Wiki - KEONHACAI COPA

Thomas Beecham

Tòng nam tước
Thomas Beecham
CH
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
29 tháng 4, 1879
Nơi sinh
St Helens
Mất
Ngày mất
8 tháng 3, 1961
Nơi mất
Luân Đôn
Nguyên nhân
huyết khối động mạch vành
Giới tínhnam
Quốc tịchVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Nghề nghiệpnhạc trưởng
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1899 – 1961
Thể loạinhạc cổ điển
Hãng đĩaRCA Records, Columbia Masterworks, Philips Records, EMI
Giải thưởngHuy chương vàng Hiệp hội Philharmonic Hoàng gia, Bắc Đẩu Bội tinh hạng 5, Huân chương Vương miện Italy hạng 3
Website

Sir Thomas Beecham, Tòng nam tước thứ hai, CH (29 tháng 4 năm 1879 - 8 tháng 3 năm 1961), là nhạc trưởng nổi tiếng người Anh. Thomas Beecham không chỉ là một nhạc trưởng tài ba. Ông đã tạo ra ảnh hưởng vô cùng to lớn lên toàn bộ đời sống âm nhạc của nước Anh trong thế kỷ XX. Theo nhà phê bình âm nhạc Neville Cardus, Beecham là nhạc trưởng đầu tiên của Anh có sự nghiệp quốc tế đáng kính trọng và được thừa nhận một cách rộng rãi. Sinh trưởng trong một gia đình giàu có, Beecham đã rất nhiều lần tự bỏ tiền túi để tổ chức các buổi biểu diễn opera với một danh mục dài và được lựa chọn kĩ lưỡng tại các nhà hát như Covent Garden, Drury Lane, His Majesty's Theatre từ thập niên 1910 cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ với sự tham gia của nhiều ngôi sao quốc tế của âm nhạc thế giới.[1]

Beecham cũng được biết tới như một nhà hoạt động âm nhạc năng nổ và đầy nhiệt tình. Ông là người đứng ra thành lập 2 dàn nhạc London PhilharmonicRoyal Philharmonic và duy trì mối quan hệ rất thân thiết với Liverpool PhilharmonicHalle Orchestra. Beecham không câu nệ trong việc lựa chọn tác phẩm. Ông hay lựa chọn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc ít biết đến ở Anh như Frederick Delius hay Hector Berlioz.[1]

Beecham còn nổi tiếng vì tài hài hước, dí dỏm của mình. Nhiều giai thoại xung quanh ông vẫn được thường xuyên nhắc lại cho đến tận bây giờ, sau gần 50 năm kể từ ngày ông qua đời.[1]

Tiểu sử[1][sửa | sửa mã nguồn]

Thời thơ ấu và niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Sir Thomas Beecham sinh ra trong một gia đình giàu có vào ngày 29 tháng 4 năm 1879 tại thành phố Saint Helens, gần Liverpool, Anh. Ông nội của cậu, cũng có cái tên Thomas, thành lập nhà máy sản xuất thuốc mang tên Beecham's Pills. Năm 1885, chuyện kinh doanh của ông nội cậu bé Thomas đang diễn ra tốt đẹp gia đình cậu chuyển đến sinh sống tại một lâu đài tại Ewanville, Blacklow Brow thuộc vùng Huyton, nay là Merseyside. Ngôi nhà cũ được dùng vào việc mở rộng nhà máy.

Năng khiếu âm nhạc được cậu bé Thomas Beecham bộc lộ từ rất sớm. Chỉ mới 7 tuổi, Thomas đã tự nghiên cứu tổng phổ các vở opera của Richard Wagner và 10 tuổi, cậu đã thành lập một dàn nhạc nhỏ. Cậu bé Thomas theo học tại trường Rossall từ năm 1892 đến năm 1897. Trong thời gian học tập ở đó, Thomas mơ ước được học nhạc tại một nhạc viện ở Đức nhưng cha cậu, ông Joseph đã ngăn cản và cậu tiếp tục học tại Wadham Collage, Oxford.

