Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận Wikipedia:Dự án/Âm nhạc

Độ nổi bật của Âm nhạc Việt Nam[sửa mã nguồn]

Xin chào mọi người, nhân dịp "Dự án âm nhạc" của WP vốn đang nhộn nhịp hơn với nhiều thành viên mới, tôi muốn lập trang thảo luận nhỏ này để bàn về Độ nổi bật của Âm nhạc Việt Nam, tránh theo những quy chuẩn không thực sự phù hợp lấy nguyên từ WP tiếng Anh sang.

Thảo luận sẽ được đóng vào ngày 30 tháng 4 năm 2016 để tạo không gian biểu quyết thống nhất nội dung. DangTungDuong (thảo luận) 13:41, ngày 22 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Mục đích[sửa mã nguồn]

Tôi muốn tránh những sự chuyển đổi "nghiễm nhiên nổi bật" mà WP tiếng Anh áp dụng, khi âm nhạc Việt Nam còn nhiều vấn đề. Những điển hình nhất bao gồm:

  1. Ca sĩ có 1 ca khúc nổi bật (one-hit wonder) thì nghiễm nhiên nổi bật.
  2. Album của 1 ca sĩ nổi bật thì nghiễm nhiên nổi bật.
  3. Ca sĩ lên chương trình truyền hình thì nghiễm nhiên nổi bật.

Và nhiều sự nghiễm nhiên khác cần phải thảo luận ở đây.

Thực trạng[sửa mã nguồn]

Âm nhạc Việt Nam không có một cơ quan quản lý hiệu quả, cũng không có hệ thống thống kê hợp lý do ăn cắp vi phạm bản quyền quá nhiều. Các giải thưởng hầu hết mang tính phong trào và chủ yếu do khán giả chứ không phải người trong nghề hoặc giới chuyên môn bình chọn. Không có nhiều kênh và chương trình truyền hình thực sự chuyên ngành.

Một thực tế quan trọng khác là môi trường hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp. Qua trải nghiệm tiếp xúc trực tiếp, tôi được biết bản thân các nghệ sĩ (ca sĩ, nhạc sĩ, hòa âm phối khí, nhạc công, nhà sản xuất, nhạc công, nghệ sĩ khách mời,...) không có "thói quen" thống kê, ghi chép và lưu trữ bằng giấy tờ cá nhân và nhất là giấy tờ pháp luật. Vì vậy, những thông tin chính/phụ mà có thể cung cấp được cho WP trên đây, đối với album, liveshow, chương trình từ thiện, các EP, đĩa đơn,... chủ yếu lại từ nguồn báo chí vốn cũng kém chuyên môn, thường nhận tiền quảng cáo, và cũng rất đa chiều. Ngoài các hãng đĩa phát hành cần giấy tờ hành chính thì bản thân các nghệ sĩ mà tôi nói ở trên chỉ có thông tin về... doanh thu sản phẩm, chứ thậm chí họ còn KHÔNG BIẾT và/hoặc KHÔNG NHỚ về ngày phát hành, cũng như cụ thể các nghệ sĩ mình từng cộng tác trong dự án.

Giải pháp đề xuất[sửa mã nguồn]

Cá nhân tôi đề xuất một giải pháp chung đơn giản, đó là lên một danh sách nhỏ những nguồn cơ bản, đảm bảo yếu tố "nghiễm nhiên nổi bật", còn lại là các nguồn yếu hơn và thứ cấp, tránh sử dụng. Về bản chất, cần chú ý đánh giá từng bài cụ thể, vì quan điểm của tôi là nền âm nhạc Việt Nam không thể có tính "nghiễm nhiên nổi bật" mà ngành công nghiệp âm nhạc phương Tây đã áp dụng từ 1 thế kỷ nay được. Giải pháp của tôi là bổ sung vào các tiêu chí về Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc) để tạo ra bộ khung xét "Độ nổi bật" riêng của Âm nhạc Việt Nam, bao gồm các CA SĨ, NHẠC SĨ, NHẠC CÔNG, NHÀ SẢN XUẤT, HÃNG ĐĨA THU ÂM, TẠP CHÍ,...:

  1. Nguồn báo, tạp chí, internet. Vì hiện nay tôi không thấy thực sự những báo đầu ngành về âm nhạc (bản thân tạp chí Âm nhạc hoạt động rất nghèo nàn), nên tôi chấp nhận một danh sách các báo chất lượng cao với nguồn ít nhiều đảm bảo. Danh sách hiện tại tôi đề nghị đó là các nguồn cơ bản: VnExpress, Dân trí, CNN, BBC, RFA, Hội nhạc sĩ Việt Nam, VTV, VOV và đặc biệt báo của Thông tấn xã Việt Nam Thể thao & Văn hóa. Các báo, tạp chí khác cũng có thể thỏa mãn tùy hoàn cảnh và nội dung.
  2. Giải thưởng. Cá nhân tôi biết chỉ có 2 giải thưởng mà giới trong nghề gọi là danh giá, do được chọn lựa bởi các nhạc sĩ và giới báo chí âm nhạc trong nước, đó là chương trình Bài hát ViệtGiải thưởng âm nhạc Cống hiến. Các giải như Mai Vàng, Làn sóng xanh đã không còn các nhạc sĩ bình chọn, còn các giải khán giả bình chọn có thể coi là vô giá trị.
  3. Bảng xếp hạng. Do tại Việt Nam không có hệ thống thống kê hiệu quả vì tình trạng vi phạm bản quyền, nên tôi xin PHỦ NHẬN giá trị mọi bảng xếp hạng ở Việt Nam hiện tại. Bao giờ Việt Nam xây dựng được một bảng xếp hạng quy củ và uy tín như Billboard hay UK Chart thì tôi mới ủng hộ độ nổi bật.
  4. Chương trình truyền hình. Tôi ủng hộ việc các nghệ sĩ xuất hiện trên truyền hình trong các chương trình chính thức của các đài, từ địa phương cho tới quốc gia. Các đài nhỏ hơn, không chính thức cũng hoàn toàn thỏa mãn, tuy nhiên tôi coi là "cấp dưới" hơn do không đảm bảo tính phổ biến, nên độ nổi bật thấp hơn.

