Wiki - KEONHACAI COPA

Thiếu máu

Thiếu máu
Phết máu cho thấy thiếu máu do thiếu sắt, với các tế bào hồng cầu nhỏ, nhợt nhạt.
Chuyên khoaHuyết học
Triệu chứngMệt mỏi, hồng da, yếu cơ, khó thở, cảm thấy gần ngất xỉu[1]
Nguyên nhânMất máu, giảm sản xuất hồng cầu, tăng phân hủy hồng cầu[1]
Phương pháp chẩn đoánĐo nồng độ hemoglobin trong máu[1]
Tần suất2.36 triệu / 33% (2015)

Thiếu máu (thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha: anemia, tiếng Pháp: anémie, tiếng Đức: Anämie) là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố chức năng ở máu ngoại vi dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống, cũng như thấp hơn so với nồng độ sinh lý bình thường ở người đó. Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác nhau tuy thuộc nguyên nhân.

Các chỉ số đánh giá sự thiếu máu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chỉ số nhiễm sắc: đánh giá bằng tỷ lệ giữa số lượng Hemoglobin trên số lượng hồng cầu của người bị bệnh so với người bình thường. Trị số này bình thường vào khoảng 0,85-1,15. Nếu nằm trong khoảng giá trị bình thường là đẳng sắc, nhỏ hơn 0,85 là nhược sắc và lớn hơn 1,15 là ưu sắc.
  • Chỉ số MCV: chỉ số thể tích hồng cầu trung bình. Giá trị bình thường nằm trong khoảng 80-105. Nếu nhỏ hơn 80 là hồng cầu nhỏ, lớn hơn 105 là hồng cầu to.[2]
  • Chỉ số MCH: chỉ số tổng lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu. Giá trị bình thường vào khoảng 27-32. Nếu nhỏ hơn 27 là nhược sắc, lớn hơn 32 là ưu sắc.
  • Chỉ số MCHC: chỉ số tỷ lệ hemoglobin trung bình trong hồng cầu. Giá trị bình thường vào khoảng 30-35.[3]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều cách phân loại các trường hợp thiếu máu, chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Do chảy máu[sửa | sửa mã nguồn]

Chảy máu cấp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Do xuất huyết sau chấn thương, bỏng, xuất huyết tiêu hóa,... làm mất một lượng máu ra khỏi cơ thể trong thời gian ngắn. Nếu lượng máu mất vượt quá 40% thể tích tuần hòa sẽ dẫn tới sốc mất máu. Thiếu máu do chảy máu cấp là thiếu máu đẳng sắc và đẳng bào.

Chảy máu mạn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Do rong kinh, rong huyết, trĩ, xuất huyết dưới da,... lâu ngày dẫn đến sụt giảm lượng Hemoglobin chức năng trong cơ thể. Đặc điểm của loại thiếu máu này gồm:

+ Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.

+ Các tế bào hồng cầu đa hình dạng, đa kích thước, đa màu sắc.

+ Có sự sụt giảm sắt huyết thanh.

Do tán huyết[sửa | sửa mã nguồn]

Rối loạn màng hồng cầu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bệnh hồng cầu hình cầu: hồng cầu lúc này mất hình dạng đĩa lõm hai mặt vốn có, thể tích không đổi nhưng kích thước giảm, màng hồng cầu tăng thẳm thấu đối với Na+ nên khi thiếu ATP, hồng cầu sẽ bị kéo nước thẩm thấu, phình to và dễ vỡ. Ngoài ra, sự tác động của Ca++ đối với các protein trên màng làm màng bị nhám và dễ bị lách bắt giữ và tiêu hủy. Xem xét trên phết máu ngoại vi, hồng cầu trông nhỏ hơn, mất vùng nhạt màu ở trung tâm.
  • Bệnh hemoglobin niệu về đêm: trong lúc ngủ, hô hấp giảm xuống làm ứ đọng CO2 gây toan hô hấp. Môi trường toan hóa đã hoạt hóa màng hồng cầu làm nó trở nên nhạy cảm với bổ thể C3b. Bổ thể này được hoạt hóa theo con đường tắc và trực tiếp ly giải màng hồng cầu.