Trưởng thành[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thế kỷ XX[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc sống sinh viên tại Oxford trở nên không thích hợp với sở thích của chàng trai trẻ Thomas Beecham. Cậu thuyết phục ông Joseph cho rời khỏi đại học và thành công, đó là năm 1898. Ngay sau khi rời trường, cậu theo học sáng tác với Charles Wood tại Luân ĐônMoritz Muszkowski tại Paris. Còn với lĩnh vực chỉ huy dàn nhạc, Thomas hoàn toàn tự học.

Tháng 10 năm 1899, Hans Richter, vị nhạc trưởng của Halle Orchestra, bị ốm trong khi đang chuẩn bị cho một buổi hoà nhạc tại Saint Helens. Ông Joseph Beecham, khi đó là thị trưởng, tuyên bố cậu con trai 20 tuổi đầy tài năng của mình sẽ là người thay thế. Buổi hoà nhạc đã thành công rực rỡ. Đó là bước đi đầu tiên tuyệt vời của Thomas Beecham. Kể từ đó, vị nhạc trưởng trẻ tuổi vốn hoàn toàn tự học đã có được những bước tiến thần kì trong sự nghiệp.

Thập niên 1900[sửa | sửa mã nguồn]

Beecham năm 1909

Sau một thời gian là nhạc trưởng của Halle Orchestra, Beecham có được buổi chỉ huy đầu tiên tại Luân Đôn vào năm 1905. Năm 1906, anh đứng ra thành lập New Symphony Orchestra với tiền của gia đình. Ngay từ khi bắt đầu nghiệp nhạc trưởng, Beecham chọn tác phẩm theo ý mình hơn là theo ý công chúng. Trong thời kì này, Beecham bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc của Frederick Delius và ngay lập tức ông bị cuốn hút. Beecham có một tình yêu sâu sắc với âm nhạc của Delius và thưởng xuyên biểu diễn chúng. Ông nhận định rằng để New Symphony Orchestra có thể cạnh tranh với những dàn nhạc khác tại Luân Đôn như Queen's Hall Orchestra hay London Symphony Orchestra cũng mới ra đời, dàn nhạc này phải có quy mô lớn hơn để có thể biểu diễn được những bản giao hưởng đồ sộ, đồng thời phải xuất hiện tại những phòng hoà nhạc danh tiếng. Tháng 10 năm 1907, Beecham và New Symphony Orchestra được mở rộng thực hiện một chương trình hoà nhạc tại Queen’s Hall. Đêm diễn gồm toàn những tác phẩm ít được biết đến như La fôret enchantée (Vincent d'Indy), thơ giao hưởng Šárka trích từ tổ khúc Má vlast (Bedřich Smetana) và bản giao hưởng giọng Sol thứ của Edouard Lalo. Beecham tỏ ra rất yêu thích bản giao hưởng của Lalo và hơn 50 năm sau ông đã ghi âm tác phẩm này.

Năm 1908, Beecham từ bỏ New Symphony Orchestra vì những mâu thuẫn nội bộ. Sau này New Symphony Orchestra đổi tên thành Royal Albert Hall Orchestra. Chỉ một năm sau, Beecham lại thành lập một dàn nhạc mới mang tên Beecham Symphony Orchestra. Để tránh những gì đã xảy ra tại New Symphony Orchestra, Beecham lựa chọn các nhạc công rất kĩ càng. Ông không tuyển nhạc công từ các dàn nhạc khác mà chủ yếu lấy từ các hiệp hội âm nhạc địa phương, những người chiến thắng trong các cuộc thi và từ trường học âm nhạc. Hầu hết những nhạc công này dưới 25 tuổi, một số người sau này trở nên nổi tiếng như Albert Sammons, Lionel Tertis, Eric CoatesEugene Cruft. Beecham đã chỉ huy dàn nhạc này cho đến khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. FDo tính chất trong việc chọn tác phẩm của Beecham, các buổi biểu diễn của ông không thu hút được nhiều khán giả.