Các ngoại lệ hoàn toàn có thể được chấp nhận. Ví dụ như nghệ sĩ được đề cử tại giải Cống hiến cũng hoàn toàn xứng đáng nổi bật; ca khúc không có giải thưởng nhưng xuất hiện nhiều trên báo đài cũng xứng đáng nổi bật; ca sĩ không có giải thưởng nhưng tạo ảnh hưởng tốt/xấu với xã hội cũng xứng đáng nổi bật. Tuy nhiên, đấy phụ thuộc vào từng hoàn cảnh nên tôi cũng khẳng định không có tiêu chí "nghiễm nhiên".

Thảo luận[sửa mã nguồn]

Mời mọi người thêm bớt ý kiến bổ sung và thảo luận ở ngay dưới bằng dấu # để trực tiếp chỉnh sửa, sau này có thể trở thành một Biểu quyết để bổ sung chính thức vào nội dung Dự án âm nhạc đây. DangTungDuong (thảo luận) 06:57, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đồng ý[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Tôi đồng ý với các giải pháp của bạn. Tôi chỉ thắc mặc liệu Báo Thanh Niên, Báo Tuổi trẻBáo Hà Nội mới cũng có phải là những nguồn chất lượng? Mintu Martin (thảo luận) 13:16, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @Mintu Martin: Tôi chỉ có thể liệt kê một vài nguồn cơ bản, các nguồn khác đã được WP chấp nhận là nguồn hợp lệ đều thỏa mãn tại đây! DangTungDuong (thảo luận) 15:24, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đã xem và đồng ý với các giải pháp trên. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 22:24, ngày 11 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Tôi vẫn còn băn khoăn về ý nghệ sĩ lên truyền hình là nghiễm nhiên đủ dnb, nhưng với những chế tài đi kèm thì có lẽ không đáng ngại.--Diepphi (thảo luận) 03:16, ngày 20 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Phản đối[sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tôi không hoàn toàn đồng ý hết tất cả các giải pháp này, còn nhiều chỗ thấy không có tính liên kết chặt chẽ (có thể bị lợi dụng để thoát khỏi độ nổi bật trong những lần đem ra thảo luận), cụ thể như sau: Ca sĩ lên chương trình truyền hình thì nghiễm nhiên nổi bật - Nếu không có giới hạn thì bất kể chương trình gì, của kênh dù lớn hay nhỏ cũng đều được, nếu một nhân vật giành ngôi quán quân của một chương trình âm nhạc ở một địa phương (cụ thể là huyện hoặc tỉnh) mà chuyên gia chấm điểm là những nguồi không chuyên môn thì điều này hoàn toàn thiếu độ nổi bật. Về những nguồn mà bạn liệt kê và những nguồn ở Wikipedia:Nguồn tin tức thì tôi đề xuất thêm một nguồn nữa là Zing News với những lý do sau: Zing là một trang lớn kể cả mọi mặt (vốn tương đương với Kênh 14), có tốc độ đăng bài nhanh và chính xác (không copy từ các bài khác), lượt truy cập cao ở Việt Nam (hơn cả Kênh 14 [1] và số lượt tương tác cho bài, như chia sẽ, bình luận...). Bảng xếp hạng Zing có thể tham khảo và xem lại vì đây là kênh nghe nhạc lớn nhất Việt Nam ㅡ ManlyBoys /_ Chúng ta sẽ ổn thôi mà _/ 08:58, ngày 12 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @ManlyBoys: Ý của bạn về chương trình truyền hình đã và đang được thảo luận phía dưới. Còn ý về Zing thì tôi chịu, blacklist là do các BQV lập, không thể nào chọn Zing hay kenh14 làm nguồn chấp nhận được ở đây. DangTungDuong (thảo luận) 11:59, ngày 14 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Bạn có thể link để tôi tham khảo được không, còn về ca sĩ lên truyền hình phải xem xét, xem chương trình có đủ dnb hay không ㅡ ManlyBoys /_ Chúng ta sẽ ổn thôi mà _/ 13:43, ngày 14 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Tôi chỉ ủng hộ "Ca sĩ có 1 ca khúc nổi bật (one-hit wonder) thì nghiễm nhiên nổi bật". Hai cái còn lại thì cần cụ thể hơn.--Namnguyenvn (thảo luận) 07:44, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @Namnguyenvn: 3 ví dụ tôi liệt kê (và thêm nhiều trường hợp khác nữa) là ý chính mà tôi muốn thảo luận tại đây để bỏ tiêu chí "nghiễm nhiên". DangTungDuong (thảo luận) 15:29, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Tôi nghĩ nên dẫn thêm danh sách nguồn không phù hợp hay không đủ tiêu chuẩn để tránh. Về BXH, tôi thấy Làn sóng xanh là một địa chỉ đáng tin cậy, nhưng tiếc là không trang nào lưu trữ BXH này qua thời gian. Về Giải thưởng, nhiều giải "không còn các nhạc sĩ bình chọn" hay do "khán giả bình chọn" vẫn được đề cập tại nhiều bài viết tại đây như Giải Video âm nhạc của MTV hay Giải Sự lựa chọn của Công chúng; liệu giải pháp này có quá khắt khe với bài viết nhạc Việt?
    @Damian Vo: Rất đồng tình với bạn trong việc thêm một DANH SÁCH tại đây, đó cũng là một mục đích lớn của phần thảo luận này. Trước tôi rất ưa thích Làn sóng xanh và Mai Vàng, nhưng ngày càng chất lượng càng thấp và không còn do các chuyên gia bình chọn, nên tôi không thể ủng hộ. Còn các giải thưởng bạn nói, dĩ nhiên giải thưởng đó nổi bật, nhưng không có nghĩa là nghệ sĩ được đề cử và giành giải thưởng đó thì nghiễm nhiên nổi bật (giống như Zing, kenh14 cũng đủ đnb để có bài riêng tại đây, nhưng nguồn từ 2 báo đó thì là blacklist).
    Về "nghiễm nhiên nổi bật" mà WP tiếng Anh áp dụng: Tôi có tham khảo sơ nét độ nổi bật âm nhạc từ bên đó, trong đó có câu: "Một album phát hành chính thức từ một nhạc sĩ nổi bật không phải là lý do nghiễm nhiên cho một bài viết. Ngược lại, một album không cần phải được thu âm bởi một nghệ sĩ nổi bật để có một bài viết, miễn phải chấp hành tiêu chuẩn nổi bật thông thường." Ngoài ra, bất kỳ chủ thể âm nhạc nào (tiểu sử/album/đĩa đơn/tour v.v.) đều buộc phải có một vài đặc điểm như nguồn độc lập và có thể xác minh được, đạt giải thưởng nổi bật, nằm trong 1 bảng xếp hạng tại một quốc gia bất kỳ v.v. chứ không có trường hợp nào "nghiễm nhiên" cả. Damian Vo (thảo luận) 10:28, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Cám ơn bạn đã để ý bản "độ nổi bật âm nhạc" bên WP en đã cập nhật. Phiên bản Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc) đã "lỗi thời" do Dự án Âm nhạc đã ra đời từ lâu, cá nhân tôi không thể một mình tự thay đổi nên mới phải lập ra thảo luận này. Thực ra quy chuẩn mà tôi muốn hướng tới cũng khá gần với ý của bên WP en. DangTungDuong (thảo luận) 15:29, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Tôi có nhìn sơ qua các nghệ sĩ lọt vào đề cử của giải Mai Vàng hay LSX 2 năm gần đây, tất cả đều khá thân thuộc, không đến nỗi quá tồi và tôi tin là có một lượng nguồn vừa đủ để viết một tiểu sử ngắn, súc tích. Tôi nghĩ ý của bác là muốn "diệt" một vài bài tiểu sử yếu kém, chủ yếu dựa trên các giải thưởng online khác như Zing Music Awards hay YAN Music Awards thì tôi đồng tình, vì giá trị không cao; bác có thể đề nghị xem xét loại bỏ các giải thưởng thế này trong cuộc biểu quyết sắp tới. Damian Vo (thảo luận) 17:58, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @Damian Vo: Vấn đề không phải là ai được đề cử mà là ai bình chọn, vì những người được bình chọn hẳn phải là nghệ sĩ ít nhiều có tiếng nên sẽ xuất hiện nơi này nơi kia. Tôi vừa lên trang giải thưởng của Làn sóng xanh năm 2015 ở đây thấy những