Wiki - KEONHACAI COPA

Thủ tướng Đức

Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức
Bundeskanzler(in) der Bundesrepublik Deutschland (tiếng Đức)
Biểu trưng Thủ tướng Đức
Hiệu kỳ Thủ tướng Đức
Đương nhiệm
Olaf Scholz

từ 8 tháng 12 năm 2021
Cơ quan hành pháp
Chính quyền Liên bang Đức
Chức vụNgài Thủ tướng
'His Exellency (thông dụng quốc tế)[1]
Thành viên củaChính phủ Liên bang Đức
Hội đồng Châu Âu
Trụ sởPhủ Thủ tướng Đức
Berlin, Đức
Bổ nhiệm bởiTổng thống Đức
Nhiệm kỳ4 năm
Người đầu tiên nhậm chứcOtto von Bismarck
Thành lậpngày 1 tháng 7 năm 1867
ngày 21 tháng 3 năm 1871
Websitehttp://bundeskanzlerin.de

Thủ tướng Đức, đầy đủ là Thủ tướng liên bang nước Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundeskanzler(in) der Bundesrepublik Deutschland) là người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Liên bang Đức.

Trong chính trị Đức, Kanzler tương đương với một thủ tướng ở nhiều nước khác. Trong khi đó, Ministerpräsident, được sử dụng dành riêng cho người đứng đầu chính phủ của hầu hết các bang của Đức (gọi là Land trong tiếng Đức).

Tính từ năm 1949, Helmut Kohl là thủ tướng tại vị lâu nhất với 16 năm, 26 ngày trong 4 nhiệm kỳ từ 1982 đến 1998. Người tại vị lâu thứ hai là Angela Merkel khi bà giữ chức 16 năm, 16 ngày với bốn nhiệm kỳ từ 2005 đến 2021. Bà là nữ thủ tướng đầu tiên của Đức. Trong tiếng Đức, bà được gọi là Bundeskanzlerin. Trước thời Angela Merkel thì từ này chưa bao giờ được sử dụng chính thức, vì hậu tố in đã được thêm vào Bundeskanzler để biểu thị một phụ nữ giữ vị trí thủ tướng. Bà còn được truyền thông và người dân Đức gọi bằng một cái tên thân mật khác là Mutti có nghĩa là mẹ. Ngày 8 tháng 12 năm 2021, nữ Thủ tướng Angela Merkel chính thức rời nhiệm sở sau hơn 16 năm lãnh đạo nước Đức và trao lại quyền lực cho người kế nhiệm là Olaf Scholz thuộc Đảng Dân chủ Xã hội.

Chức vụ Thủ tướng có một lịch sử lâu dài, xuất phát từ thời Thánh chế La Mã. Danh hiệu này được sử dụng trong một số tiểu bang của châu Âu nói tiếng Đức. Chức danh thời hiện đại của Thủ tướng được thành lập với Liên minh Bắc Đức, trong đó Otto von Bismarck trở thành Thủ tướng vào năm 1867. Sau khi thống nhất nước Đức vào năm 1871, chức danh này được biết đến tại Đức là Reichskanzler, mặc dù chức danh này vẫn được gọi là Chancellor trong tiếng Anh. Với hiến pháp của Đức năm 1949, danh hiệu Bundeskanzler đã bắt đầu được sử dụng lại tại Đức.

Trong các thời kỳ khác nhau, vai trò của thủ tướng đã thay đổi. Từ 1871-1918, các thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm trước Hoàng đế. Với những cải cách hiến pháp năm 1918, Quốc hội đã được cấp quyền miễn nhiệm Thủ tướng. Theo Hiến pháp Weimar năm 1919, các thủ tướng được bổ nhiệm bởi Tổng thống và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Sau cái chết của Tổng thống Hindenburg, Hiến pháp Weimar đã bị gạt sang một bên trong chế độ độc tài Đức Quốc xã. Hiến pháp 1949 đã cho quyền hạn của Thủ tướng lớn hơn trong thời kỳ của Cộng hòa Weimar, trong khi giảm bớt vai trò của Tổng thống.