Thập niên 1910[sửa | sửa mã nguồn]

Beecham năm 1910

Năm 1910, với sự hậu thuẫn to lớn về tài chính của gia đình, Beecham tiếp quản công việc quản lý kinh doanh và tổ chức biểu diễn cho Covent Garden - nhà hát danh giá nhất nước Anh. Trong năm này, Beecham đã giới thiệu tổng cộng 34 vở opera, trong đó các vở như Die Meistersinger von Nürnberg (Wagner), SalomeElektra (Richard Strauss) đã lần đầu tiên ra mắt khán giả Anh và làm phong phú thêm đời sống âm nhạc nơi đây. Tuy nhiên chỉ 4 vở là đem lại lợi nhuận: Salome, Elektra, Les contes d'Hoffmann (Jacques Offenbach) và Die Fledermaus (Johann Strauss II). Beecham mời Feodor Chaliapin, đoàn Ballets Russes của Sergei Diaghilev, Wilhelm Furtwangler, Erich Kleiber và nhiều nghệ sĩ danh tiếng khác đến biểu diễn tại Luân Đôn. Trợ lí của Beecham lúc này là Percy PittBruno Walter, vị nhạc trưởng xuất chúng sau này.

Năm 1911 và 1912, Beecham Symphony Orchestra và đoàn Ballets Russes của Sergei Diaghilev đã có các buổi biểu diễn tại Covent Garden và Krolloper, Berlin. Beecham và Pierre Monteux, nhạc trưởng của đoàn Ballets Russes, đảm nhận việc chỉ huy các tác phẩm. Beecham được mọi người rất khâm phục khi chỉ huy tác phẩm Petrushka vốn vô cùng phức tạp của Igor Stravinsky chỉ với 2 ngày nghiên cứu tổng phổ và không dàn dựng trước. Năm 1913, Beecham lại một lần nữa giới thiệu một số vở opera mới tại Anh như Der Rosenkavalier (Richard Strauss, Boris Godunov, Khovanshchina (Modest Mussorgsky) và Thiếu nữ Pskov (Nikolai Rimsky-Korsakov) với sự xuất hiện chói sáng của giọng bass huyền thoại Feodor Chaliapin. Tháng 7 năm 1913, chỉ 6 tuần sau khi Le Sacre du printemps (Stravinsky) lần đầu tiên được công diễn trên phạm vi toàn thế giới tại Paris, khán giả Anh đã được chiêm ngưỡng tác phẩm này dưới sự chỉ huy của Monteux. Beecham có chung quan điểm với Monteux về Le Sacre du printemps, cả hai đều thích Petrushka hơn. Trong suốt mùa diễn này, Beecham nhường bục chỉ huy của Beecham Symphony Orchestra cho Monteux và một vài nhạc trưởng khác. Ông chỉ trở lại vị trí này vào năm sau đó với Hoàng đế Igor (Alexander Borodin) cùng Chaliapin và Chim sơn ca (Stravinsky).

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất, Beecham vẫn kiên trì với công việc của mình. Không một chút thù lao, âm nhạc dưới baton của ông vẫn vang lên tại Luân Đôn và Manchester, nơi ông nung nấu một kế hoạch lớn lao là xây một nhà hát opera tại đây. Ngoài công việc chỉ huy dàn nhạc, Beecham vẫn tiếp tục hỗ trợ tài chính cho 3 cơ quan là Halle Orchestra, London Symphony Orchestra và Royal Philharmonic Society. Năm 1915, ông thành lập Beecham Opera Company với nòng cốt là các ca sĩ Anh. Họ thường xuyên biểu diễn tại Luân Đôn cũng như một số thành phố khác, đặc biệt là Manchester. Năm 1916, vì những đóng góp không mệt mỏi của mình cho âm nhạc, ông được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ và thừa kế tước hiệu Tòng nam tước từ người cha (mất vào năm 1917). Sau khi chiến tranh kết thúc, Beecham lại quay trở lại với công việc của mình tại Convent Garden. Tuy nhiên, ông không còn gây được tiếng vang như giai đoạn trước đó khi cầm đũa chỉ huy 9 trên tổng số 40 buổi trong mùa diễn 1919 - 1920.

Thập niên 1920[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thập niên 1910 - đầu thập niên 1920 chứng kiến những khó khăn trong đời sống và sự nghiệp của Beecham. Ngoài việc chỉ có 9 buổi biểu diễu trong tổng số 40 buổi biểu diễn trong mùa diễn 1919-1920 tại Covent Garden, tình hình tài chính của ông và gia đình bắt đầu gặp những khó khăn. Tuy nhiên, đến năm 1923, mọi thứ tốt đẹp trở lại và Beecham tiếp tục công việc của mình.