người bình chọn đều là khán giả, như vậy rõ ràng không thỏa mãn. Tương tự cũng với giải Mai Vàng do người hâm mộ bình chọn (trong 2 tuần ?!). Cái đó cũng giống như tạp chí Rolling Stone có vô vàn Danh sách toàn tên các cao thủ, nhưng chỉ có 3 cái thỏa mãn tồn tại trên đây thôi ! Tôi để tiêu chí ở đây là tránh việc những nghệ sĩ có tên trong "danh sách bình chọn 100% bởi khán giả" như trên lại có thể "nghiễm nhiên" nổi bật, vì điều đó không hợp lý. Vậy nên phải thảo luận mới ra được vấn đề này và từ đó lập nên được danh sách phù hợp/không phù hợp! DangTungDuong (thảo luận) 03:32, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Tôi thấy việc nghệ sĩ lên truyền hình là nhiễn nhiên đủ dnb thì ko hợp lệ lắm, nên xem xét dnb của chương trình mà nghệ sĩ đó tham gia. Bảng xếp hạng Zing cũng nổi bật lắm chứ. Tôi thấy tình hình ca sĩ của vi-wp này còn nhiều bài hơn mức sơ sai nhiều lắm, thiết nghĩ nên phải biên tập lại, thấy nhiều TV bên en-wp viết về nhiều nghệ sĩ của nước ngoài (như Hàn Quốc...) còn tài giỏi hơn TV ở ngay nước đó nữa ManlyBoys 04:13, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @ManlyBoys: Đúng là khi viết về mục chương trình truyền hình tôi có nhiều băn khoăn, nhưng bản thân không xem truyền hình VN nên không thể phân loại xác đáng, không biết bạn có thể mở rộng thêm ý này được không? Còn Zing thì muôn thuở là blacklist, không thể nào được coi là nguồn hợp lệ được. DangTungDuong (thảo luận) 04:50, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Đây là bxh do khán giả bình chọn. Vậy việc 1 bài hát giữ top 1 của zing thì sao? ManlyBoys 05:04, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @ManlyBoys: Bxh do khán giả bình chọn – những người không chuyên môn – thì không thể thỏa mãn tiêu chí nổi bật rồi, điều này tôi có nhắc tới ở trên đối với một vài danh sách của Rolling Stone. Nếu top 1 của zing thì chắc có thể được nhắc trong các nguồn khác => nên chọn nguồn khác. Quan điểm của tôi là vậy, còn Bxh zing thì vô nghĩa. DangTungDuong (thảo luận) 05:09, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng đồng ý với bạn. Bạn thử tìm xem những đài nào đc nhiều khán giả quan tâm và yêu mến, tôi đề cử THVL, VTV3, VTV6 ManlyBoys 05:45, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Danh sách các đài đều được ghi trong mục "Độ nổi bật" chung của WP, tôi nghĩ thế cũng ổn. Cá nhân tôi không thấy có một kênh ca nhạc chuyên môn và chất lượng nào ở VN, nên khó mà đề xuất thêm được. DangTungDuong (thảo luận) 10:50, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Sẵn tiện tôi cũng nói quan điểm của mình đối với âm nhạc của Việt Nam. Tôi thấy nhiều bài về nghệ sĩ của VN toàn trên mức sơ khai và sơ khai rất nhiều, nguyên nhân là thành viên viết xong rồi không chịu theo dõi hoạt động của họ. Tôi nói riêng về phần ca sĩ, chỉ có đủ là tiểu sử, sự nghiệp thì không có chữ nào, thậm chí còn không có một album hoàn chỉnh. Diễn viên cũng thế, chỉ có tiểu sử và một cái bảng những phim đã tham gia. Có thể yêu cầu hơi cao, sau trong phần sự nghiệp của nghệ sĩ lại không viết theo lối "quá trình hoạt động", tức viết một năm hoạt động là một mục cấp 3. Khả năng theo dõi nghệ sĩ của vi mình còn yếu, nhìn lại bài Mỹ Tâm là bài duy nhất về nghệ sĩ có được sao vàng và viết theo lối tôi đã nêu ManlyBoys 12:35, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @ManlyBoys: Cộng đồng đã từng chung tay viết nên một bài sao vàng khác là Tùng Dương (đã lỗi thời mà tôi đang chuẩn bị cập nhật). Cá nhân tôi cũng nhận mình viết được 2 bài Đỗ BảoQuốc Trung theo quy chuẩn, còn Anh Quân thì do tôi ghét nên không viết sửa nữa. Số bài rác tiểu sử trên WP đây còn nhiều, kể không hết. Để tránh lạc đề thì tôi nghĩ không nên lan man quá về chất lượng khi ta trước mắt đang bàn quy định về nguồn đảm bảo độ nổi bật. Mấy ý kiến trên của bạn đều có giá trị, hẳn là tôi sẽ ghi vào nội dung tiếp theo. Mong bạn tiếp tục cho ý kiến. DangTungDuong (thảo luận) 14:30, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến chỉ nên chọn "Ca sĩ có 1 ca khúc nổi bật (one-hit wonder) thì nghiễm nhiên nổi bật.". Ý thứ hai về mặt album thì không thuyết phục vì hầu hết album của ca sỹ VN hiện giờ đều phát hành trực tuyến; mà hiện tại VN lại không có một bảng xếp hạng chính thống nào thống kê. Còn xuất hiện trên chương trình truyền hình thì khó mà xem xét mức độ; hiện tại tôi chỉ công nhận ca sĩ VN nôit bật nếu xuất hiện trên cái đài Trung Ương, còn các đài địa phương thì rất tạp nham. --Ed Crystal Talk 13:32, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @Ed Crystal: Quả là tiếc khi người Việt ta không có thói quen sưu tầm CD, đĩa than, nên việc thống kê cũng vừa khó, vừa tốn kém. Tôi không rõ lắm về ý chương trình truyền hình: có vẻ ý bạn là truyền hình trung ương thì ok nổi bật, còn địa phương thì tùy trường hợp? DangTungDuong (thảo luận) 03:13, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @DangTungDuong: Đúng là như vậy, tôi chỉ xem các ca sĩ nổi bật nếu được mời tham gia các chương trình âm nhạc trên các đài Trung Ương như VTV3, VTV1 (Bài Hát Việt, các lễ kỷ niệm được truyền hình trực tiếp), với các đài địa phương thì phải được mời tham gia các chương trình âm nhạc lâu đời như Thay lời muốn nói. --Ed Crystal Talk 10:02, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @Ed Crystal: Tôi nghĩ không còn nhiều chương trình âm nhạc đài địa phương mà còn trụ lại lâu như Thay lời muốn nói. Quả là một ý rất hay, xin ghi nhận. Không biết bạn còn biết chương trình nào khác nữa không? DangTungDuong (thảo luận) 14:55, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  5.  Ý kiến Thảo luận này là đánh giá của tôi về Zing MP3 và việc có nên chấp nhận Zing MP3 trong các bài viết về âm nhạc ở Wikipedia không. Nhưng trước hết nói qua một chút về bản quyền âm nhạc, vì đây là điều còn khá xa lạ với nhiều người chúng ta. Nguyên tắc bất di bất dịch của Wikipedia là nói không với vi phạm bản quyền, bao gồm việc dẫn các nội dung vi phạm bản quyền, hoặc các nội dung mà tình trạng bản quyền trong vòng tranh cãi. Các thống kê về âm nhạc trên Wikipedia hiện nay đều là thống kê chính thức lượt tiêu thụ đĩa, lượt download có bản quyền tại một vùng lãnh thổ nào đó; thể hiện rõ ràng nhất là qua các bảng xếp hạng âm nhạc dựa trên doanh số đĩa và download hợp pháp. Gần đây còn có khái niệm streaming âm nhạc, hiểu nôm na là đối với mỗi lượt play trên các website âm nhạc thì nghệ sĩ cũng được trả tiền nữa (tuy với tỉ lệ thấp hơn, chẳng hạn RIAA tính 100 lượt streaming = 1 lượt download có trả phí). Nguyên tắc này đối với Wikipedia là không nên thay đổi, nghĩa là chúng ta chỉ nên chấp nhận các bảng xếp hạng nhạc, website mà tình trạng bản quyền rõ ràng, thống kê số lượt phát/download/streaming hợp pháp có trả tiền cho nghệ sĩ/hãng thu âm. Các website nghe "chùa" là phải gạt bỏ ngay.

