Wiki - KEONHACAI COPA

Thiên hoàng Go-Fushimi

Go-Fushimi
Hậu Phục Kiến Thiên Hoàng
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 93 của Nhật Bản
Trị vì30 tháng 8 năm 12982 tháng 3 nằm 1301
(2 năm, 184 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn17 tháng 11 năm 1298 (ngày lễ đăng quang)
12 tháng 12 năm 1298 (ngày lễ tạ ơn)
Chinh di Đại Tướng quân (nhiếp chính trên danh nghĩa)Thân vương Hisaaki
Tiền nhiệmThiên hoàng Fushimi
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Nijō
Shikken (nhiếp chính trên thực tế)Hōjō Sadatoki
Thái thượng Thiên hoàng thứ 37 của Nhật Bản
Tại vị2 tháng 3 nắm 1301 – 17 tháng 5 năm 1336
(35 năm, 76 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Fushimi
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Hanazono
Thông tin chung
Sinh(1288-04-05)5 tháng 4 năm 1288
Mất17 tháng 5 năm 1336(1336-05-17) (48 tuổi)
An táng19 tháng 5 năm 1336
Fukakusa no kita no Misasagi (Kyoto)
Phối ngẫuSaionji (Fujiwara) Neishi
xem bên dưới những phi tần khác
Hậu duệCông chúa Junshi
Thiên hoàng Kōgon
Thiên hoàng Kōmyō
Và những người khác
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Fushimi
Thân mẫuItsutsuji (Fujiwara) Tsuneko
Chữ ký

Go-Fushimi (後伏見 Go-Fushimi-tennō, 05 Tháng 4 năm 1288 - 17 Tháng 5 năm 1336) là Thiên hoàng thứ 93 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống. Triều đại của ông kéo dài từ năm 1298 đến năm 1301[1].

Phả hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân của mình (imina) là Tanehito -shinnō[2] (胤仁親王)

Ông là con trai cả của Thiên hoàng Fushimi, thuộc chi nhánh Jimyōin-tō.

Lên ngôi Thiên hoàng[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8/1298, Thiên hoàng Fushimi thoái vị và Thái tử nhận chiếu kế vị[3]

Tháng 1/1299, Thái tử chính thức lên ngôi và lấy hiệu là Thiên hoàng Go-Fushimi. Ông đổi niên hiệu thành niên hiệu mới là Shōan (1299 - 1301)[4]

Triều đại của ông chứng kiến sự tranh đoạt ngôi vị giữa hai nhà, nhưng ông cũng cố gắng đi cầu nguyện đền thờ thần Kamo để cầu thần giúp đỡ cho việc duy trì ngôi vị qua các con trai của ông trong nhà Jimyōin-tō. Lời cầu nguyện của ông đã ứng nghiệm, khi Thiên hoàng Kōgon là con trai thứ của ông giành quyền kế vị ngai vàng, dưới sự hậu thuẫn của Mạc phủ họ Ashikaga.

Tháng 2/1301, bị sự chống đối quyết liệt của nhà Daikakuji, Thiên hoàng Go-Fushimi thoái vị và nhường ngôi cho cháu trai là Kuniharu, người sẽ lên ngôi với hiệu là Thiên hoàng Go-Nijō.

Thoái vị[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi từ ngôi, ông trở thành Thượng hoàng Go-Fushimi. Năm 1308, ông ủng hộ người em trai mình lên kế vị thay Go-Nijō vừa băng hà, hiệu là Thiên hoàng Hanazono. Thời Hanazono, các cuộc đàm phán giữa shikken Mạc phủ là Hōjō Morotoki (1301-1311) và Hōjō Takatoki (1316-1326) với hai nhà của hoàng tộc về kế vị được chấm dứt bởi Hiệp ước Bunpō (1317). Hiệp ước này quy định, mỗi nhà sẽ cử người lên kế vị trong thời gian mười năm. Thỏa thuận này không kéo dài, nó bị phá vỡ khi Thiên hoàng Go-Daigo lên ngôi.

Năm 1336, Thượng hoàng Go-Fushimi qua đời

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Go-Fushimi la con trai duy nhất của Thiên hoàng Fushimi, người duy nhất nối dõi nhà Jimyōin-tō. Ông có 1 hoàng hậu với 5 người con:

  • công chúa cả: Junshi (珣子内親王)
  • công chúa thứ 2 Kenshi / Kaneko (兼子内親王)
  • hoàng tử thứ 3 Kazuhito (Bắc Thiên hoàng Kōgon)
  • hoàng tử thứ 5: Thân vương ??? (景仁親王)
  • hoàng tử thứ 9 Yutahito (豊仁親王) (Bắc Thiên hoàng Kōmyō)

Kugyō[sửa | sửa mã nguồn]

Niên hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Einin (1293–1299)
  • Shōan (1299–1302)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp. 274-275; Varley, H. Paul. (1980). Jinno Shōtōki pp.. 238-239.
  2. ^ Titsingh, p. 274; Varley, p. 238.
  3. ^ Titsingh, p. 274; Varley, p. 44
  4. ^ Titsingh, p. 274; Varley, p. 44, 238
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_ho%C3%A0ng_Go-Fushimi