Sau khi trở lại, Sir Beecham ngay lập tức thực hiện hàng loạt chuyến biểu diễn. Tháng 3 năm 1923 là với Halle Orchestra tại Manchester và tháng 4 cùng năm, ông và contralto Clara Butt xuất hiện cùng nhau trong đêm diễn với Luân Đôn Symphony Orchestra. Beecham đã thiết lập mối quan hệ lâu dài với Luân Đôn Symphony Orchestra bằng cách thuyết phục BBC để dàn nhạc có những buổi diễn định kì được phát sóng trên đài phát thanh.

Thập niên 1930[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1931, nhạc trưởng trẻ đang lên Malcolm Sargent tiếp cận với Beecham và đưa ra đề nghị thành lập một dàn nhạc riêng, có lịch diễn ổn định với sự hỗ trợ một phần từ phía gia đình Courtauld - người bảo trợ cho Sargent. Ban đầu Beecham và Sargent tính chuyện việc cải tổ London Symphony Orchestra nhưng dàn nhạc này phản đối lại việc thay thế các nhạc công có trình độ còn non. Đến năm 1932, Beecham hết kiên nhẫn, cùng với Sargent thành lập London Philharmonic với 106 nhạc công được tuyển chọn từ nhiều nơi, bao gồm những nghệ sĩ trẻ, những nghệ sĩ đến từ các thành phố khác vả có cả những người từ London Symphony Orchestra chuyển sang. Buổi biểu diễn đầu tiên của London Philharmonic diễn ra tại Queen's Hall vào ngày 7 tháng 10 năm 1932 dưới sự chỉ huy của Beecham. Sau tác phẩm đầu tiên Overture Le carnaval romain của Berlioz, khán giả trở nên quá phấn khích, nhiều người đứng lên trên ghế và cổ vũ dàn nhạc cũng như vị nhạc trưởng của họ. Trong suốt 8 năm sau đó, London Philharmonic thực hiện hàng trăm buổi diễn tại Queen's Hall, cùng Beecham tham gia công diễn nhiều vở opera tại Convent Garden và ghi âm nhiều đĩa hát. Ngay trong những ngày đầu thành lập này, khán giả Luân Đôn đã được chứng kiến một buổi biểu diễn đáng nhớ khi thần đồng Yehudi Menuhin đã biểu diễn các bản concerto cho violin của Wolfgang Amadeus MozartJohann Sebastian Bach cùng Beecham và London Philharmonic và concerto cho violin của Edward Elgar dưới sự chỉ huy của chính Elgar.

Đầu thập niên 1930, Thomas Beecham khôi phục lại những buổi biểu diễn opera tại Convent Garden. Với ước muốn được tập trung hơn vào công việc chỉ huy, Beecham đứng ra đảm nhận cương vị giám đốc nghệ thuật và chỉ định Geoffrey Toye làm giám đốc kinh doanh. Trong những năm này, khán giả Luân Đôn liên tiếp được chứng kiến những vở opera nổi tiếng với sự tham gia của các ca sĩ hàng đầu như Frida LeiderLauritz Melchior trong Tristan und Isolde (Wagner), Conchita Supervia (trong vở opera La Cenerentola của Gioacchini Rossini), Lotte LehmannAlexander Kipnis (trong vở opera Der Ring des Nibelungen của Wagner) cũng như biểu diễn lần đầu tiên vở opera Arebella (Richard Strauss) được biểu diễn ở Anh dưới sự chỉ huy của Clemens Krauss.