    Còn giờ là về Zing MP3. Zing MP3 là website thuộc dạng streaming và download, nhưng những lượt streaming và download đó tiền có đến được với nghệ sĩ/hãng đĩa hay không, thì tôi đã cố tìm nhưng vẫn thấy nhiều điểm chưa rõ ràng. Zing từng dính một số bê bối về bản quyền (xem Zing#Zing MP3), một số tin tôi tự thu thập:

    • Làng Văn kiện Zing vi phạm bản quyền 3.000 bài hát và hơn 600 album nhạc Việt Nam [2] 2/2014
    • Việt Giải Trí kiện Zing vi phạm bản quyền 10.000 ca khúc Kpop [3] 8/2014

    Nhưng cũng có những tin rất tích cực như:

    • Zing đã đạt được thỏa thuận cung cấp với Universal và Sony Music dưới dạng phát nhạc trực tuyến và download có thu phí [4] 10/2012
    • Zing đã ký hợp đồng độc quyền kinh doanh toàn bộ kho nhạc hơn 40.000 bài của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và 35.000 tác phẩm âm nhạc ký với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. [5] 8/2013
    • Zing đã ký hợp đồng độc quyền 450 bài hát của Đàm Vĩnh Hưng, 50 bài hát của Dương Triệu Vũ. Ký độc quyền phát hành online và khai thác kinh doanh với Hồ Ngọc Hà, Thủy Tiên, Hiền Thục, Cao Thái Sơn, Văn Mai Hương, V.Music, 365 daband, Noo Phước Thịnh, Bùi Anh Tuấn… [6] 8/2013
    • Trần Lập kiện Zing vi phạm bản quyền, nhưng sau đó Zing đã thoả thuận bồi thường cho/hợp tác với Trần Lập [7] 12/2014

    Về BXH Zing, các tiêu chí khá rõ ràng và minh bạch, nhưng ngoài số lượt play còn tính số lượt share, comment, like, nên dù nó có thể phần nào phản ánh được xu hướng nghe nhạc của người Việt (như lời Zing nói), nó vẫn chưa phải là một bảng xếp hạng âm nhạc đúng nghĩa như các bảng xếp hạng khác đang có ở Wikipedia. Cái này mọi người cho ý kiến thêm, còn riêng tôi vẫn nghiêng về chưa nên lấy tiêu chí là BXH Zing cho các bài hát Việt tại Wikipedia. Nếu bài hát đứng đầu BXH Zing mà còn có nhiều nguồn báo khác hỗ trợ nữa thì được.

