Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật

Tôi nghĩ nên đổi tên tiêu chuẩn này từ "độ nổi tiếng" thành "độ nổi bật" thì mới sát nghĩa "nobility". Nobility/nổi bật có vẻ có nghĩa tự thân và lâu dài đã nổi. Còn "nổi tiếng" thì có tính thời điểm và ngoại lai.

Ví dụ: một nhân vật lịch sử cổ xưa thì hiện nay chắc không còn nổi tiếng nhưng vẫn đủ nổi bật để người ta ghi vào trong lịch sử. Còn một nick trên mạng có thể rất nổi tiếng vì hoạt động mạnh google ra vô cùng nhiều hit, nhưng lại không đủ nobility (theo quy định này) ở chỗ chẳng có sách báo nào nói đến.

Tmct (thảo luận) 21:27, ngày 20 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đồng ý, cái này tôi nhớ đã được bàn đến trước đây, nổi bật có giá trị thời gian dài hơn nổi tiếng nhất thời. Tân (trả lời) 03:14, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Nobility" vốn có xuất phát từ "noble" mang nghĩa "quý tộc, quý phái", vì thế "Nobility" mang hàm ý "sự cao quý, sự thanh cao" chứ không hẳn là nổi bật. "Nổi bật" là "outstanding / remarkable". Cứ như nghĩa "Nobility" ấy thì có thể hiểu rằng wiki chỉ gồm những nhân vật thuộc nhóm "hàn lâm" như một số bạn thành viên từng tranh luận (và rất xót xa khi bài về một số giáo sư bị xoá vì chất lượng kém trong khi các cô người mẫu thì...), và như thế thì những nhân vật loại Thuỷ Top, Nguyễn Hồng Nhung... sẽ không thuộc vào đây. Cộng đồng hãy bàn tiếp và cần cân nhắc kỹ hơn.--210.245.52.154 (thảo luận) 03:58, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có phải tiêu chí này nói về độ chú ý, độ thu hút sự hiếu kỳ của quần chúng một thời hay so sánh trong cùng một giới, cộng đồng dù rất là hẹp? Độ nổi bật không rõ nghĩa vì phụ thuộc thời gian và mốc chuẩn so sánh (nổi so với cái gì, cùng loại hay khác loại). Độ nổi tiếng có thể nhất thời song do không thể khái quát hóa sự kiện hoặc làm tiền lệ rút ra bài học nó sẽ bị lãng quên. Nếu dùng "Độ trội" có dễ hiểu hơn không. Năm Cam, Bảy Viễn có bài không phải do nổi bật, nổi tiếng (khét tiếng), nổi danh mà do nổi trội trong cùng một giới? Các ông tổ nghề vàng, rèn hoặc nghệ nhân hát xẩm, hát ả đào như Năm Ngũ, Thư Hiệu không nổi tiếng, không thu hút sự hiếu kỳ, không quý phái nổi bật nhưng họ nổi trội so với nhóm của họ, thời của họ và bài về họ sẽ được giữ? Bánh Ướt (thảo luận) 05:36, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nổi tiếng, nổi danh, nổi trội, nổi bật...: tôi thấy nổi bật hợp lý nhất cả về sắc thái ý nghĩa lẫn thông dụng, đồng ý chọn độ nổi bật. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 05:45, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ui, các bác nhầm rùi. Phải là "notability", sao lại "nobility"?--210.245.52.154 (thảo luận) 06:50, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Oái! Cảm ơn bạn. Tmct (thảo luận) 10:11, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hà hà. Bây giờ chọn theo cái. Đề xuất thêm vậy:
Dùng "độ" có vẻ khoa học nhưng thực tế khó có "thiết bị" đo (ngang "độ nào" thì gọi là nổi bật?)
Thử xem cụm đặc tính nổi bật nó có khá hơn không.
Lưu Ly (thảo luận) 10:37, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bác phân tích từ ngữ có lẽ không hợp ngữ cảnh, người ta nói "độ nổi bật" đâu có ai lại nghĩ đến "thiết bị đo". Không thích dùng chữ "độ" có thể đề nghị dùng "sự nổi bật". Tân (trả lời) 15:48, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đừng, cần một cái gì đó dạng độ đo như "độ" vì các nội dung hướng dẫn kiểu này nhấn mạnh đến "nhiều hay ít", "có đủ hay không". Tmct (thảo luận) 16:00, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Áp dụng[sửa mã nguồn]