Từ năm 1867, 34 cá nhân đã giữ chức vụ thủ tướng Đức.

Danh sách thủ tướng Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang Bắc Đức (1867–1871)[sửa | sửa mã nguồn]

      Không đảng phái

Chân dungTên
(Sinh - mất)
Nhiệm kỳ làm việc
(thời gian nhiệm kỳ)
Đảng phái chính trị
không khungBá tước
Otto von Bismarck
(1 tháng 4 năm 1815 – 30 tháng 7 năm 1898)
1 tháng 7 năm 1867 – 21 tháng 3 năm 1871
3 năm, 263 ngày
Không đảng phái

Đế quốc Đức (1871-1918)[sửa | sửa mã nguồn]

      Zentrum       Không đảng phái

Chân dungTên
(Sinh - mất)
Nhiệm kỳ làm việc
(thời gian nhiệm kỳ)
Đảng phái chính trịNội các
không khungThân vương
Otto von Bismarck
(1 tháng 4 năm 1815 – 30 tháng 7 năm 1898)
21 tháng 3 năm 1871 – 20 tháng 3 năm 1890
18 năm, 364 ngày
Không đảng pháiBismarck
không khungBá tước
Leo von Caprivi
(24 tháng 2 năm 1831 – 6 tháng 2 năm 1899)
20 tháng 3 năm 1890 – 26 tháng 10 năm 1894
4 năm, 220 ngày
Không đảng pháiCaprivi
không khungVương tôn
Chlodwig zu Hohenlohe-Schillingsfürst
(31 tháng 3 năm 1819 – 6 tháng 7 năm 1901)
26 tháng 10 năm 1894 – 17 tháng 10 năm 1900
5 năm, 353 ngày
Không đảng pháiHohenlohe-Schillingsfürst
không khungVương tôn
Bernhard von Bülow
(3 tháng 5 năm 1849 – 28 tháng 10 năm 1929)
17 tháng 10 năm 1900 – 14 tháng 7 năm 1909
8 năm, 270 ngày
Không đảng pháiBülow
không khungTheobald von Bethmann-Hollweg
(29 tháng 11 năm 1856 – 1 tháng 1 năm 1921)
14 tháng 7 năm 1909 – 13 tháng 7 năm 1917
7 năm, 364 ngày
Không đảng pháiBethmann-Hollweg
không khungGeorg Michaelis
(8 tháng 9 năm 1857 – 24 tháng 7 năm 1936)
14 tháng 7 – 1 tháng 11 năm 1917
110 ngày
Không đảng pháiMichaelis
không khungBá tước
Georg von Hertling
(31 tháng 8 năm 1843 – 4 tháng 1 năm 1919)
1 tháng 11 năm 1917 – 30 tháng 9 năm 1918
333 ngày
Đảng Trung dungHertling
không khungĐại Công tôn
Max von Baden
(10 tháng 7 năm 1867 – 6 tháng 11 năm 1929)
1 tháng 11 năm 1917 – 30 tháng 9 năm 1918
333 ngày
Không đảng pháiBaden

Cộng hòa Weimar (19191933)[sửa | sửa mã nguồn]