    Zing MP3 là website âm nhạc lớn của Việt Nam, có những nỗ lực lớn trong vấn đề bản quyền đáng ghi nhận, nên tôi thấy rất có tiềm năng. Nhưng theo tôi hiện tại cần theo dõi thêm. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 14:31, ngày 20 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@Tran Xuan Hoa: Về tin tức thì tôi có theo dõi thời gian gần đây, cho dù Zing có cải thiện, nhưng vẫn nhiều tin lá cải, mang tính giật gân, chạy theo ngôi sao (chẳng hạn trang nhất ngày hôm nay đây "Á hậu TM ân cần chăm sóc chồng" ???), thậm chí cóp nhặt từ báo khác sang. Như vậy chưa thỏa mãn nhiều tiêu chí. Còn về BXH, như mục "Thực trạng" tôi đã nêu trên, rõ ràng không có một BXH nào ỏ VN thỏa mãn tiêu chí chung cả. DangTungDuong (thảo luận) 13:46, ngày 22 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Những dòng trên khi bàn đến Zing tôi đang exclusively nhắc đến Zing MP3, tức là mp3.zing.vn, cái website mà đăng nhạc, phát nhạc, video ấy. Và tôi đã đưa ra những phân tích kĩ hơn của mình để xem có nên dùng nó tại viwiki không (tôi đã sửa lại cho rõ hơn), vì bạn và ManlyBoys ở trên có bàn về đưa Zing MP3 vào làm tiêu chí cho bài hát (một bài đứng đầu BXH Zing MP3 → có bài ở viwiki hay không). Còn Zing News, website về tin tức thì tôi hoàn toàn không đọc, nên cũng chưa thể bình luận gì thêm, giờ đọc một số ý kiến của bạn và các bạn khác ở đây có phản ánh về tính "rác" của Zing News thì cũng biết vậy đã. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 18:39, ngày 25 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thay đổi ở mục "Các bản mẫu của dự án"[sửa mã nguồn]

Các thành viên của dự án âm nhạc (, NXL1997, Namnguyenvn, Levietduong, Nh.Nguyen, Minhhai 2000, co113bmt, Tuanminh01, DoDung2001, ManlyBoys, Damian Vo, Nguynkimsn2003) lưu ý về một số thay đổi ở mục "Các bản mẫu của dự án". Mintu Martin (thảo luận) 08:08, ngày 3 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@Yubilove22, Truongbaohan, AlleinStein, DangTungDuong, , NXL1997, Adia, Namnguyenvn, Levietduong, Nh.Nguyen, Thuanmycuatoi, Minhhai 2000, CF4, Mintu Martin, DoDung2001, Co113bmt, Tuanminh01, ManlyBoys, Damian Vo, Nguynkimsn2003, Myoni2306, và Rolypoly 2011:

Quy định viết tên bài hát trong dấu ngoặc kép có áp dụng cho tựa tuồng cải lương không? - jan Win (tl~đg) 13:07, ngày 30 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Huỳnh Nhân-thập:: Tên của các vở cải lương, kịch nghệ các thể loại nên được in nghiêng (mà không có dấu ngoặc kép) trong nội dung tại đây. Damian Vo (thảo luận) 16:51, ngày 9 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Trộn hai bản mẫu?[sửa mã nguồn]

Tôi tình cờ hôm nay được biết là hiện tại ở Wikipedia tiếng Anh đang thực hiện một thay đổi có ảnh hưởng lớn: trộn bản mẫu quan trọng {{Thông tin đĩa đơn}} vào {{Thông tin bài hát}}. Ở bên đó thảo luận được bắt đầu từ ngày 7 tháng 3 và đã có đồng thuận, việc trộn hai bản mẫu đang được các bản mẫu viên thực hiện. Ngoài ra bên đó cũng đang thảo luận/lấy ý kiến về việc trộn luôn {{Thông tin bài hát}} vào {{Thông tin album nhạc}} (say what?), nhưng đề nghị này đang không được nhiều ủng hộ. Vì hầu hết các bài viết về bài hát, đĩa đơn, album ở wiki chúng ta được các bạn ở đây dịch từ enwiki, nên nếu bên họ thay đổi, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng (một chút!). Tran Xuan Hoa (thảo luận) 18:58, ngày 14 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Vì bản mẫu này xuất hiện trong nhiều bài viết, nên sự thay đổi có thể ảnh hưởng đôi chút tới bố cục. Hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Tran Xuan Hoa nếu dự án này được thông qua. Cảm ơn bạn vì thông tin. Damian Vo (thảo luận) 17:05, ngày 9 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nhờ giúp đỡ từ các thành viên[sửa mã nguồn]

1 trong những ứng cử viên (theo mình là rất có tiềm năng) của hạng mục Album của năm tại Giải Grammy lần thứ 62 sắp tới là When We All Fall Asleep, Where Do We Go? của Billie Eilish. Hiện tại chất lượng bài viết rất kém, nội dung thiếu sót trầm trọng so với phiên bản hiện tại trên enwiki. Do dung lượng bài quá lớn (100kB) còn mình thì đang đánh vật với 1 bài khác và không thể tự mình dịch hết được, mình xin kêu gọi các thành viên NXL1997, Mintu Martin, Q.Khải, Rolypoly 2011, Bdanh, DangTungDuong và các thành viên đang hoạt động khác của dự án hỗ trợ cải thiện bài viết. Rất mong nhận được sự hợp tác từ các bạn! Minh (thảo luận) 18:27, ngày 17 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]

xin các bạn hãy cho mình vào dự án với ạ ![sửa mã nguồn]

--Yukosara (thảo luận) 14:53, ngày 25 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Yukosara:
Bạn có thể tự thêm tên vào mục Thành viên.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:31, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thống nhất dịch các khái niệm/thuật ngữ trong âm nhạc[sửa mã nguồn]

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Đã chốt các phương án: Musician=nhạc sĩ, Instrumental=Khí nhạc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:05, ngày 17 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Nhân dịp thảo luận về thống nhất cách Việt hóa từ "songwriter" chuẩn bị khép lại, tôi mạn phép mở thêm thảo luận để thống nhất cách Việt hóa một số khái niệm/thuật ngữ âm nhạc thông dụng khác, mà trước mắt sẽ chọn ra 6 từ gồm "musician", "singer-songwriter", "lyricist", "instrumental", "guitarist" và "bassist". Mời mọi người cho ý kiến. Theo quy trình thảo luận cộng đồng, cuộc thăm dò diễn ra trong vòng 21 ngày tính từ ngày ký tên. –  Jimmy Blues  04:34, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Musician[sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ[sửa mã nguồn]

Đây là phương án dịch thông dụng nhất.

