Wiki - KEONHACAI COPA

Thiên vấn 1

Thiên vấn 1
Thiên vấn 1 đang được thử vào năm 2019. Vỏ bạc phía trên chứa máy đổ bộ và xe thăm dò, nửa dưới bằng vàng có động cơ tên lửa máy quỹ đạo.
TênHỏa Tinh 1 (火星一號) (2018–2020)[1][2][3]
Dạng nhiệm vụKhoa học hành tinh có máy quỹ đạo, máy đổ bộ và xe thăm dò
Nhà đầu tưCVQTQ
COSPAR ID2020-049A
SATCAT no.45935
Thời gian nhiệm vụ1337 ngày, 13 giờ, 58 phút (tính từ lúc phóng)
Máy quỹ đạo: 2 năm Trái Đất (dự tính)
Xe thăm dò: 90 ngày Sao Hỏa (dự tính)[4]
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Dạng thiết bị vũ trụMáy quỹ đạo, máy đổ bộ, xe thăm dò
Nhà sản xuấtCông ty Khoa học Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CKCHVTQ)
Khối lượng phóngTổng cộng: 5.000 kg (11.000 lb)
Máy quỹ đạo: 3.175 kg (7.000 lb)
Xe thăm dò:240 kg (530 lb)
Kích thướcXe thăm dò: 2.6 × 3 × 1.85 mét
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóngngày 23 tháng 7 năm 2020, 04:41:15 UTC [5]
Tên lửaTrường Chinh 5
Địa điểm phóngVăn Xương, LC-101
Nhà thầu chínhCông ty Khoa học Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc
Phi thuyền quỹ đạo Sao Hỏa
Thành phần phi thuyềnOrbiter
Xe tự hành Sao Hỏa
Thành phần phi thuyềnLander
Địa điểm hạ cánhUtopia Planitia[6]
Xe tự hành Sao Hỏa
Thành phần phi thuyềnRover
Địa điểm hạ cánhUtopia Planitia[6]
Chinese Planetary Exploration Mars logo
Thăm dò Hành tinh Trung Quốc
(tiếng Trung: 中国行星探测) logo Sao Hỏa  

Thiên vấn 1 (tiếng Hoa: 天问一号) là chương trình đi Sao Hoả của Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CVQTQ) bằng thuyền bay vũ trụ, bao gồm một máy quỹ đạo, một máy chụp ảnh, một máy đổ bộ và một xe thăm dò. Ngày 23 tháng 7 năm 2020,[7] phi thuyền được phóng thành công từ Bệ phóng thuyền bay vũ trụ Văn Xương bằng hỏa tiễn vận tải hình nặng Trường Chinh 5 và hiện tại[khi nào?] đang đến sao Hỏa, đã đi được 29,4 triệu km đến ngày 9 tháng 10 năm 2020. Đến nay,[khi nào?] Thiên vấn 1 đã hiệu chỉnh được quỹ đạo hai lần và tự chẩn đoán nhiều thiết bị.[8] Nhiệm vụ của Thiên vấn 1 là tìm tòi bằng chứng về sự sống cả hiện tại lẫn quá khứ trên sao Hỏa và đánh giá môi trường của hành tinh. Nếu thuyền đổ bộ được sao Hỏa thì Trung Quốc sẽ trở thành nước thứ hai làm được như vậy sau Hoa Kỳ.[9][10]

Sau bảy tháng di chuyển, nó đi vào quỹ đạo xung quanh sao Hỏa vào ngày 10 tháng 2 năm 2021.[11][12] Trong ba tháng tiếp theo, tàu thăm dò không gian đã nghiên cứu các địa điểm hạ cánh mục tiêu từ quỹ đạo trinh sát. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2021, tàu đổ bộ đã hạ cánh thành công trên sao Hỏa.[13] Với vụ hạ cánh trên sao Hỏa này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai hạ cánh mềm thành công trên sao Hỏa và thiết lập liên lạc từ bề mặt sao Hỏa, sau Liên Xô và Hoa Kỳ.[14][15][a] Nếu việc triển khai tàu tự hành trên sao Hỏa cũng thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ hai đạt được thành tích này, sau Hoa Kỳ,[4][10] và quốc gia đầu tiên lên quỹ đạo, hạ cánh và thả một chiếc máy bay trong sứ mệnh đầu tiên đến sao Hỏa.[17]