      SPD       Zentrum       DVP       Không đảng phái

Chân dungTên
(Sinh - mất)
Nhiệm kỳ làm việc
(thời gian nhiệm kỳ)
Đảng phái chính trịNội các
không khungFriedrich Ebert
(4 tháng 2 năm 1871 – 28 tháng 2 năm 1925)
Reichskanzler (Thủ tướng) và Vorsitz des Rates der Volksbeauftragten (Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân)
9 tháng 11 năm 1918 – 13 tháng 2 năm 1919
96 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcHội đồng Đại biểu Nhân dân
không khungPhilipp Scheidemann
(4 tháng 2 năm 1871 – 28 tháng 2 năm 1925)
Reichsministerpräsident (Thủ tướng)
13 tháng 2 năm 1919 – 20 tháng 6 năm 1919
127 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcScheidemannHĐQG
(1919)
không khungGustav Bauer
(6 tháng 1 năm 1870 – 16 tháng 9 năm 1944)
Reichsministerpräsident, sau ngày 14 tháng 8 năm 1919 là Reichskanzler (cả hai chức vụ đều mang mang nghĩa là Thủ tướng trong tiếng Việt)
21 tháng 6 năm 1919 – 26 tháng 3 năm 1920
279 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcBauer
không khungHermann Müller
(18 tháng 5 năm 1876 – 20 tháng 3 năm 1931)
27 tháng 3 năm 1920 – 21 tháng 6 năm 1920
86 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcMüller I
không khungConstantin Fehrenbach
(18 tháng 5 năm 1876 – 20 tháng 3 năm 1931)
25 tháng 6 năm 1920 – 4 tháng 5 năm 1921
313 ngày
Đảng Trung dungFehrenbach1
(1920)
không khungJoseph Wirth
(6 tháng 9 năm 1873 – 3 tháng 1 năm 1956)
10 tháng 5 năm 1921 – 14 tháng 11 năm 1922
1 năm, 188 ngày
Đảng Trung dungWirth I
Wirth II
không khungWilhelm Cuno
(2 tháng 7 năm 1876 – 3 tháng 1 năm 1933)
22 tháng 11 năm 1922 – 12 tháng 8 năm 1923
263 ngày
Không đảng pháiCuno
không khungGustav Stresemann
(10 tháng 5 năm 1878 – 3 tháng 10 năm 1929)
13 tháng 8 – 30 tháng 11 năm 1923
109 ngày
Đảng Nhân dân ĐứcStresemann I
Stresemann II
không khungWilhelm Marx
(15 tháng 1 năm 1863 – 5 tháng 8 năm 1946)
30 tháng 11 năm 1923 – 15 tháng 1 năm 1925
1 năm, 46 ngày
Đảng Trung dungMarx I
Marx II2
(Tháng 5 năm 1924)
không khungHans Luther
(10 tháng 3 năm 1879 – 11 tháng 5 năm 1862)
15 tháng 1 năm 1925 – 12 tháng 5 năm 1926
1 năm, 117 ngày
Không đảng pháiLuther I3
(Tháng 12 năm 1924)
Luther II
không khungWilhelm Marx
(15 tháng 1 năm 1863 – 5 tháng 8 năm 1946)
17 tháng 5 năm 1926 – 12 tháng 6 năm 1928
2 năm, 26 ngày
Đảng Trung dungMarx III
Marx IV
không khungHermann Müller
(18 tháng 5 năm 1876 – 20 tháng 3 năm 1931)
28 tháng 6 năm 1928 – 27 tháng 3 năm 1930
1 năm, 272 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcMüller II4
(1928)
không khungHeinrich Brüning
(26 tháng 11 năm 1885 – 30 tháng 3 năm 1970)[a]
30 tháng 3 năm 1930 – 30 tháng 2 năm 1932
2 năm, 61 ngày
Đảng Trung dungBrüning I5
(1930)
Brüning II
không khungFranz von Papen
(29 tháng 10 năm 1879 – 2 tháng 5 năm 1969)[a]
30 tháng 5 – 17 tháng 11 năm 1932
171 ngày
Không đảng pháiPapen6
(Tháng 7 năm 1932)
không khungKurt von Schleicher
(7 tháng 4 năm 1882 – 30 tháng 6 năm 1934)[a]
3 tháng 12 năm 1932 – 28 tháng 1 năm 1933
56 ngày
Không đảng pháiSchleicher7
(Tháng 11 năm 1932)

Đức Quốc xã (1933–1945)[sửa | sửa mã nguồn]