  1.  Đồng ý Lấy phương án này sau khi thảo luận bên kia xong. Sóc Kín Đáo (hang động) 13:00, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đây rõ ràng là cách dịch thông dụng nhất. Wikipedia luôn luôn chọn cách dùng phổ biến nhất. Mấy phương án kia rất tiếc là rất ít được sử dụng trong thực tế. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:08, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý I So bad 14:11, ngày 30 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Không có gì phải bàn cãi về phương án này cả. - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 10:12, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:52, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý --NXL (thảo luận) 14:15, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Nghệ sĩ âm nhạc[sửa mã nguồn]

Phương án do bạn SecretSquirrel1432/Langtucodoc đề xuất.

  •  Ý kiến Tôi là một địa chỉ IP vô danh. Và tôi cho rằng cách dịch "musician" trong tiếng Anh thành "nghệ sĩ âm nhạc" là chuẩn xác nhất. Vì nếu dịch thành "nhạc sĩ" sẽ bị mâu thuẫn trong tiếng Việt khi bao hàm cả các ca sĩ, rapper bên trong nó. Trong tiếng Việt, ca sĩ và nhạc sĩ là hai khái niệm phân biệt rạch ròi, một bên thiên về sáng tác và lý luận, một bên thiên về biểu diễn trước công chúng. 2401:D800:2E11:73F1:740E:2C8A:A62F:EC23 (thảo luận) 10:29, ngày 23 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Nhạc sĩ nào bao gồm cả ca sĩ? – I So bad 14:13, ngày 30 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Nhạc gia[sửa mã nguồn]

Phương án do bạn Langtucodoc đề xuất.

Nhạc sĩ phối khí[sửa mã nguồn]

Phương án do bạn Langtucodoc đề xuất. Cá nhân tôi thấy khái niệm này có bao hàm cả "nhạc công", tức người thuần chơi nhạc cụ. Nhiều bài bên en-wiki, người ta thường sử dụng từ "musician" cho các bài về nhạc công, chứ ít dùng "instrumentalist". VD: Ian Paice, Brian May...

Singer-songwriter[sửa mã nguồn]

Ca-nhạc sĩ[sửa mã nguồn]

Phương án do bạn Langtucodoc đề xuất.

  1.  Đồng ý Ngắn gọn, dễ hiểu và phổ biến. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:18, ngày 18 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Có vẻ ngắn gọn và dễ hiểu nhất trong các phương án đề ra dù cá nhân tôi ít thấy ai viết "ca-nhạc sĩ" mấy. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:55, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ca sĩ kiêm sáng tác bài hát (ca khúc)[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Kết hợp kết quả đồng thuận bên kia với chữ ca sĩ. Sóc Kín Đáo (hang động) 13:00, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Ca sĩ kiêm sáng tác nhạc[sửa mã nguồn]

Ca sĩ kiêm tác giả bài hát (ca khúc)[sửa mã nguồn]

Lyricist[sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ sáng tác lời bài hát (ca khúc)[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:25, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Nhạc sĩ soạn lời bài hát (ca khúc)[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Này chiếu theo định nghĩa bên từ điển Cambridge thì lyricist "dùng để chỉ một người viết ca từ cho bài hát, đặc biệt là nhạc pop." Viết đồng nghĩa với soạn. Sóc Kín Đáo (hang động) 13:00, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Nhạc sĩ phổ lời bài hát (ca khúc)[sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ sáng tác ca từ[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý - Mình nghĩ Nghệ sĩ sáng tác ca từ là hợp lí nhất. Vì không phải lyricist nào cũng viết phần nhạc, nên dùng từ nhạc sĩ cũng không phù hợp lắm. - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 10:58, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Instrumental[sửa mã nguồn]

Nhạc không lời[sửa mã nguồn]

Phương án do bạn SecretSquirrel1432 đề xuất.

  1.  Đồng ý Từ khí nhạc đôi khi được dùng để chỉ âm nhạc hàn lâm, nên mình nghiêng về phương án này. Instrumental nhiều lúc chỉ là nhạc của một ca khúc nào đó bỏ phần lời thôi. - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 21:23, ngày 7 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Nhạc hòa tấu[sửa mã nguồn]

Phương án do bạn SecretSquirrel1432 đề xuất.

Khí nhạc[sửa mã nguồn]

Phương án do bạn SecretSquirrel1432 đề xuất.

  1.  Đồng ý Có thể nhầm lẫn với con người hát nhạc không lời nên tôi thấy để khí nhạc là sát nghĩa nhất. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 06:43, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Chọn cái này chuyên môn nhất, mấy kia để làm tên gọi khác thôi. Sóc Kín Đáo (hang động) 12:45, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:17, ngày 18 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý I So bad 14:14, ngày 30 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Nhac Ny Talk to me ♥ 10:25, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE Thân mời bạn nêu ý kiến phương án dịch các từ khác trong thảo luận như "musician", "guitarist", "bassisst" và "Singer-songwriter". –  Jimmy Blues  10:06, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý --NXL (thảo luận) 14:15, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Tôi thiên về phương án này. Vì hầu hết các sản phẩm vật lý (CD, DVD) đều có các bài (track) ghi Instrumental là các giai điệu không lời (để hát karaoke hoặc làm phôi cho DJ trộn nhạc). Ngoài ra nhạc hòa tấu cũng được định nghĩa là instrumental.
    Bổ sung: Các nghệ sĩ chỉ chơi nhạc không hát được cũng được gọi là instrumentalist, bao gồm cả band leader, conductor, guitarist, bassist, percussionist, drummer, saxophonist, pianist, keyboardist... (ví dụ, hiện đại có Yanni, Kenny G, Clayderman, Zappa, Oldfield, Greenwood,...) DangTungDuong (thảo luận) 03:44, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phối khí không lời[sửa mã nguồn]

Guitarist[sửa mã nguồn]