Rối loạn gen tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bệnh ∝-thalassemie: không tổng hợp được hoàn toàn hoặc một phần chuỗi globin ∝ dẫn tới hồng cầu dễ vỡ, khả năng vận chuyển oxy kém. Thường gặp thể HbH (4β), thể Hb Bart (4ɣ).
  • Bệnh β- thalassemie: không tổng hợp được chuỗi β-globin, dẫn tới Hội chứng Mông Cổ với trán dồ, mắt sệt, hồng cầu hình bia và tán huyết.[4]
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: amino acid thứ 6 trong chuỗi protein quy định cấu trúc của hồng cầu bị đổi từ glutamin thành valin. Hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy và dễ vỡ trong môi trường thiếu oxy, dễ gây tắc mạch do ứ đọng xác hồng cầu.
  • Sự thiếu hụt các men tổng hợp hồng cầu như G6PD, pyruvat kinase,... làm hồng cầu thiếu ATP, dễ vỡ trong môi trường thiếu oxy.

Các nguyên nhân bên ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sự nhiễm trùng, nhiễm độc, tác nhân cơ học, truyền nhầm nhóm máu đều gây ra tán huyết với đặc điểm thiếu máu đăng sắc, đẳng bào, sắt huyết thanh tăng, có triệu chứng vàng da nhẹ,...

Do giảm sản sinh hồng cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Suy giảm về số lượng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giảm sản sinh hồng cầu do suy tủy, cốt hóa tủy xương, bệnh thận,... Thường giảm cùng lúc cả ba loại tế bào máu.

Suy giảm về chất lượng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Do giảm tổng hợp DNA dẫn tới giảm số lần phân bào, hồng cầu to và ưu sắc. Gặp trong thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12 hay thiếu máu giả ác tính trong thiếu acid folic.
  • Do giảm tổng hợp Hb làm hồng cầu phải phân chia nhiều lần hơn bình thường để đảm bảo tỷ lệ Hb trong hồng cầu, dẫn tới thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.

Các biện pháp thích nghi của cơ thể khi thiếu máu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phân bố lại máu: co mạch ngoại vi, dồn máu về để nuôi các tạng quan trọng ở trung tâm
  • Tăng hô hấp: thở nhanh và sâu để cung cấp thêm oxy cho tổ chức
  • Tăng tuần hoàn: tăng nhịp để tăng cung lượng tim
  • Giảm ái lực của Hb với oxy tại mô: do môi trường toan hóa vì tích acid lactic sinh ra trong các chuyển hóa yếm khí và sự kích thích sản sinh 2,3-GPD của hồng cầu làm giảm ái lực của Hb với oxy tại mô.
  • Tăng sử dụng oxy tại mô
  • Tăng sinh hồng cầu ở tủy xương


 
 
 
 
 
 
 
 
Thiếu máu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chỉ số sản xuất hồng cầu non
không đủ so với mức thiếu máu
 
 
 
Chỉ số sản xuất hồng cầu non
thích hợp với mức thiếu máu
Lý do: Đang bị mất máu
hay máu bị huỷ hoại
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Không có triệu chứng bị mất máu
hay máu bị huỷ hoại
Lý do: Hoàn toàn do rối loạn của
sản xuất máu.
 
Triệu chứng bị mất máu
MCV bất thường
Lý do: Vừa bị yếu sản xuất
cộng thêm mất máu.
 
Triệu chứng bị mất máu
MCV bình thường
Lý do: Mất máu quá cấp tính và quá nhiều
Tuỷ không đủ khả năng phục hồi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thiếu máu với hồng cầu lớn
(MCV>100)
 
Thiếu máu với hồng cầu bình
(80<MCV<100)
 
 
Thiếu máu với hồng cầu nhỏ
(MCV<80)
 
 
 
 

Xem thêm: Chi tiết về Công thức máu

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Janz TG, Johnson RL, Rubenstein SD (tháng 11 năm 2013). “Anemia in the emergency department: evaluation and treatment”. Emergency Medicine Practice. 15 (11): 1–15, quiz 15–16. PMID 24716235.
  2. ^ [emedicine.medscape.com/article/2085770-overview “Mean Corpuscular Volume (MCV)”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  3. ^ “Low MCHC: Causes, symtoms,treatment”.
  4. ^ [Mean Corpuscular Volume (MCV) “Thalassemia-bệnh di truyền ảnh hưởng tới nòi giống”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).

Sinh lý bệnh học. Đại học y dược Hà Nội.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BA%BFu_m%C3%A1u