"Những người tham gia sửa đổi Wikipedia cần phải biết cách từ chối các yêu cầu xóa mà chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu nên bao gồm các cố gắng tìm kiếm các nguồn có thể chứng minh cho độ nổi tiếng, và/hoặc thông tin có thể chứng minh độ nổi tiếng theo kiểu khác.": cách thức và thời điểm có hiệu lực áp dụng thế nào. Có thể áp dụng vào biểu quyết xóa bài Thủy Top? Bánh Ướt (thảo luận) 05:59, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hiện giờ đây chỉ mới là dịch thô và chưa được điều chỉnh cho phù hợp với Wikipedia tiếng Việt, Bánh Ướt có tham gia thảo luận trong WP:TNCBQV mà sao vội vàng thế? Tân (trả lời) 15:46, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mặc dù quy định "nổi bật" chưa hoàn chỉnh và biểu quyết Wikipedia:Thảo luận/Xóa bỏ "tiêu chuẩn" và phổ biến Wikipedia:Độ nổi bật chưa được tiến hành, nhưng từ "nổi bật" đã là từ thời thượng trên wikipedia tiếng Việt và nó đã được áp dụng để xóa bài từ lâu. Ngay cả Tân cũng đã áp dụng khái niệm này không kèm lý do vì sao không nổi bật, để xóa bài Vụ án giết người trên xe Lexus mà phiếu của Tân vẫn được đếm. Bánh Ướt (thảo luận) 03:17, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Khó hiểu quá[sửa mã nguồn]

Tôi đang đọc, rất chậm, hướng dẫn này. Thú thật là có vài đoạn tôi đọc không hiểu gì cả dù đã cố gắng đọc đi đọc lại nhiều lần. Sau đây là ví dụ về một số cụm từ rắc rối:

  • ..việc đưa tin trên thực tế không nói gì về độ nổi bật sau khi được kiểm tra lại.
  • ..Sự đưa tin đáng kể là cao hơn vô giá trị nhưng thấp hơn giá trị độc quyền..

Tôi xin mạn phép rà lại trong bản Wikipedia tiếng Anh và tìm cách làm rõ nghĩa hơn các cụm từ đó. Nếu các thành viên khác thấy nó sai khác hiện tại, hãy lùi lại sửa đổi của tôi. Khi nào sửa tôi sẽ đăng biển đang viết. Tân (trả lời) 09:19, ngày 20 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đã xong, còn đề mục cuối (liên quan đến độ nổi bật của nội dung bài viết), tôi tạm thời không sửa vì cảm thấy dường như nó chưa phù hợp với Wikipedia tiếng Việt. Tân (trả lời) 11:09, ngày 20 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tiêu chuẩn hay tiêu chí[sửa mã nguồn]

"Nói chung, nó được những người tham gia sửa đổi Wikipedia chấp nhận và xem nó là tiêu chuẩn mà mọi người sử dụng nên tuân thủ."

