Wiki - KEONHACAI COPA

Thu Hiền (diễn viên)

Thu Hiền
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Ngô Thu Hiền
Ngày sinh
2 tháng 2, 1944 (80 tuổi)
Nơi sinh
Kim Sơn, Ninh Bình
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên điện ảnh
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1966 – 1988
Vai diễnPhan Thị Quyên trong Nguyễn Văn Trỗi
Website

Thu Hiền (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1944) là một nữ diễn viên điện ảnh Việt Nam. Vốn xuất thân từ diễn viên múa, bà bắt đầu nổi tiếng từ vai diễn chị Quyên trong bộ phim Nguyễn Văn Trỗi của đạo diễn Bùi Đình Hạc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Thu Hiền tên đầy đủ là Ngô Thu Hiền, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1944 tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.[1] Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà trở thành diễn viên múa của đoàn văn công thuộc lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng). Năm 1965, bà bất ngờ được đạo diễn Bùi Đình Hạc chọn vào vai chị Quyên (vợ Nguyễn Văn Trỗi) trong tác phẩm điện ảnh Nguyễn Văn Trỗi. Bộ phim ra đời chỉ 2 năm sau khi Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn đã gây được tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà còn được đánh giá cao ở quốc tế. Vì tính chất của vai diễn cũng như sự thành công của bộ phim mà hình ảnh của bà gắn liền với cái tên "Quyên". Vai diễn đầu tay này cũng đã giúp bà nhận được bằng khen của Hội Điện ảnh Liên Xô tại Liên hoan phim quốc tế Moskva.[2] Sau thành công của bộ phim đầu tiên, bà được nhận về làm việc tại Xưởng phim truyện Việt Nam.[3] Đến khoảng những năm 2000, bà đã nghỉ đóng phim vì sức khỏe không cho phép.[4]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

NămPhimVai diễnĐạo diễnNguồn
1966Nguyễn Văn TrỗiPhan Thị QuyênNghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc, Nghệ sĩ ưu tú Lý Thái Bảo[5]
1969Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễnKim AnhNghệ sĩ nhân dân Nguyễn Khắc Lợi, Hoàng Thái[6]
1974Dòng sông âm vangLanNguyễn Đỗ Ngọc[1]
1977Chuyến xe bão tápTuấtNghệ sĩ nhân dân Trần Vũ
1978Khôn dạiLiễuNghệ sĩ nhân dân Phạm Văn Khoa
1979Người bạn ấyLâm Muội[6]
1981Phương án ba bông hồngLy LyVăn Hòa
1984Ở miền quê xaTư HàDanh Tấn
Những người chiến sĩ thầm lặngHiềnNghệ sĩ nhân dân Phạm Văn Khoa[1]
1988Giờ học bình thườngCô giáoNguyễn Anh Thái[3]
Hoang tưởngMỹ Vân[7]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

NămLễ trao giảiHạng mụcTác phẩmKết quảNguồn
1967Liên hoan phim quốc tế MoskvaGiải thưởng của Tạp chí Nghệ thuật điện ảnh (en)Nguyễn Văn TrỗiĐoạt giải[8][9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 147.
  2. ^ Огонек (bằng tiếng Nga). 27–39. Moskva: Izdatelʹstvo "Pravda.". tháng 7 năm 1967. tr. 7. ISSN 0131-0097. OCLC 1030833285.
  3. ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 148.
  4. ^ “Thu Hiền - 'mắt đẹp' không thể chạy trốn”. VnExpress. 24 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Việt Ba (18 tháng 10 năm 2014). “50 năm ngày hy sinh của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1954-15/10/2014): "Có cái chết hóa thành bất tử". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ a b Lê Minh (1995), tr. 177.
  7. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 149.
  8. ^ ССОД (1967), tr. 47.
  9. ^ Guber (1970), tr. 434.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu_Hi%E1%BB%81n_(di%E1%BB%85n_vi%C3%AAn)