Năm 1936, Sir Beecham và London Philharmonic thực hiện chuyến lưu diễn đầy tranh cãi tới Berlin, Đức. Nhiều người phàn nàn rằng ông sẽ trở thành một công cụ tuyên truyền cho Đức Quốc Xã và trên những lời đồn đại ngày càng gia tăng khi Beecham chấp thuận đề nghị không chơi bản giao hưởng số 3 của Felix Mendelssohn, nhà soạn nhạc gốc Do Thái nhưng lại theo đạo Cơ đốc. Tại Berlin, Beecham đã thực hiện buổi hoà nhạc có sự tham gia của Adolf Hitler. Sau khi nhìn thấy Hitler vỗ tay khen ngợi dàn nhạc, Beecham quay lại nói với dàn nhạc: “Hoá ra mặt mũi kẻ đáng ghét trông như thế này đây”. Ông quên mất rằng đó là buổi biểu diễn được phát thanh trực tiếp và cả châu Âu đã nghe thấy câu nói trên. Sau đó Beecham đã từ chối những lời mời biểu diễn tiếp theo tại Đức. Trên thực tế, Beecham muốn cùng biểu diễn với dàn nhạc này bởi vì ông tự hào về họ và do nước Đức sử hữu nhiều dàn nhạc xuất sắc nên ông muốn London Philharmonic thấy rằng một dàn nhạc xuất sắc là như thế nào.

Khi sinh nhật lần thứ 60 sắp đến gần, Beecham lên kế hoạch cho một năm tạm thời nghỉ ngơi không âm nhạc. Nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến ông bỏ dở kế hoạch. Thay vào đó, Beecham phải nghĩ đến tương lai của London Philharmonic đang bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng do những cam kết hỗ trợ về mặt tài chính cho dàn nhạc bị huỷ bỏ khi chiến tranh bắt đầu.

Thập niên 1940[sửa | sửa mã nguồn]

Beecham thập niên 1940
Beecham tại Mỹ năm 1948

Mùa xuân năm 1940, Beecham rời nước Anh. Đầu tiên ông tới Australia và sau đó là Bắc Mĩ. Ông trở thành giám đốc nghệ thuật của Seattle Symphony Orchestra từ năm 1941 và một năm sau đó ông trở là nhạc trưởng chính của Metropolitan Opera, New York, Mĩ cùng với Bruno Walter, trợ lí trước đây của mình. Trong buổi biểu diễn ra mắt khán giả của Metropolitan Opera, vì vẫn giữ quan điểm chọn những tác phẩm mình thích hơn khán giả thích, Beecham đã giới thiệu 2 tác phẩm hiếm khi xuất hiện tại đây là bản cantata Der Streit zwischen Phoebus und Pan của Bach và vở opera Le Coq d'Or của Rimsky-Korsakov. Sau này, các tác phẩm chính mà ông biểu diễn trong thời kì này là các vở opera của Pháp như Carmen (Georges Bizet), Louise (Marc-Antoine Charpentier), Manon (Jules Massenet), Faust (Charles Gounod), Mignon (Ambroise Thomas)... Bên cạnh đó, ông cũng tham gia biểu diễn cùng nhiều dàn nhạc danh tiếng khác tại Mĩ. Năm 1943, Beecham cho xuất bản cuốn tự truyện A Mingled Chime.

Năm 1944, Beecham quay trở lại nước Anh. Nhiều người đã tưởng tượng ra viễn cảnh ông sum họp cùng London Philharmonic. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở Mĩ, dàn nhạc đã tự chủ được về mặt tài chính và đưa ra đề nghị thuê ông làm giám đốc âm nhạc. Beecham giận dữ nói: “Tôi ngay lập tức từ chối dù với bất cứ dàn nhạc nào. Tôi sẽ thành lập một dàn nhạc khác vĩ đại hơn để có được một sự nghiệp trọn vẹn”. Ngay thời điểm này, Walter Legge, một trợ lí khác Beecham trước đây, thành lập Philharmonia Orchestra và Beecham chính là nhạc trưởng được mời trong buổi biểu diễn đầu tiên của dàn nhạc này. Tuy nhiên, ông cũng từ chối lời mời của Walter Legge.