Đã là "tiêu chuẩn" là phải có ranh giới rạch ròi giữa đạt và không đạt, khác với "tiêu chí". Vd: nữ 18 tuổi mới được lấy chồng thì 17 tuổi 11 tháng mà đăng ký kết hôn là không được. Tiêu chí của tiêu chuẩn độ tuổi kết hôn là nhằm bảo đảm độ trưởng thành. Quy định độ nổi bật này chỉ là tiêu chí thôi, sẽ giúp định hướng bài nào đạt, bài nào không, theo cách hiểu của từng thành viên, chứ không có lằn mức cụ thể độc lập khách quan để loại bỏ.Bánh Ướt (thảo luận) 05:45, ngày 9 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

'"Tiêu chí" là vấn đề, lĩnh vực, đặc tính, nội hàm được đề cập đến trong thao tác định chuẩn. "Tiêu chuẩn" là thông tin xác định có tính chuẩn mực (đo đếm được) đối với các tiêu chí. Nhiều tiêu chuẩn hợp lại thành "Bộ tiêu chuẩn" (xem "Tiêu chuẩn Việt Nam" (TCVN-2005)). --Двина-C75MT 09:55, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Tính lâu dài của độ nổi bật[sửa mã nguồn]

Cho tôi hỏi các bảo quản viên tính lâu dài của độ nổi bật của một bài viết hiện đang nổi bật sẽ đánh giá thế nào khi mà không ai biết được tương lai? Thế một bài nổi bật ở hiện tại nhưng tôi viện cớ là thấy (tất nhiên chả có dẫn chứng) là sẽ không nổi bật lâu dài rồi xóa thì giải quyết ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời từ những người hành pháp. Tran Quoc123 (thảo luận) 16:53, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Theo nội dung quy định thì nếu đã thỏa mãn tiêu chí chính thì không cần quan tâm đến lâu dài hay tạm thời. Ctmt (thảo luận) 15:23, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Vấn đề của Tran Quoc123 đề cập có lẽ chỉ áp dụng cho các bài viết dạng sự kiện, vì nếu là nhân vật, địa điểm, sự vật,... thì chắc chắn sẽ không có chuyện tạm thời hoặc thay đổi như bạn nói. Chúng ta nên thảo luận thấu đáo ở mục dưới. Tân (thảo luận) 00:29, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Nếu chỉ là "Độ nỏi bật" thì thiên hướng cảm tính sẽ rất lớn, do đó sẽ có chuyện nay nóng, mai nguội. Tốt nhất là dùng quy định tiêu chuẩn và gọi đúng tên trước đây của nó: "Tiêu chuẩn đưa vào". Tiêu chuẩn đỡ gây tranh cãi hơn do tính định lượng cao hơn. --Двина-C75MT 10:01, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Bách khoa là như thế nào[sửa mã nguồn]

Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam)[sửa mã nguồn]

"Ăn theo" tranh luận về Độ nổi bật (sự kiện), tôi xin mời mọi người thảo luận luôn về Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam) vì vấn đề này cũng gây tranh cãi lâu rồi, cứ có trường nào vào wikipedia là lại phải cãi nhau chán chê mới tìm ra được trường nào giữ trường nào không giữ. GV (thảo luận) 00:10, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ ta nên thêm tiêu chuẩn cho các trường đại học, trung học, và tiểu học. Ngoài các trường rõ ràng là nổi bật, ta có thể thêm các trường có ít nhất 1000 học sinh? NHD (thảo luận) 16:31, ngày 20 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ là đại học thì nên mặc nhiên có bài, với trường trung học (cấp III) thì theo tôi có thể xét theo tiêu chuẩn:
  • Thành lập ít nhất 50 năm.
  • Là trường chuyên cấp tỉnh, thành phố.
  • (Nếu không có 1 trong 2 điều kiện trên) Có ít nhất 3000 học sinh hoặc có thành tích đặc biệt được sách báo ghi nhận.