Nguồn gốc tên[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Tên "Thiên vấn" đến từ bài thơ cùng tên của Khuất Nguyên, một trong các nhà thơ vĩ đại nhất thời Trung Quốc xa xưa. Bài thơ bao gồm các câu hỏi mà câu đầu tiên là cách trời đất được kiến tạo.[18]

Chúc Dung[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu đổ bộ tự hành được đặt tên Chúc Dung (tiếng Trung: 祝融), là một nhân vật huyền sử sống vào thời đế Cốc Cao Tân thị, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Sở thế gia thì ông là chắt của đế Chuyên Húc và là con trai của Quyển Chương. Chúc Dung thường được cho là liên quan đến lửa và ánh sáng.[19] Tên gọi này được chọn bởi một cuộc bỏ phiếu trực tuyến công khai được tổ chức từ ngày 20 tháng 1 năm 2021 đến ngày 28 tháng 2 năm 2021, với Chúc Dung đứng đầu với 504.466 phiếu bầu.[20] Một số nhà bình luận Trung Quốc cho rằng việc đặt tên tàu thám hiểm tự hành sao Hỏa Thiên vấn-1 theo tên Chúc Dung có ý nghĩa "thổi bùng ngọn lửa thám hiểm giữa các vì sao ở Trung Quốc và tượng trưng cho quyết tâm khám phá các vì sao và khám phá những ẩn số trong vũ trụ của người Trung Quốc".[21]

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên vấn 1 phóng - ngày 23 tháng 7 năm 2020, 04:41:15 UTC

Chương trình đi sao Hỏa của Trung Quốc khởi đầu có sự hợp tác của Nga. Tháng 11 năm 2011, thuyền bay vũ trụ Nga tên Fobos-Grunt đi sao Hỏa và Phobos được phóng từ Cảng không gian vũ trụ Baikonur, có đem theo thuyền phụ tên Huỳnh hỏa 1, dự định trở thành thuyền quỹ đạo sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc (Fobos-Grunt cũng tiến hành các thí nghiệm của Hội Hành tinh và Balgariya), nhưng hỏng việc do đơn vị đẩy chính của Fobos-Grunt không đẩy được thuyền từ quỹ đạo đậu Trái Đất ban đầu; Fobos-Grunt trở về khí quyển Trái đất vào tháng 1 năm 2012.[22] Về sau Trung Quốc độc lập mở dự án đi sao Hỏa[23] và chương trình hiện tại được chính quyền Trung Quốc chuẩn y vào đầu năm 2016.[24]

Nếu đổ bộ thành công thì máy đổ bộ sẽ thả xe thăm dò dùng năng lượng mặt trời để dự tính dò xét bề ngoài sao Hỏa bằng ra đa và phân tích hóa học đất của hành tinh; ngoài ra xe cũng sẽ tìm phân tử sinh vật và dấu vết sự sống.

Tháng 9, máy chụp ảnh của Thiên vấn 1 được triển khai từ máy quỹ đạo lúc bay đến sao Hỏa, có nhiệm vụ chụp hình máy quỹ đạo Thiên vấn 1 và tấm cách nhiệt vào lại khí quyển của thuyền. Hai ống kính góc rộng của máy được lập trình chụp một tấm mỗi giây. Hình ảnh được truyền về Thiên vấn 1 qua Wi-Fi, sau đó được các đội ở Trung Quốc tải xuống.

Mục đích khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích của chương trình bao gồm: tìm bằng chứng cho sự sống hiện tại và quá khứ ở trên sao Hỏa, vẽ bản đồ bề mặt, mô tả đặc điểm thành phần đất và sự phân bố băng nước, kiểm tra khí quyển và đặc biệt là tầng điện ly, v.v.[25]

Cũng có kế hoạch dùng thuyền bay chương trình hiện tại để cất giữ các mẫu đất đá trên Sao Hỏa để thuyền sau lấy về.[26]

Quá trình[sửa | sửa mã nguồn]

Quỹ đạo dự tính ở Sao Hỏa.
Quỹ đạo chuyển hành tinh và động tác hiệu chỉnh quỹ đạo của Thiên vấn 1.
Bản đồ địa hình Sao Hỏa, có hai địa điểm đổ bộ có thể của Thiên vấn 1, và chỗ đổ bộ của các thuyền trước.

