Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận Thành viên:Cintebum/Lưu/1

Xin chào Cintebum! Chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!

Wikipedia là cuốn bách khoa toàn thư mở mà ai cũng có thể chỉnh sửa. Mong bạn hãy mạnh dạn sửa đổi và viết bài trên Wikipedia.
Hãy kích hoạt trang nhà người mới để có một cố vấn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn bằng cách vào đây, kéo xuống cuối trang rồi đánh dấu vào 2 ô trong mục "Trang nhà cho người mới đến".
Dưới đây là một số hướng dẫn cách về sửa đổi. Sau khi đọc xong, bạn có thể tìm đến các bài viết trong thẻ Các sửa đổi gợi ý trên trang nhà người mới hoặc mục Cải thiện nội dung trên Trang Chính để thực hành.

Sách hướng dẫn
Tìm hiểu về cách viết bài trên Wikipedia
Viết nháp
Hướng dẫn tạo trang nháp để thử nghiệm sửa đổi
Soạn thảo trực quan
Hướng dẫn dùng trình soạn thảo trực quan
Soạn thảo mã nguồn
Hướng dẫn làm quen với mã wiki
Cẩm nang biên soạn
Các quy tắc trình bày bài viết bách khoa
Liên kết ngoài
Hướng dẫn cách thêm liên kết hợp lý
Dẫn nguồn
tham khảo
Hướng dẫn cách chú thích nguồn tham khảo
Bổ sung hình ảnh
Hướng dẫn bổ sung và trình bày hình ảnh
Hộp thông tin
Hướng dẫn bổ sung và trình bày hộp thông tin
Liên kết giữa
các ngôn ngữ
Thêm liên kết ngôn ngữ giữa các phiên bản
Quy định biên tập
Những điều cần lưu ý khi biên tập bài
Tạo bảng
Hướng dẫn cách
tạo bảng biểu
Bút chiến
Những điều cần biết khi có mâu thuẫn
Hồi sửa
Hướng dẫn cách lùi lại sửa đổi của mình và người khác
Bài viết đầu tiên
của bạn
Hướng dẫn khởi tạo một bài viết bách khoa
Cách đặt tên bài
Hướng dẫn đặt tên cho bài viết bách khoa
Bài viết chất lượng
Để tham khảo và làm mẫu
Mục lục
Mục lục các trang trợ giúp

Quy định cần biết

Đọc thêm Danh sách quy định - nơi tóm tắt những quy định quan trọng khác của Wikipedia.

Năm cột trụ của Wikipedia
Wikipedia là từ điển bách khoa toàn thư
Cột trụ thứ nhất
Wikipedia là từ điển bách khoa toàn thư.
Wikipedia giữ một thái độ trung lập
Cột trụ thứ hai
Wikipedia giữ một thái độ trung lập.
Nội dung của Wikipedia có tính tự do
Cột trụ thứ ba
Nội dung của Wikipedia có tính tự do.
Các thành viên Wikipedia nên cư xử với nhau một cách tôn trọng và văn minh
Cột trụ thứ tư
Các thành viên nên cư xử tôn trọng và văn minh.
Wikipedia không có quy tắc cứng nhắc nào
Cột trụ thứ năm
Wikipedia không có quy tắc cứng nhắc nào ngoài năm cột trụ.
...và các quy định khác.
Thông tin kiểm
chứng được
Các thông tin đưa vào Wikipedia phải kiểm chứng được.
Nghiên cứu
chưa công bố
Wikipedia không phải là nơi để đăng các ý tưởng mới.
Thái độ trung lập
Bài bách khoa phải được viết với thái độ trung lập.
Vi phạm bản quyền
Bạn không được đăng nội dung vi phạm bản quyền lên Wikipedia.
Tiểu sử người đang sống
Những bài viết về người còn sống có quy định riêng.

Trang chức năng

Những thành viên nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ thành viên mới qua các trang dưới đây.