217.128.111.74 (thảo luận) 16:45, ngày 20 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hình ở cả Hà Nội chẳng có trung học nào đến 3000 học sinh. Vừa ngó thử Chu Văn An, Ams, Trần Phú cũng chỉ thấy hơn 2000 thôi.--203.160.1.56 (thảo luận) 18:15, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
NHD đề nghị 1000 là hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều. Nên thêm tiêu chuẩn được công nhận "Trường chuẩn quốc gia" theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT Việt Nam. --Двина-C75MT 02:45, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]
Haizzz, từ khi tôi tham gia wikipedia đến nay - gần 2 năm - chủ đề này đã được bàn tới dăm lần rồi, nhưng lần nào cũng chỉ đưa ra những quyết định mờ nhạt xong rồi ai cũng quên; và cho đến bây giờ, chủ đề về trường THPT, THCS và tiểu học vẫn là chủ đề có bài mới thường xuyên bị xóa mất nhất. Thiết nghĩ cũng đã đến lúc cần thiết lập một qui tắc để wiki còn tiện bao trùm được lĩnh vực này. Tôi nghĩ là tiêu chuẩn 50 năm không hợp lý. Nếu hiểu theo kiểu các trường trước năm 1959 đều được đưa vào thì cái mốc đó không hợp lý lắm. Nếu hiểu theo kiểu cứ khi nào một trường sinh nhật 50 xuân xanh là được tặng quà bằng một chỗ trên wiki thì tôi nghĩ lại càng không hợp lý; cứ phải đồ cũ là đồ cổ đâu. Cái qui định trên 3000 thì tôi nghĩ là gần như không thể, vì cả những trường hội tụ các yếu tố như: danh tiếng, ở dùng đô thị đông dân mà cũng chả đạt được đến mức đấy thì e khó có mấy trường thế lắm. Hơn nữa bộ tiêu chuẩn trên cũng bỏ qua một hệ thống các trường quốc tế mà hiện nay đang nổi lên khá mạnh.

Tôi xin đề nghị bộ tiêu chí sau (cho cả cấp 1, 2, 3):

  1. Trường chuyên cấp quốc gia, tỉnh, thành phố
  2. Trường quốc tế, chương trình giảng dạy hoàn toàn không phải là chương trình của Bộ GDDT và dùng tiếng Anh. (không tính những trường dạy một số môn theo chương trình của bộ và một số môn kiểu nước ngoài)
  3. Trường xuất hiện trước 1954 (trước khi hai miền chính thức chia cách và chính thức phát triển các hệ thống giáo dục riêng của mình).
  4. Trường đạt chuẩn quốc gia.
  5. Trường thuộc tốp 10% các trường trong một tỉnh (theo xếp hạng của sở giáo dục hoặc căn cứ vào điểm thi đầu vào trong kì thi tuyển sinh của tỉnh), thuộc danh sách 100 trường có điểm thi ĐH cao nhất.
  6. Trường có số học sinh trên 1000.
  7. Trường có nhận được sự chú ý của dư luận (như trường dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội được đấnh giá là dấu mốc của quá trình phát triển các trường dân lập).

