Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận Wikipedia:Không tấn công cá nhân

Xin cho biết câu này có phải là ví dụ về không tấn công cá nhân không ?

"Câu thảo luận của bạn vô văn hóa, vi phạm đạo đức,hạ nhục người khác, không thể chấp nhận được. Nó là sự thảo luận mang tính xúc phạm danh dự của người khác và hạ thấp uy tín người khác. Với những câu thảo luận như thế này sẽ làm cho thành viên khác khó chịu và khinh rẻ bạn. Sự thảo luận của bạn là một tính toán cá nhân và coi thường người khác, nó làm hại cho Wikipedia và cho bản thân bạn. Bạn có biết là chính nó cũng sẽ làm cho trí óc bạn không thể phát triển được hơn nữa không ?..."

Theo như thảo luận tại trang Thảo luận Thành viên:Tttrung#Cảnh báo thì câu trên không vi phạm. Nếu không ai có ý kiến gì, tôi sẽ cho ví dụ trên vào trong Wikipedia:Không tấn công cá nhân. Casablanca1911 02:27, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ đoạn "...Bạn có biết là chính nó cũng sẽ làm cho trí óc bạn không thể phát triển được hơn nữa không ?..." mang tính chất tấn công cá nhân. -- Trần Đăng Khoa (Thảo luận) 07:25, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Quy định thì nên thống nhất. Câu mà bạn trích dẫn ra ở trên vẫn chỉ là lời nhận xét 1 câu thảo luận của người khác, chứ không phải nhận xét người đó, nên vẫn đúng với Quy định hiện tại. Casablanca1911 07:41, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng nghĩ như Trần Đăng Khoa, bạn tìm được trích dẫn này ở đâu vậy? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:48, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn không nên nghĩ theo cảm tính cá nhân, mà nên chỉ ra là đã vi phạm như thế nào ? Casablanca1911 07:51, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa bao giờ nói là tôi nghĩ theo cảm tính cá nhân. Tôi chỉ nói là tôi nghĩ như Trần Đăng Khoa, theo bạn tại sao nghĩ như Trần Đăng Khoa thì lại là nghĩ theo cảm tính cá nhân? Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; cách hỏi dễ chịu sẽ nhận được câu trả lời mong muốn.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:53, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nghĩa là bạn nghĩ như Trần Đăng Khoa, chứ không phải là bạn nghĩ như bạn Tttrung nghĩ ? Không hiểu ý nghĩ của bạn như thế nào ? Ý nghĩ của bản thân một người thì khác so với ý nghĩ của người khác, mặc dù họ cho là giống ý nghĩ của họ ?

Sao bạn biết là câu thảo luận của TĐK lại không phải là cảm tính của TĐK ? Chưa có Quy định nào đặt ra là câu thảo luận cần phải dễ chịu thì mới có người khác thảo luận. Bạn có thể không thảo luận nếu bạn không muốn, không ai ép bạn phải làm việc đó. Casablanca1911

Nó là cái văn hóa Việt Nam chứ không phải là quy định; không ai ép bạn phải luôn làm người khác dễ chịu, đó là lời khuyên, bạn nghe hay không thì tùy. Mọi người ở đây đã từng đưa ra lời khuyên như vậy; tôi không phải là người đầu tiên.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:21, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đề nghị bạn thảo luận vào nội dung chính hiện tại. Tôi biết ai là người hay đưa ra nhiều lời khuyên và lời dạy dỗ rồi. Còn bản thân tôi được biết là trong lịch sử dân tộc Việt Nam, không phải cuộc thảo luận, cuộc đàm phán, cuộc thương thuyết nào cũng "dễ chịu" cả đâu bạn ạ. Và như vậy, đâu có phải những người tham gia thảo luận đó là những người không biết văn hoá Việt Nam. Hẹn sẽ thảo luận với bạn tại bài văn hoá Việt Nam sau. Một lần nữa, bạn nên tập trung vào thảo luận, đừng làm thảo luận dài thêm, tốn bộ nhớ Wikipedia, và đừng mang thêm người thứ 3 vào trong các câu thảo luận của mình (như mang thêm duongdttt, Trần Đăng Khoa, v.v...). Casablanca1911 08:38, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Để thảo luận tập trung vào đề tài, thay vì bạn phát biểu "Bạn không nên nghĩ theo cảm tính cá nhân, mà nên chỉ ra là đã vi phạm như thế nào ?" , bạn nên hỏi "Xin bạn làm ơn cho biết lý do cụ thể tại sao đoạn bạn đã trích dẫn vi phạm quy định này". Nói như vậy không hề khẳng định gì về việc suy nghĩ của người khác có cảm tính hay không; mà trực tiếp thảo luận vào chủ đề. Hy vọng phân tích này có ích cho bạn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:03, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Rất tiếc là tôi không thể làm theo cách bạn "chỉ dạy" được. Thứ nhất, là tôi ít (hiếm) khi dùng "xin bạn làm ơn" lắm. (Và tôi nghĩ tỷ lệ đó trong các thảo luận của Tttrung chắc cũng không nhiều hơn tôi ở trong thảo luận của Wikipedia này). Thứ hai, là nó còn phụ thuộc vào "sự mong muốn", "sự hy vọng" nhận được câu giải đáp của người thảo luận đó đến cỡ nào. Nói như vậy chắc bạn hiểu. Tôi vẫn sẽ không hỏi lại câu hỏi và do thảo luận từ đầu đến giờ đã dài lắm rồi, đề nghị bạn nói rõ ý kiến của mình (tôi luôn luôn hạn chế việc chỉ dạy cho người quản lý cách thức thảo luận và đưa nguồn dẫn). Casablanca1911 09:25, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đặt lại vấn đề[sửa mã nguồn]