      NSDAP

Chân dungTên
(Sinh - mất)
Nhiệm kỳ làm việc
(thời gian nhiệm kỳ)
Đảng phái chính trịNội cácReichstag[b]
không khungAdolf Hitler
(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945)
FührerReichskanzler (Thủ tướng) từ ngày 2 tháng 8 năm 1934[a][c]
30 tháng 1 năm 1933 – 30 tháng 4 năm 1945
12 năm, 90 ngày
Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩaHitler8
(Tháng 3 năm 1933)
9
(Tháng 11 năm 1933)
10
(Tháng 3 năm 1936)
11
(Tháng 4 năm 1938)
không khungJoseph Goebbels
(29 tháng 10 năm 1897 – 1 tháng 5 năm 1945)[c][d]
30 tháng 4 năm 1945 – 1 tháng 5 năm 1945
1 ngày
Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa(Nội các được Hitler đề xuất theo di chúc nhưng không bao giờ được triệu tập)
không khungLutz Graf Schwerin von Krosigk
(22 tháng 8 năm 1887 – 4 tháng 3 năm 1977)
Điều hành chính phủ tại Flensburg[e][f]
2 – 23 tháng 5 năm 1945
21 ngày
Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩaSchwerin von Krosigk

Cộng hòa Liên bang Đức (1949–nay)[sửa | sửa mã nguồn]

      CDU       SPD       FDP

Chân dungTên
(Sinh - mất)
Nhiệm kỳ làm việc
(thời gian nhiệm kỳ)
Đảng phái chính trịNội cácBundestag
không khungKonrad Adenauer
(5 tháng 1 năm 1876 – 19 tháng 4 năm 1967)
15 tháng 9 năm 1949 – 15 tháng 10 năm 1963
14 năm, 30 ngày
Liên minh Dân chủ Kitô giáo ĐứcAdenauer I
CDU/CSUFDPDP
1
(1949)
Adenauer II
CDU/CSUFDP/FVPDPGB/BHE
2
(1953)
Adenauer III
CDU/CSUDP
3
(1957)
Adenauer IV
CDU/CSUFDP
4
(1961)
Adenauer V
CDU/CSUFDP
không khungLudwig Erhard
(4 tháng 2 năm 1897 – 5 tháng 5 năm 1977)
16 tháng 10 năm 1963 – 30 tháng 11 năm 1966
3 năm, 45 ngày
Không là thành viên của đảng phái nào cả; liên minh cùng với Liên minh Dân chủ Kitô giáo [3]Erhard I
CDU/CSUFDP
Erhard II
CDU/CSUFDP
5
(1965)
không khungKurt Georg Kiesinger
(6 tháng 4 năm 1904 – 9 tháng 3 năm 1988)
1 tháng 12 năm 1966 – 21 tháng 10 năm 1969
2 năm, 324 ngày
Liên minh Dân chủ Kitô giáo ĐứcKiesinger
CDU/CSUSPD
không khungWilly Brandt
(18 tháng 2 năm 1913 – 8 tháng 10 năm 1992)
22 tháng 10 năm 1969 – 7 tháng 5 năm 1974
4 năm, 197 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcBrandt I
SPDFDP
6
(1969)
Brandt II
SPDFDP
7
(1972)
không khungWalter Scheel
(8 tháng 7 năm 1919 – 24 tháng 8 năm 2016)
(Quyền thủ tướng)[g]
7 – 16 tháng 5 năm 1974
9 ngày
Đảng Dân chủ Tự do Đức(Quyền)
không khungHelmut Schmidt
(23 tháng 2 năm 1918 – 10 tháng 11 năm 2015)
16 tháng 5 năm 1974 – 1 tháng 10 năm 1982
8 năm, 148 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcSchmidt I
SPDFDP
Schmidt II
SPDFDP
8
(1978)
Schmidt III
SPDFDP
9
(1980)
không khungHelmut Kohl
(3 tháng 6 năm 1930 – 16 tháng 6 năm 2017)
1 tháng 10 năm 1982 – 27 tháng 10 năm 1998
16 năm, 26 ngày
Liên minh Dân chủ Kitô giáo ĐứcKohl I
CDU/CSUFDP
Kohl II
CDU/CSUFDP
10
(1983)
Kohl III
CDU/CSUFDP
11
(1987)
Kohl IV
CDU/CSUFDP
12
(1990)
Kohl V
CDU/CSUFDP
13
(1994)
không khungGerhard Schröder
(7 tháng 4 năm 1944 –)
27 tháng 10 năm 1998 – 22 tháng 11 năm 2005
7 năm, 26 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcSchröder I
SPDXanh
14
(1998)
Schröder II
SPDXanh
15
(2002)
không khungAngela Merkel
(17 tháng 7 năm 1954 –)
22 tháng 11 năm 2005 – 8 tháng 12 năm 2021
16 năm, 16 ngày
Liên minh Dân chủ Kitô giáo ĐứcMerkel I
CDU/CSUSPD
16
(2005)
Merkel II
CDU/CSUFDP
17
(2009)
Merkel III
CDU/CSUSPD
18
(2013)
Merkel IV
CDU/CSUSPD
19
(2017)
Olaf Scholz
(14 tháng 6 năm 1958 –)
8 tháng 12 năm 2021 – đương nhiệm
2 năm, 112 ngày
Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcScholz
SSPD - FDP Xanh
20
(2021)