Mong mọi người thảo luận.Tran Quoc123 (thảo luận) 07:06, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Danh sách của Tran Quoc123 có xếp theo thứ tự ưu tiên (priority) từ trên xuống dưới không? Nếu có thì tôi đồng ý với điểm 1, 3, 4, 5. Điểm 6 tôi nghĩ nên nâng lên ít nhất là 2000 (vì đã không có các điều kiện phía trên rồi thì ít ra phải đông học sinh một chút). Điểm 7 theo tôi là rất khó định lượng, nên bỏ đi để tránh gây tranh cãi (ví dụ một trường gì đó ở Tp. Hồ Chí Minh đang "bị" đưa lên báo vì dạy học sinh lớp 1 tiếng Anh, chả nhẽ ta cũng đưa vào?). Điểm 2 theo tôi là không cần thiết, trường quốc tế hay không không có ý nghĩa gì về chất lượng hoặc danh tiếng cả (chưa kể rất nhiều trường "quốc tế" hiện giờ chỉ là tư thục mới mở, chất lượng chưa thể khẳng định, danh tiếng lại càng không có). GV (thảo luận) 01:11, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Danh sách trên tôi xem theo thứ tự ưu tiên. Các tiêu chuẩn phía trên gần như chỉ là các tiêu chuẩn tốt, trong khi nổi bật (tiêu chí của wiki) thì gồm cả tốt và xấu. Xấu thì đa dạng quá chả biết sắp xếp thế nào nên tôi mới đưa tiêu chuẩn 7 vào. Nếu xảy ra tranh cãi thì chúng ta lại đem từng trường hợp ra mổ xẻ và biểu quyết. Về điểm 2 thì bản thân chú thích trong ngoặc của tôi đã loại các trường "quốc tế" nửa mùa do người VN lập ra rồi, vì các trường này vẫn phải dạy Văn, Sử, Địa theo chương trình của Bộ; Một số trường rơi vào mục này như Hanoi International School (Liễu Giai, Hà Nội), United Nations International School (Đô thị Ciputra, Hà Nội), Alexandre Yersin School (phía sau trường Hà Nội-Amsterdam) hay South Saigon International School (Phú Mỹ Hưng, TPHCM). Lưu ý rằng bộ tiêu chí trên đây là cho các trường tại Việt Nam, và tôi nghĩ thì nếu so với các trường khác ở VN thì các trường này cũng khá nổi bật ở mấy điểm: cơ sở vật chất của họ hơn hẳn, họ không cho người Việt (phục vụ con cái người nước ngoài) và tỉ lệ học sinh của họ vào các trường ĐH lớn nước ngoài thì chắc chả trường nào VN hơn (HIS từng có học sinh vào thẳng Harvard học ngành toán, UNIS cũng vào các trường Ivy League khá nhiều). Ngoài ra thì tôi nghĩ là các trường thuộc hệ thống đặc biệt kiểu như Trường Đội Lê Duẩn ở Cầu Giấy hay Trường thực nghiệm của Bộ Giáo dục ở Liễu Giai cũng nên được đưa vào (nổi bật ở chỗ duy nhất).Tran Quoc123 (thảo luận) 09:49, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi có góp ý nhỏ như thế này. Thiết nghĩ ở tiêu chí 7, trường nhận được sự chú ý của dư luận lại mang tính chất thời sự mà chúng ta đang biểu quyết rồi, không nên đưa vào. Tiêu chí số 2 trường quốc tế, tôi nghi ngờ nó sẽ biến wiki thành nơi quảng cáo cho các trường quốc tế. Đâu phải trường quốc tế nào cũng sẽ nghiễm nhiên có bài trên wiki. Tiêu chí thứ 5, trường thuộc tốp 10% của tỉnh gì đó, tiêu chí này cũng chỉ có tính tạm thời vì thứ hạng sẽ luôn luôn thay đổi, làm sao căn cứ vào thứ hạng mà đưa thành tiêu chí được. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý với tiêu chí 1,3,4 riêng tiêu chí 6, tôi đề nghị không đóng khung con số 1.000 mà phải tùy vào cụ thể. thảo luận chưa ký tên này là của Prof MK (thảo luận • đóng góp)
Bạn nói tiêu chí thứ hạng có tính tạm thời. Nhưng thực ra có tiêu chí nào trong đây là vĩnh viễn đâu? chuẩn quốc gia chẳng hạn, đến lúc mà nhiều trường quá có cái chuẩn đấy thì nó cũng chả có giá trị mấy. Nói chung thì tôi không thấy mấy bảng xếp hạng kiểu này sẽ có xu hướng thay đổi nhiều lắm (thậm chí trong vòng một thập kỉ), thế có thể coi là lâu rồi.
Tiêu chí 7 không mang tính thời sự, vì nhận được sự chú ý đâu cứ phải vì hôm nay học sinh này giết học sinh kia hay gì gì đó, có thể dư luận chú ý vì họ có cái gì đó lâu dài và đáng để tạo thành "ấn tượng" thì sao? Nói chung bộ tiêu chí này đưa ra là để nếu một trường bị nghi ngờ vào độ nổi bật mà nó có một trong các điểm trong tiêu chí trên thì có thể phán giữ lại ngay không cần bàn mất thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa là một trường không thuộc điểm nào ở trên là cứ thế băm băm xóa. Điều 7 tôi thêm vào cốt để tránh tính trạng vậy.Tran Quoc123 (thảo luận) 08:33, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Trường quốc tế, chương trình giảng dạy hoàn toàn không phải là chương trình của Bộ GDDT và dùng tiếng Anh. Thời buổi mở cửa, loại trường này hơi bị nhiều bác ạ. Có cả MBA quốc tế nữa mà thằng đối tác nước ngoài đứng ra mở thậm chí còn không được phép đào tạo MBA ở bên nước của nó nữa. Chưa kể trường mang tiếng quốc tế mà trường sở chỉ có vài phòng học đi thuê mà tên trường thì quá oách luôn: Trường quốc tế Albert Einstein, trường quốc tế Bill Gate,... Nghe đồn đang có đơn gửi cơ quan quản lý nhà nước xin mở trường quốc tế Barack Obama.--Khốttabít (thảo luận) 13:34, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ảnh hưởng sâu rộng của sự kiện[sửa mã nguồn]