Cuối năm 2019, Viện nghiên cứu Động lực hàng không vũ trụ Tây An, là công ty con của CASC, báo rằng hiệu năng và phương thức điều khiển hệ thống đẩy của thuyền bay vũ trụ đã được xác minh là thử đậu mọi bài kiểm tra trước khi phóng, bao gồm các bài kiểm tra bay lơ lửng, tránh nguy hiểm, giảm tốc và hạ cánh. Cơ cấu chính của hệ thống đẩy là một động cơ cung cấp lực đẩy 7500 Newton. Hệ thống nhảy dù siêu thanh của thuyền cũng đã được thử thành công trước đó.[24]

Lúc đầu, CVQTQ nghiên cứu hai vùng Chryse Planitia và Elysium Mons của Sao Hỏa để tìm vị trí hạ cánh cho máy đổ bộ và xe thăm dò, nhưng vào tháng 9 năm 2019, ở cuộc họp chung tại Genève của Đại hội Khoa học Hành tinh Châu Âu - Ban Khoa học Hành tinh, bên Trung Quốc lại thông báo rằng hai địa điểm sơ bộ trong vùng Utopia Planitia của Sao Hỏa được chọn làm chỗ hạ cánh dự tính, mỗi nơi có diện tích hạ cánh hình bầu dục khoảng 100 x 40 km.[24]

Tháng 7 năm 2020, CVQTQ cho biết tọa độ của địa điểm hạ cánh chính là 110,318 độ kinh đông và 24,748 độ vĩ bắc, ở phần phía nam của Utopia Planitia. Theo Alfred McEwen, giám đốc Phòng Nghiên cứu Hình ảnh Hành tinh tại Trường đại học Arizona, khu vực này vừa có thể là nơi hạ cánh tương đối an toàn vừa được làng khoa học quan tâm rất nhiều.[6]

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, động cơ hydro-oxy của hỏa tiễn Y4 Trường Chinh 5 thử 100 giây xong, là bài kiểm tra động cơ cuối cùng trước khi tên lửa thuyền bay được lắp ráp; tên lửa được phóng thành công vào ngày 23 tháng 7 năm 2020.[7]

Khí cụ khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu của xe thăm dò ở Đại hội Hàng không vũ trụ Quốc tế lần thứ 69

Để đạt được các mục tiêu khoa học của chương trình, máy quỹ đạo và xe thăm dò của Thiên vấn 1 có 13 khí cụ:[27]

Máy quỹ đạo

  • Máy phân tích hạt năng lượng Sao Hỏa[27]

Xe thăm dò

Hợp tác quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Máy đổ bộ

Ủy ban Hoạt động không gian quốc gia của Argentina đang dự vào Thiên vấn 1 thông qua một trạm theo dõi do Trung Quốc điều hành ở Las Lajas, Neuquén. Trước đây, cơ sở này giúp thuyền bay vũ trụ Thường Nga 4 của Trung Quốc đổ bộ ở mặt xa của mặt trăng vào tháng 1 năm 2019.[28]

Viện Nghiên cứu Vật lý Thiên văn và Hành tinh (VNVTVH) của Pháp ở Toulouse đang hợp tác chế tạo xe thăm dò của Thiên vấn 1. Sylvestre Maurice của VNVTVH cho biết, "Đối với khí cụ Quang phổ học phá vỡ bằng laser (QPHPVBL) của chương trình, chúng tôi đặt mục tiêu hiệu chuẩn là bản sao Pháp của mục tiêu ở trên xe thăm dò Sao Hỏa Curiosity của NASA. Chúng tôi muốn biết hai bộ dữ kiện so sánh như thế nào."[28]