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Thủ tướng không qua quốc hội, được Reichpraesident (Tổng thống) Paul von Hindenburg chỉ định sau khi không có liên minh chính đảng nào được thành lập mà giành được đa số ghế trong Quốc hội Đức.
  2. ^ Không có cuộc bầu cử nào diễn ra trong thế chiến thứ hai. Lần triệu tập Quốc hội cuối cùng diễn ra ngày 26 tháng 4 năm 1942.
  3. ^ a b Tự sát trong khi đang tại chức
  4. ^ Bổ nhiệm theo Bản chúc thư chính trị của Hitler
  5. ^ Được Reichspräsident Karl Dönitz bổ nhiệm sau khi Goebbels tự sát
  6. ^ Bị bắt giữ, chính phủ bị giải thể.[2]
  7. ^ phó thủ tướng dưới quyền Brandt, Scheel đảm nhậm chức quyền Thủ tướng sau khi Brandt từ chức.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ratgeber für Anschriften und Anreden. Lưu trữ 2017-01-10 tại Wayback Machine (PDF; 2,3 MB) Bundesministerium des Innern - Protokoll Inland, Retrieved January 2010.
  2. ^ Hillmann, Jörg; Zimmermann, John (2014) [2002]. “Die »Reichsregierung« in Flensburg” [The "Government" in Flensburg]. Kriegsende 1945 in Deutschland (bằng tiếng Đức). Munich: Walter de Gruyter GmbH & Co KG. tr. 35–65. ISBN 978-3-486-83332-4.
  3. ^ Jörges, Hans Ulrich; Wüllenweber, Walter (ngày 25 tháng 4 năm 2007). “CDU-Altkanzler: Ludwig Erhard war nie CDU-Mitglied” (bằng tiếng Đức). Der Stern. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ McFadden, Robert D. (ngày 24 tháng 8 năm 2016). “Walter Scheel, Leading Figure in West German Thaw With the East, Dies at 97”. The New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

  • Klein, Herbert, ed. 1993. The German Chancellors. Berlin: Edition.
  • Padgett, Stephen, ed. 1994. The Development of the German Chancellorship: Adenauer to Kohl. London: Hurst.

Bài viết[sửa | sửa mã nguồn]

  • Harlen, Christine M. 2002. "The Leadership Styles of the German Chancellors: From Schmidt to Schröder." Politics and Policy 30 (2 (June)): 347–371.
  • Helms, Ludger. 2001. "The Changing Chancellorship: Resources and Constraints Revisited." German Politics 10 (2): 155–168.
  • Mayntz, Renate. 1980. "Executive Leadership in Germany: Dispersion of Power or 'Kanzler Demokratie'?" In Presidents and Prime Ministers, ed. R. Rose and E. N. Suleiman. Washington, D.C: American Enterprise Institute. pp. 139–71.
  • Smith, Gordon. 1991. "The Resources of a German Chancellor." West European Politics 14 (2): 48–61.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_%C4%90%E1%BB%A9c