Thành viên Nội các[sửa mã nguồn]

Tôi muốn hỏi là nếu như muốn viết về một thành viên trong Nội các, huặc Chính phủ thì ngoài một số vấn đề như được vinh danh... thì đơn thuần từ hàm nào mới có thể đưua vào Wiki. Ngân Sơn 15:39, ngày 17 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Cụ thể, chi tiết[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị chúng ta có các biểu quyết để cụ thể và chi tiết độ nổi bật về Giám mục (tôn giáo), Album, Trường học, bệnh viện ... Và cũng khẳng định một số thảo luận trước đây về độ nổi bật.--Namnguyenvn (thảo luận) 04:32, ngày 24 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tỉnh ủʏ[sửa mã nguồn]

Dựa trên tình hình thực tế là độ nổi bật của tỉnh ủy các tỉnh còn tranh cãi nên tôi đề nghị có cuộc biểu quyết.--Namnguyenvn (thảo luận) 14:36, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đồng ý
Phản đối
Ý kiến

Đề xuất với wikipedia thêm tính năng biểu quyết khả năng nổi bật trước khi tạo một số bài viết[sửa mã nguồn]

Trước tình trạng có nhiều bài viết về gameshow bị đem ra biểu quyết để xóa vì lý do không nổi bật, tôi có đề xuất sau: Wikipedia nên tạo thêm tính năng biểu quyết khả năng nổi bật trước khi viết bài đối với các dự án về chương trình truyền hình (ngoại trừ những cuộc thi lớn và những chương trình có đề cử trong các giải thưởng). Như vậy sẽ đỡ mất công sức cho người tạo và cập nhật bài viết mà có thể đảm bảo chất lượng các bài viết về các gameshow hay.Huỳnh Khải Nguyên (thảo luận) 14:58, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

, 113.161.37.113 (thảo luận) 08:08, ngày 10 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Độ nổ bật giữa trong và ngoài lãnh thổ[sửa mã nguồn]

mình thấy có bất cập là đối tượng (ở nước khác) CÓ WIKI Ở NGÔN NGỮ KHÁC thì chỉ việc dịch sang tiếng Việt, bài viết khả năng cao sẽ được giữ lại. Mà bài viết ở ngôn ngữ khác thì thượng vàng hạ cám (nhất là tiếng Trung) Còn bài viết tương tự về đối tượng trong nước, không có wiki ngôn ngữ thì bị dò xét về giải thưởng, chức, danh và đủ thứ khác. Tôi không đề cập đến những đối tượng nổi bật nhờ viral, trends nhất thời, nhờ scandal hay không có thực lực. – Toanbitrungten (thảo luận) 09:08, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Wikipedia:%C4%90%E1%BB%99_n%E1%BB%95i_b%E1%BA%ADt