Cục Xúc tiến Nghiên cứu Áo (CXNA) đã trợ giúp chế tạo từ kế được lắp đặt trên máy quỹ đạo Sao Hỏa của Trung Quốc. Viện Nghiên cứu Không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Áo ở Graz đã xác nhận là có đóng góp vào từ kế của Thiên vấn 1 và giúp hiệu chuẩn thiết bị bay.[28]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chuyến tàu Beagle 2 của Vương quốc Anh, một phần trong chuyến bay không gian Mars Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, dường như đã hạ cánh thành công, nhưng không thể thiết lập liên lạc sau khi không triển khai đầy đủ các tấm pin mặt trời của nó.[15][16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “中国火星探测器露真容 明年发射”. ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ The Global Exploration Roadmap. NASA International Space Exploration Coordination Group. January 2018 Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  3. ^ China's Deep Space Exploration Roadmap. 2018.
  4. ^ a b “China Exclusive: China's aim to explore Mars”. Xinhua News. ngày 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ Wall, Mike. “China launches ambitious Tianwen-1 Mars rover mission”. Space.com (bằng tiếng Anh).
  6. ^ a b c Andrew Jones ngày 28 tháng 10 năm 2020. “China chooses landing site for its Tianwen-1 Mars rover”. Space.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2020.
  7. ^ a b Jones, Andrew (ngày 23 tháng 7 năm 2020). “Tianwen-1 launches for Mars, marking dawn of Chinese interplanetary exploration”. spacenews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ “China's Mars probe completes deep-space maneuver - Xinhua | English.news.cn”. www.xinhuanet.com. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ "China Exclusive: China's aim to explore Mars". Xinhua News. ngày 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2016.
  10. ^ a b The subsurface penetrating radar on the rover of China's Mars 2020 mission. B. Zhou, S. X. Shen, Y. C. Ji, etal. 2016 16th International Conference on Ground Penetrating Radar (GPR). 13–ngày 16 tháng 6 năm 2016.
  11. ^ Roulette, Joey (ngày 5 tháng 2 năm 2021). “Three countries are due to reach Mars in the next two weeks”. The Verge. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ Gebhardt, Chris (ngày 10 tháng 2 năm 2021). “China, with Tianwen-1, begins tenure at Mars with successful orbital arrival”. NASASpaceFlight.com. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NYT-20210514
  14. ^ “China succeeds on country's first Mars landing attempt with Tianwen-1”. nasaspaceglight.com. ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.
  15. ^ a b https://archive.today/20160318014347/https://www.nasaspaceflight.com/2016/03/proton-m-first-exomars-spacecraft/
  16. ^ https://archive.today/20210516152132/https://www.thetimes.co.uk/article/us-rover-perseverance-taste-touch-listen-mars-9fvp9hmrq
  17. ^ “China's Tianwen-1 spacecraft completes historic Mars landing”. Al Jazeera. ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ “China's First Mars Exploration Mission Named Tianwen-1”. XinhuaNet. ngày 24 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  19. ^ “China's first Mars rover named Zhurong”. Xinhua. ngày 24 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  20. ^ "祝融号"荣登榜首!中国首辆火星车全球征名投票结束”. ngày 2 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2021.
  21. ^ 高孟阳 Gao Mengyang. “定了!"祝融号"——中国首辆火星车有名字了!” [Deal! "Zhurong"—China's first Mars rover has a name!]. CCTV News (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  22. ^ Zolotukhin, Alexei (ngày 15 tháng 1 năm 2012). “Russian Phobos-Grunt Mars probe falls in Pacific Ocean”. RIA Novosti. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012. Phobos-Grunt fragments have crashed down in the Pacific Ocean
  23. ^ Nan, Wu (ngày 24 tháng 6 năm 2014). “Next stop – Mars: China aims to send rover to Red Planet within six years”. South China Morning Post. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016.
  24. ^ a b c Jones, Andrew (ngày 8 tháng 11 năm 2019). “China Says Its Mars Landing Technology Is Ready For 2020”. IEEE Spectrum. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2019.
  25. ^ Zhou; và đồng nghiệp (13–ngày 16 tháng 6 năm 2016). “The subsurface penetrating radar on the rover of China's Mars 2020 mission”. 2016 16th International Conference on Ground Penetrating Radar (GPR). tr. 1–4. doi:10.1109/ICGPR.2016.7572700. ISBN 978-1-5090-5181-6. S2CID 306903. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  26. ^ China Plans To Land A Rover On Mars In 2020. Alexandra Lozovschi, Inquisitr. ngày 17 tháng 1 năm 2019.
  27. ^ a b “China launches robotic mission to orbit, land, and drive on Mars”. Spaceflight Now. ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
  28. ^ a b c David, Leonard (ngày 22 tháng 7 năm 2020). “China's Tianwen-1 Mars rover mission gets a boost from international partners”. Space.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_v%E1%BA%A5n_1