Giúp sử dụng
Nơi bạn hỏi về cách biên tập bài trên Wikipedia
Bàn tham khảo
Nơi bạn hỏi về những kiến thức mà bạn chưa tìm thấy lời giải đáp trên Wikipedia
Báo lỗi bài viết
Nơi bạn báo cáo những lỗi sai ở các bài viết không thể tự sửa
Yêu cầu di
chuyển trang
Nơi bạn yêu cầu đổi tên bài viết nếu không thể tự đổi
Yêu cầu khóa hay mở khóa trang
Nơi bạn yêu cầu khóa hay mở khóa trang
Bàn giải quyết mâu thuẫn
Nơi bạn yêu cầu được trợ giúp giải quyết mâu thuẫn
Đổi tên
người dùng
Nơi bạn yêu cầu đổi tên tài khoản của mình

Sau khi viết xong thảo luận, bạn đừng quên bước cuối cùng là ký tên. Phương thức ký tên được sử dụng trong Wikipedia không phải là viết tên trực tiếp, mà là ký tên bằng 4 dấu ngã (~~~~) hoặc nhấp vào nút chữ ký () trong cửa sổ chỉnh sửa của phiên bản trình soạn thảo mã nguồn.
Mỗi khi gặp khó khăn, đừng ngần ngại hỏi cố vấn hoặc nhờ giúp đỡ.
Welcome! If you are not good at Vietnamese or do not speak it, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Túy Mộng Vô Ky 07:07, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

TL[sửa mã nguồn]