Nghệ sĩ guitar[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Quen miệng gọi như vậy rồi, nên dùng làm tựa bài. Còn những ý kia thì dùng để làm tên gọi khác. Sóc Kín Đáo (hang động) 12:47, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:53, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý DangTungDuong (thảo luận) 03:44, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:24, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 21:25, ngày 7 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Nhạc công chơi guitar[sửa mã nguồn]

Tay guitar[sửa mã nguồn]

Cầm thủ guitar[sửa mã nguồn]

Bassist[sửa mã nguồn]

Nghệ sĩ bass[sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Cảm thấy cũng giống guitar. Sóc Kín Đáo (hang động) 12:48, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý DangTungDuong (thảo luận) 03:45, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:24, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 21:25, ngày 7 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Nhạc công chơi bass[sửa mã nguồn]

Tay bass[sửa mã nguồn]

Cầm thủ bass[sửa mã nguồn]

Ý kiến khác[sửa mã nguồn]

Bình luận: Chỗ này dành cho những ý kiến bên lề, bao gồm cả những phương án dịch khác chưa được liệt kê ở trên.  Jimmy Blues  04:39, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Các nốt trong âm nhạc là Đô (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Sol (G), La (A), Si (B). Không viết Do, Re, Mi, Pha, Son, Xon, La, Xi, Ti... – — Dr. Voirloup💬 14:01, ngày 18 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@NXL1997 @Thành viên:Hongkytran @ABAL1412 @NhacNy2412 @Phjtieudoc @DangTungDuong @Callmelouise @Nguyenmy2302 Trân trọng mời những bạn đã tham gia thảo luận ở bài "songwriter" và cả những thành viên của dự án âm nhạc cùng nêu ý kiến. Thảo luận sắp đáo hạn nhưng chưa được cộng đồng quan tâm lắm! –  Jimmy Blues  10:03, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@voirloup Đừng nên gò bó qui định về tên các nốt nhạc. Có tận 3 hệ thống kí hiệu:
1. Dùng theo những chữ cái đầu tiên trong một bài thơ tiếng Latin ca ngợi thánh Johan. Cụ thể bài thơ như sau:

Ut queant laxis
resonare fibris,
Mira gestorum
fammuli tuorum,
Solve polluti
labii reatum,
Sancte Iohannes
Như vậy, ta có tên các nốt là Ut, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Về sau, do khi xướng âm, nốt ut nghe không đẹp nên được đổi tên thành Do. Và ta có hệ thống tên các nốt như ngày nay. Việc thêm dấu vào là để người Việt mình dễ đọc, chứ nguyên bản thì như bạn có thể thấy, nó không hề có dấu. Vậy nên, mình nghĩ có dấu hay không dấu đều được. Hệ thống này không có qui định về dấu thăng, giáng. Tuỳ theo mỗi nước mà sẽ gọi thăng với giáng theo ngôn ngữ của mình. (như ở các nước nói tiếng Anh thì là sharp với flat chẳng hạn)

Hệ thống này thì ai học nhạc đều bắt buộc phải biết. Các trường cấp 1, 2, 3 và cả các Nhạc viện, Học viện Âm nhạc của Việt Nam đều dạy.

2. Hệ thống được dùng ở đa số các nước châu Âu lục địa:
Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si được kí hiệu là C, D, E, F, G, A, H
B trong hệ thống này là kí hiệu của nốt Si giáng.
Về nguyên tắc kí hiệu thăng, giáng:
+ Thăng: is
+ Giáng: es
+ Thăng kép: isis
+ Giáng kép: eses
Ví dụ: Do thăng: Cis, Sol giáng: Ges, La thăng kép: Aisis
Ngoại lệ: La giáng: As, La giáng kép: Ases, Mi giáng: Es, Mi giáng kép: Eses, Si giáng: B.

Lý do vì sao nốt Si kí hiệu là chữ H chứ không phải B thì nó bắt nguồn từ vấn đề lịch sử, từ sự hình thành của các nốt thăng giáng, cũng như hệ thống in ngày xưa. Cụ thể thì bạn có thể lên Youtube tìm từ khoá: "why H note exist" và xem 2 video đầu tiên. Mình không gắn link vô đây được, do BOT đánh dấu spam.

Hiện tại, hệ thống kí hiệu này vẫn được sử dụng phổ biến ở châu Âu, nhất là ở Đức. Ở Việt Nam, Nhạc viện TP. HCM, Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội và Học viện Âm nhạc Huế đều sử dụng hệ thống này để giảng dạy nhạc cổ điển. Liên Xô ngày trước cũng kí hiệu theo hệ thống này. Nga bây giờ cũng vậy.

3. Hệ thống của các nước nói tiếng Anh:
Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si được kí hiệu là C, D, E, F, G, A, B

Về nguyên tắc kí hiệu thăng, giáng:
+ Thăng: #
+ Giáng: ♭
+ Thăng kép: x
+ Giáng kép: ♭♭
Đây là hệ thống mà đa số các trường cấp 1, cấp 2 và cấp 3 ở Việt Nam sử dụng. Ở Nhạc viện TP. HCM, khoa Jazz, Pop, Rock và thanh nhạc nhạc nhẹ cũng học theo hệ thống này. Cơ bản vì đây là hệ thống kí hiệu dễ nhớ, dễ thuộc, không quá phức tạp và có những ngoại lệ như hệ thống của châu Âu.