Dạo này các bác vui tính quá. Tôi mạn phép đặt lại vấn đề để thảo luận cho tập trung nhé. Đã có Trần Thế Trung và Trần Đăng Khoa, và cả tôi nữa, cho rằng câu dưới đây tấn công cá nhân.

Bạn có biết là chính nó [câu thảo luận] cũng sẽ làm cho trí óc bạn không thể phát triển được hơn nữa không ?

Vấn đề đặt ra:

  1. Theo quy định Wikipedia:Không tấn công cá nhân hiện tại, câu trên có phải là tấn công cá nhân hay không?
  2. Nếu câu trả lời cho câu trên là "". Đề nghị ai đó phân tích.
  3. Nếu câu trả lời cho câu trên là "không". Đề nghị mọi người cùng suy nghĩ tìm cách bổ sung vào quy định Wikipedia:Không tấn công cá nhân, để câu trả lời sẽ trở thành "có".

Tmct 09:41, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo tôi, tùy theo nội dung của "nó", hoàn cảnh nó "ra đời" và vấn đề là bạn đứng từ hướng nào để hiểu câu này, và hiểu ra sao, chứ thực chất câu này "khó lòng" gọi là tấn công. Thí dụ đứng về phía tâm lý học, hay Phật học điều "này" có thể thực sự xãy ra trong một điều kiện đặc biệt (duyên) nào đó. Vì ai đó "đặt vấn đề" tương đối không xác định về nội hàm của "nó" nên tôi cho rằng sự bàn thảo sẽ khó có thể có kết thúc trừ khi giới hạn bớt (more focus, more assume) nội hàm của "nó". Thí dụ nhỏ về hoàn cảnh ra đời là trong lúc thầy giảng triết cho trò thì vai trò về nội dung của "nó" sẽ giảm bớt và câu trên sẽ không còn tính xúc phạm hay tấn công mà trở thành tính dạy dổ. Ngược lại, nếu hoàn cảnh ra đời của "nó" là lúc người A phán rằng tôi thích viết "nó" ra vì nó có tác dụng .....bal bla và sau đó B mới phát biểu nó thì có thể cứu xét đây là một vụ vi phạm "nhân quyền" nhưng cũng cũng tùy thêm cảm giác người nhận nữa. LĐ 14:55, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Câu trên có "hoàn cảnh" cụ thể của nó đấy chứ. Tmct trích ra từ trong một thảo luận đâu đó ở Wikipedia. Chúng ta đang xét trong trường hợp mang tính khái quát, thì từ đó Quy định mới được sử dụng rộng rãi được. Casablanca1911 02:56, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đề nghị[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị bổ sung thêm trong Quy định này là: "Việc nhận xét lời thảo luận của ai đó chỉ nên là đúng hay sai so với những quy định của Wikipedia". Còn nếu nhận xét khác thì coi như là đã gián tiếp nhận xét bản thân người đó, do vậy đã vi phạm Wikipedia:Không tấn công cá nhân". Casablanca1911 09:49, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nên có bài viết văn hóa Wikipedia thay cho bài này, vì mình thấy bài này đọc hơi khó nghe, khô khan. Nên có cách tiếp cận khác với những người bất đồng quan điểm, --duongdttt 10:11, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Nếu không ai có ý kiến thảo luận thêm, tôi sẽ cho câu trên vào trong bài chính. Casablanca1911 03:03, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Wikipedia:Kh%C3%B4ng_t%E1%BA%A5n_c%C3%B4ng_c%C3%A1_nh%C3%A2n