  • Xin chào! Từ "bolero" là cách công nghiệp giải trí thời này né từ "nhạc vàng" chúng mình hay dùng thôi, cũng để bớt nghi kỵ từ phía nhà đương cục, chứ t không nghĩ ai nghe nhạc vàng (NV) ít nhất từ 25-30 năm trở lên mà chuộng dùng chứ đừng nói lạm dụng từ này. Rất buồn cười khi "Hai phương trời cách biệt" hay "Chiều mưa biên giới" được đưa lên các "sô" diễn để ca rồi phong cho là bolero. Phần lớn mấy bài diện "nhạc thời trang" thì theo điệu bolero, số lượng nhiều nhưng không đại diện cho cả dòng NV. Tuy vậy sau 75 và nhất là hiện nay "nhạc thời trang" được sính hát, nội dung chủ yếu than nghèo kể khổ, than thất tình, lối hát của các nhân vật trẻ thì càng ngày càng rên rỉ, lối hòa âm càng ngày càng "cổ kim giao duyên", lạm dụng nhạc khí cổ truyền. Vì được sính nên tự nhiên "nhạc thời trang" lại bị đồng nghĩa với "bolero Việt Nam" rồi bắc cầu đồng nghĩa với "nhạc vàng". Nói chung t không xem gem sô hay đọc các bài tự họa chân dung các "nghệ sĩ bolero" mới viết trong khoảng 10 năm trở lại đây rồi. Công trạng xóa từ "nhạc vàng" để thay bằng từ "bolero" phải ghi công đầu cho các gem sô này, khởi đầu là 2014 ở đài Vĩnh Long. T không đánh giá mỹ cảm của từng người nghe, việc NV càng ngày càng "lôi kéo" được những người sinh năm 2005, 2007 tất nhiên giúp bảo tồn NV, nhưng cũng làm người ta nhìn nhận sai lệch, nghĩ nhạc vàng chỉ có mấy bài thời trang đó hay gắn chặt với lối hát ủ ê đó. Nhạc t nghe đều là nhạc thâu trước 75. Đối với t hòa âm và lối hát trong nước ngày nay không thể so với pre75. Từ ngày t biết nhạc vàng và biết tiếng Anh, chưa từng đọc các trích đoạn bản "cáo trạng" của Đ.Nhuận viết về NV thì t đã quy ý nghĩa của NV là "golden" chứ không phải "yellow".
  • Nhạc Nguyễn Văn Đông t thích lâu lắm rồi, khởi đầu đĩa chép (bán ở chợ) gọi là đĩa "3 giọng ca vàng". Năm 2008 t cũng từng có lúc vào bài Wiki về NVĐ này, mười mấy năm mà một số câu chữ thời đó họ viết vẫn còn đến nay. T có 1 kỷ niệm về ông NVĐ, đó là năm 2006 t có vô tình đọc được bài báo về chuyện bà kia người Mỹ gốc Việt về VN nhận NVĐ làm thầy, nhờ dạy ca hát rồi cũng ra đĩa này kia với Giao Linh ấy, sau lại quay ra kiện NVĐ vì chuyện tiền nong. Trong bài đó có chua thêm địa chỉ nhà NVĐ luôn ấy, nhưng t bận quá lại quên bẵng đi và thế là sau này chẳng biết nhà ở đâu mà lần dò đến.
1 tháng trước tự dưng ngủ mơ băng Sơn Ca, thế là mở cái tài khoản này mà sửa thôi, rồi tạo linh tinh một số bài mà t nghĩ sẽ hữu ích với ai thực sự thích NV và có nhu cầu tìm hiểu. Lần giở nghe lại Công ti nen tan 6 (Continental 6) lại thấy đầy trong trí những cảm xúc như ngày xưa, lại thấy tiếc vì vĩnh viễn không được gặp ông NVĐ.
  • Tiếc nhỉ, t cũng muốn đọc đoạn tâm sự đó. T cũng chỉ nghe kể là lúc ấy dân Nam bỏ đi nên băng đĩa nhạc cứ gọi là đánh đống, cân ký, bán rẻ như cho, máy hát, máy Akai cũng thế, đến tận 2000s mà vẫn còn thấy bán ve chai vì con cái dọn nhà vứt bỏ. Nói thật dân Nam bị vụ bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy hồi sau 75 cũng sợ, nhiều người làm thất lạc hết, may mà có các bác lính Bắc mua/buôn về mà đến đầu 2000s các bác Hà Nội lại là nguồn phổ biến ngược nhạc vàng lên mạng cho đại chúng nghe. Dăm diễn đàn hồi ấy rôm rả mà ai cũng lịch sự, chia sẻ nhiệt tình, cả một thời phổ cập nhạc vàng luôn ấy. Nay thì t có cảm giác cái tinh thần hao mòn nhiều, lại ngả về mua bán băng đĩa và dàn home theater nhiều hơn. Thế nên nói về riêng mảng NV thì t rất mến các anh các chị miền Bắc trên diễn đàn thời đấy, đấy là sự thực. NV75 (thảo luận) 17:00, ngày 1 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  • Tớ cũng dân Bắc mà, dĩ nhiên không phải 54 lẫn 75. He-he... Trước ở với thằng bạn có bố là đi vô Sì phố đúng dịp 30-4, về sau được phát cho cái nhà nhỏ xíu ở cư xá Bắc Hà Biên Hòa. Còn cái thằng trong nhóm nhạc vàng kia cũng có bố là lính Bắc cộng, chứ như tớ cảm nhận thì "bụt chùa nhà không thiêng", bọn trẻ mê nhạc vàng thì phần lớn là con cái cộng sản (rất thật), mà thậm chí mê nhất nhạc lính (cái mà cộng sản thậm ghét), trong khi con cái Việt Nam Cộng Hòa thì toàn chạy theo nhạc thị trường Âu-Mĩ hạng hai (gọi nôm na là underground hay là bohemian ấy). Nghĩ mà muốn khóc !