Chính vì có 3 hệ thống khác nhau, nên sẽ tuỳ vào bài mà linh hoạt sử dụng, chứ không thể gò bó như cái bạn nêu được. Mấy bài nhạc thời baroque, cổ điển của Bach, Beethoven,... thì các tác giả đều ghi theo công thức: Thể loại + số + in + giọng - tên, và họ ghi theo cái hệ thống của châu Âu. (thời đó âm nhạc có tiêu đề chưa phổ biến) Nên nếu ta ra qui định như cái của bạn ở trên kia thì sẽ phải sửa lại toàn bộ tên các bài nhạc, dẫn tới không tôn trọng tác giả.
– ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 10:50, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Ý của tôi là viết chữ "Đô", không viết Do (không dấu); "Sol", không viết là "Son"(chữ l thành chữ n), "Xon,"(theo phiên âm). Tôi không bàn đến việc viết C, D, E, F, G, A(H), B – — Dr. Voirloup💬 13:21, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Mongrangvebet Mình hiểu ý bạn. Nhưng mà mình không đồng ý với việc đặt ra tiêu chuẩn phải bỏ dấu lắm. Vì trong một vài trường hợp, phải dùng đến kí tự gốc không dấu. Chẳng hạn như trích lại bài thơ kia, hay nói về nguồn gốc của các nốt này. Chưa kể các bài nhạc cổ điển có thể sử dụng cái kí hiệu không dấu kia nữa. Nói chung thì tuỳ bài mà viết, chứ không phải lúc nào cũng khư khư một tiêu chuẩn được. – ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 20:42, ngày 7 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Kiến thức của bạn ABAL rất giá trị nhưng tôi nghĩ hơi lạc đề trong thảo luận này. Vốn dĩ Wikipedia chỉ chọn tên/khái niệm phổ biến nhất, chứ hiếm khi đặt theo tên/khái niệm chuẩn nhất, khoa học nhất, lịch sử nhất... DangTungDuong (thảo luận) 04:15, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@DangTungDuong Thật ra âm nhạc nó có nhiều nhánh, mỗi nhánh lại có những cách kí hiệu khác nhau. Nếu mà đặt ra một cái chuẩn thì vô tình những cách kí hiệu khác lại không được phép xuất hiện. Thêm nữa, khi đặt ra những tiêu chuẩn theo cái phổ biến nhất, ta sẽ phải loại bỏ tất cả những hệ thống kí hiệu ít phổ biến hơn. Và dĩ nhiên những nhánh nhạc ít phổ biến hơn đôi khi người ta không dùng những kí hiểu "chuẩn" đó. Điều này vô tình làm bài viết mất tính học thuật.
Chẳng hạn như giờ dùng kí hiệu nhạc pop vô nhạc cổ điển, nó sẽ vô cùng kệch cỡm, thiếu chuyên nghiệp, thậm chí là thiếu tôn trọng những người nghiên cứu.
Còn những cái mình nói trên kia nó là bài đầu tiên mình được học ở Nhạc viện, nên mình nghĩ cũng chẳng có gì đặc biệt lắm. Nó chỉ là thứ hết sức cơ bản, ai học cũng phải biết thôi.
Tóm lại, mình phản đối việc đặt ra những tiêu chuẩn như vầy cho âm nhạc. Nghệ thuật tạo nên tiêu chuẩn, chứ tiêu chuẩn không tạo nên nghệ thuật. – ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 20:38, ngày 7 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Bình luận: Các thuật ngữ này, nếu dịch ra thì cũng khá rối rắm. Ngoài những cái trên thì mình cũng có đề xuất dịch thêm 2 cái nữa là DJ và Music Producer. - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 11:05, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Ước gì có ai mua được cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc (Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Bách) này, mọi đau khổ của dự án âm nhạc sẽ được xua tan huhu =)) Dịch thuật ngữ chuyên ngành là phải có nguồn hàn lâm, chứ để vài ba dân đen đi vote đại diện cho cả một ngành công nghiệp như này thì chết. --NXL (thảo luận) 14:15, ngày 3 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    NXL Đâu có đơn giản như bạn nghĩ? Ngay cả nguồn hàn lâm đôi khi còn dịch mỗi người một nẻo. Mỗi ngành đều có hàng trăm quyển sách. Ví dụ, ngành khoa học nhiều khi 1 từ mà có 2-3 cách dịch khác nhau. Mỗi một quyền sách (1 tác giả) đều có cách dịch riêng. Wikipedia luôn luôn chọn cách dịch phổ biến nhất. Đó là quy tắc đó giờ. Kiểu trắng đen như bạn nói thì dễ quá rồi, nhưng thực tế cho thấy thì nhiều vụ không có trắng đen như vậy đâu. Wikipedia này toàn dân có học thức cao không (bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà khoa học vân vân), làm gì có dân đen ở đây? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:26, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Tiến sĩ nào vào đây vote thì cũng đều phải dẫn nguồn hết mà anh zai? Nói mồm ai tin đou. Với các thuật ngữ chuyên ngành thì Wikipedia luôn luôn chọn cách dịch phổ biến nhất của các nguồn hàn lâm chứ? Rồi giờ nào có nguồn nào đủ uy tín đưa ra cách dịch cho Singer-songwriter với Lyicist đâu hic. --NXL (thảo luận) 09:04, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    NXL Bất cứ ai cũng có quyền đưa ra nguồn hàn lâm để dẫn chứng. GDAE hình như học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia và cũng có tham gia cuộc thảo luận lần này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:16, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Quá hay luôn bạn NXL, để mình order về đọc DangTungDuong (thảo luận) 03:36, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @NXL1997 tôi có cuốn đó nè nhưng lần trước mọi người không bầu theo phương án trong sách đề ra. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 14:28, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi còn nêu hẳn trong sách như nào nhưng mọi người bầu phưong án khác. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 14:29, ngày 4 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @GDAE: Có lẽ lần trước bạn không ghi rõ độ uy tín của cuốn sách nên mọi người bỏ qua chăng. Vậy các thuật ngữ đang thảo luận bên trên thì từ điển đó dịch là gì? Với kiểu đó là từ điển giải nghĩa thuật ngữ hay là từ điển dịch đúng thuật ngữ sang tiếng Việt?
    Thuật ngữ dịch của bác Nguyễn Bách là uy tín nha, tham khảo cuốn Hòa âm truyền thống (từ cổ điển đến hiện đại) này là hiểu. --NXL (thảo luận) 09:04, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Theo cuốn sách mà bạn dẫn ra ở trên thì:
    Musician là nhạc sĩ. (trang 141)
    Singer-songwriter thì không có cụm từ đó. Nhưng tách ra riêng thì singer (trang 212) là ca sĩ, còn songwriter (trang 217) là người viết (sáng tác) ca khúc.
    Lyricist thì không có giải thích.
    Instrumental thì không có nhưng instrumental music thì có nghĩa là khí nhạc (trang 105).
    Đây là cuốn giải thích thuật ngữ. Còn cuốn dịch thuật ngữ sang tiếng Việt (ít giải thích hơn) là quyển màu đỏ đời trước. Quyển mà bạn dẫn ra ở trên là quyển màu xám mới ra gần đây hơn. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 11:15, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Wikipedia:D%E1%BB%B1_%C3%A1n/%C3%82m_nh%E1%BA%A1c