: How Aristotle Invented Science. Bloomsbury. ISBN 978-1-4088-3622-4. Đã bỏ qua tham số không rõ |titlelink= (gợi ý |title-link=) (trợ giúp)
  • Mason, Stephen F. (1962) [1953]. A History of the Sciences. P. F. Collier. ISBN 0-02-093400-9.
  • Mayr, Ernst (1985). The Growth of Biological Thought: Diversity, Evolution, and Inheritance. Harvard University Press. ISBN 978-0-674-36446-2.
  • Ogilvie, Brian W. (2010). Grafton, Anthony; Most, Glenn W.; Settis, Salvatore (biên tập). Zoology. The Classical Tradition. Harvard University Press. tr. 1000–1001. ISBN 978-0-674-07227-5.
  • Taylor, Henry Osborn (1922). “Chapter 3: Aristotle's Biology”. Greek Biology and Medicine. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2006.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_sinh_v%E1%BA%ADt_h%E1%BB%8Dc_c%E1%BB%A7a_Aristoteles