Thời t ra Hà Nội thì thậm chí mua đĩa chép NV còn dễ hơn trong Nam, ra ngay Bà Triệu tạt vào hàng của chị kia là chị ấy điều hàng từ Đồng Xuân ra ngay, bán rẻ không thách. Về nông thôn mua cũng dễ luôn, chỉ có là băng pre75 thì họa hoằn mới thấy, vẫn chủ yếu sau 75. Giới nhạc sĩ pre45 với 45-54 người Bắc di cư năm 54 nhiều mà, nên chỉ hiếm hoi vài người như ông Trần Văn Trạch hát tân nhạc giọng Nam, còn lại tuyệt đại đa số xưa đến nay đều auto đổi sang giọng Bắc khi hát tân nhạc cả. T không dám biến mẫu thành tổng thể, biến vài ví dụ thành 1 định lý, nhưng mà những dân ngoài Bắc t biết, đã mê NV là hơn điếu đổ, mà tìm hiểu sâu, tìm hiểu kỹ lắm, đến mức khắc nghiệt luôn, như nhan đề bài thì không chấp nhận thừa thiếu này, tên tác giả thì phải đúng, đủ theo tờ nhạc này, và chả thấy dân ngày đó dùng cái từ "bolero" bao giờ, toàn "nhạc vàng", không hàm ý đối nghịch nhạc đỏ nhé. T thấy họ nói như kiểu họ cũng hiểu là "golden" như t thôi.
Đi ở SG mà đi vào những buổi chiều cuối tháng 12 ở Hồng Thập Tự (NTMK), Duy Tân (PNT), đại lộ Cộng hòa (NVC) như Ngô Tùng Châu (LTR), khi quả sao đen/dầu rái/chò nâu rơi, tự nhiên thấy mắt nhòa đi và thấy xe Citroen, Velosolex hiện ra, tự nhiên thấy bóng các anh chị sinh viên, các nam nữ học sinh, chú công chức, bà hàng rong. T toàn mơ thấy rơi xuống biển chết trôi không ấy, rồi mơ thấy băng Sơn Ca, Premier này kia. Mấy đoạn lời tựa mở đầu, tạm biệt, nhạc hiệu băng này t thuộc hết, t thuộc luôn hòa âm nhiều bài luôn. Cái air đó đúng phải về SG cách đây 15 năm mới thấy được, còn giờ cũng hết rồi cậu ạ. NV75 (thảo luận) 17:34, ngày 1 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  • Cậu lang thang trên mạng chắc biết thằng Phạm Vĩnh Lộc, ông nội nó là đội viên Biệt Bộ Tổng Thống đấy, dân gốc Hà Nội. Nhưng thằng này chán lắm, suốt ngày ra Bắc la liếm mấy nhóm quân sử với cổ phục cổ trang gì gì, có lần vô Red Bull với Shark Tank gọi vốn bị dân mạng tế như dê cúng thần. Nhưng nói thật, cậu ạ, không nên nản lòng. Cái gì còn giá trị thì không gì tiêu diệt được. Tỉ dụ như vụ "dọn dẹp" công viên Quách Thị Trang ấy, chả ai bảo thì rồi cuối cùng mấy ổng cũng phải đem tượng về dựng nguyên chổ cũ. Cái căn bản là dân Nam mới hiểu được đất Nam, nên khi qui hoạch chỉ có chuẩn thôi, đố thế lực nào chỉnh nổi. Nhưng có sự thật nầy cậu phải cố hiểu, cộng sản khôn lắm chứ đùa đâu, họ chơi đúng nguyên lí phần thư thời Tần ấy. Một mặt tịch thu sách vở phim ảnh rồi cấm đoán các kiểu, nhưng có bao nhiêu gom hết vào kho rồi giao cho quân đội canh giữ. Kể ra thế cũng hay, dù bọn đam mê như tụi mình hơi thiệt, vì chí ít nó sẽ không bị băng hoại. Vẫn nên vui, cậu ạ.
Ừ cũng hi vọng họ lưu băng dĩa đấy vào một cái kho nào đó như đã từng lưu một số phim điện ảnh pre75 (mà nay một vài người rất đắc ý được tiếp cận nhờ làm nhà báo, rồi lên môi trường Internet cợt nhả mọi người phải "like" nhiều thì mới cho xem trích đoạn.). Các buynh đinh trong khu Bến Nghé, Q1 đều trong tay quốc doanh, họ muốn làm gì chẳng được, như vụ phá thương xá TAX. Ngày xưa nhà t bình dân lao động nên cũng chưa bao giờ bước vào thương xá TAX để gọi là chụp được 1 tấm hình ở quầy 116 hay quầy 167 nơi từng trưng bày toàn bộ băng đĩa của Nguyễn Văn Đông cả. T cũng dần dà không còn đọc tin hay quan tâm họ quản trị thành phố đó ra