Năm 1946, Beecham thành lập Royal Philharmonic sau khi có được sự đồng ý của Royal Philharmonic Society, một tổ chức có nhiệm vụ xúc tiến các buổi biểu diễn âm nhạc, rằng dàn nhạc mới này sẽ thay thế London Philharmonic trong tất cả các buổi hoà nhạc của hiệp hội. Buổi biểu diễn đầu tiên của dàn nhạc diễn ra vào ngày 15 tháng 9 năm 1946. Beecham trở thành nhạc trưởng chính của dàn nhạc cho đến khi ông qua đời. Cùng với Royal Philharmonic ông đã tiến hành thu âm rất nhiều đĩa nhạc cũng như thực hiện một số chuyến lưu diễn tại châu Âu, Bắc Mĩ và Nam Phi. Có thể nói với Royal Philharmonic, Beecham đã hoàn toàn thoả mãn. Ông mặc sức tung hoành trong đại dương âm nhạc bao la mà bấy lâu ông hằng theo đuổi. Những tác giả mà ông thường xuyên biểu diễn trong thời kì này là George Frideric Handel, Joseph Haydn, Ludwig van Beethoven, Jean Sibelius và đặc biệt là Wofgang Amadeus Mozart, nhà soạn nhạc mà Beecham nhận xét “trung tâm của âm nhạc châu Âu” và các vở opera của Giacomo Puccini, người mà Beecham đã từng có lần gặp mặt vào năm 1904.

Thập niên 1950[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1956, sau khi thu âm xong vở opera La Bohème (Puccini) với sự tham gia của Victoria de los Angeles, Jussi BjorlingRobert Merrill, Beecham cho biết đây là 1 trong 3 vở opera mà ông yêu thích nhất, nhưng ông không đưa ra hai cái tên còn lại. Nhiều bản thu âm của ông và Royal Philharmonic thời kì này đã được EMI Classics đưa vào tuyển tập The greatest recordings of the Century. Beecham cũng giành được sự khâm phục và những lời ngợi khen của 2 đồng nghiệp thuộc thế hệ đàn em Fritz ReinerHerbert von Karajan.

Mùa hè năm 1958, Beecham xuất hiện tại Colón, Buenos Aires, Argentina với các tác phẩm Otello (Giuseppe Verdi), Carmen (Bizet), Fidelio (Beethoven), Samson et Dalila (Camille Saint-Saëns) và Die Zauberflöte (Mozart). Những buổi biểu diễn đó cũng chính là những lần chỉ huy opera cuối cùng của ông. Cuối năm 1959, Beecham thực hiện chuyến lưu diễn cuối cùng của mình tới Mĩ và Canada.

Suy yếu và qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi mộ của Beecham

Ngày 12 tháng 4 năm 1960 ông trở về Anh và không bao giờ biểu diễn ở nước ngoài nữa. Buổi biểu diễn cuối cùng trong sự nghiệp lẫy lừng của ông diễn ra vào ngày 7 tháng 5 năm 1960 tại Portsmouth. Sức khoẻ của ông đã trở nên yếu hơn và ông qua đời vào ngày 8 tháng 3 năm 1961 tại Luân Đôn vì bị nghẽn động mạch vành. Beecham được chôn cất tại nghĩa trang Brookwood, Surrey. Năm 1991, thi hài ông được chuyển đến nghĩa trang Saint Peter, Limpsfield chỉ cách ngôi mộ của Delius, nhà soạn nhạc mà ông mến mộ, có 10 mét. Trước khi mất, Beecham đã chỉ định nhạc trưởng người Đức Rudolf Kempe sẽ thay thế ông chỉ huy Royal Philharmonic.

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1980, hình ảnh Beecham được xuất hiện trong bộ tem về các nhạc trưởng Anh do Royal Mail phát hành. Những nhạc trưởng khác được vinh danh là Henry Wood, Malcolm SargentJohn Barbirolli.[1]

Ảnh hưởng và di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Không còn nghi ngờ gì nữa, Sir Thomas Beecham là một trong những nhân vật quan trọng nhất của âm nhạc nước Anh thế kỷ XX. Ảnh hưởng của ông đã bao trùm lên hầu hết những sự kiện âm nhạc chính tại đây. Có thể nói, với sự xuất hiện của ông, diện mạo của nhạc cổ điển Anh thay đổi tích cực. London Philharmonic và Royal Philharmonic do ông sáng lập xứng đáng là những dàn nhạc xuất sắc nhất của Anh và có thể đường hoàng sánh vai cùng những dàn nhạc danh giá nhất trên thế giới. Những đóng góp không ngừng nghỉ trong hơn 60 năm của Beecham sẽ luôn được những người say mê nhạc cổ điển nhắc đến và trân trọng.[1]

Câu nói nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

[1]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2018.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thomas_Beecham