sao nữa, vì Sài Gòn đã cáo chung từ 1976 rồi. NV75 (thảo luận) 19:04, ngày 1 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  • Chắc cậu biểu lão TT chứ gì ? Trước đóng phim mãi không nổi, nên mãi sau ra Bắc đóng được mấy phim truyền hình rồi mất hút, nhưng giờ lắm tiền thì chỉ khoe ảnh tự chụp thôi. Thấy bảo bỏ tiền ra mua 100m2 đất làm bảo tàng phim ở Biên Hòa, mà giờ đã thực hiện nổi đâu ? Nhưng mà phim ảnh thời Cộng Hòa thì còn nhiều vô vàn, vì thực sự cộng sản không có hủy diệt như tuyên truyền mà họ đem giấu kĩ lắm. Thật ra phim ảnh và ca nhạc miền Bắc sau 75 là học miền Nam nhiều, vì đám văn nghệ sĩ được tiếp cận kho tư liệu đó mà, nhiều ý tưởng bây giờ đều chỉ là sao chép lại của thuở ấy thôi.
  • Việt Nam Cộng Hòa mất mỗi chính thể thôi, chứ văn hiến thì còn nguyên và vẫn gây ảnh hưởng sâu đậm tới văn hóa Việt Nam hiện đại, đố có ông bà nào đủ uy xóa nổi.
Cảm ơn b. Nếu họ có văn từ biểu cảm khơi được cảm xúc mà người đọc thấy hay thì cũng hợp lẽ, nhưng người đọc ở đây cũng chỉ là một nhóm nào đó thực sự muốn tìm hiểu vượt qua ngoài những thứ bề ngoài; chứ còn c mà đăng ở những nơi những chốn toàn những nhân vật chỉ thấy khen ca sĩ đẹp, khen sân khấu lớn, hay dùng nhạc này hát lúc ăn nhậu, miệng nhai ngồm ngoàm thì tai đâu mà nghe mà cảm nhận nữa. Họ đang sống trong xúc cảm hoài cổ ngắn ngủi cũng do truyền thông và phim ảnh như Cô ba SG khơi lên, chỉ là một thứ mô đen nhất thời, thậm chí còn lạ lùng đến mức hoài cổ luôn cái ách thực dân Pháp. Còn chuyện thoái hóa thì là một mặt của dòng văn hóa pop, quan trọng là cái core của NV t nghĩ vẫn sẽ bền bỉ; cái core đó không phổ biến trước trước 2010s, thì sau này t đoán nó vẫn vậy, cũng không nhiều người vượt qua rìa của loại "nhạc thời trang" dưới mác bolero để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử bài hát đâu, chứ đừng nói là tìm hiểu tác giả của nó.
Tặng lại bạn 2 bài, 1 bài gợi lên chiều đông Bắc, 1 bài gợi nên buổi chiều Nam, đều là những bản mà t quy vào thế giới NV của t:
+ Chiều đông phương Bắc (Trần Văn Nhơn APNC): https://www.youtube.com/watch?v=G25wmlLa30g
+ Quán chiều (Lan Đài): https://www.youtube.com/watch?v=SEWL4W9LaAA NV75 (thảo luận) 09:32, ngày 2 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  • Công nhận số dzách luôn ! Tớ cũng có nghiên cứu qua về âm vực. Chẳng là xưa dân mình đói kém, cơ thể phát triển không đều nên đa số nói giọng mũi, hát cũng bằng giọng mũi nên mới khều khào như vậy. Nhưng thực ra sau này dinh dưỡng tốt lên, tớ thấy đa số nghệ sĩ đều tự chuyển hóa thành giọng họng. Thế nhưng mà hai kiểu giọng đó đều tinh tế cả, vì giờ bọn ca sĩ trẻ toàn hát bằng thứ giọng lưỡi nên mới thớ lợ như vậy - đây là chất giọng đặc trưng của dân vùng biên Mĩ-Mễ mà cậu, nói cứ như nhổ vào mặt nhau, môi thì trề ra kinh bỏ mẹ. Đám ca sĩ thính phòng chắc cậu thừa biết, luyện thanh bằng cổ họng rất vất vả từ tấm bé, như mấy bà chuyên đóng vai Xúy Vân ấy - cả đời không được phép uống nước lạnh mà chỉ có ngậm nước muối suông thôi để giữ dây thanh quản được đanh, thế mới có cái điệu cười sằng sặc như vậy. Khó lắm chứ đùa à ?
  • Mà cũng phải nói chứ, cậu mà vô xứ Nghệ chắc mở nhạc Vàng ra chối lắm. Đất ấy quanh năm sương giá tù mù, thành ra mở mấy bài "Cô gái Lam Hồng", "Đường Trường Sơn xe anh qua"... thì quá hợp luôn. Nên để cậu thấy, âm nhạc tự nó cũng có tính thời tiết và địa lí ấy, chứ có phải bạ đâu cũng mở nhạc ầm ĩ như bọn trẻ bây giờ đâu ? (UAV (thảo luận) 10:38, ngày 2 tháng 9 năm 2022 (UTC))Trả lời
Ồ, bạn nên làm blog về vấn đề này có thể sẽ nhiều người muốn tìm hiểu. T không hiểu được nhiều như vậy, nhưng giọng mũi rất có ích cho người nghiệp dư khi muốn giả vươn tới các cao độ mà giọng bình thường của họ không thể làm được. Chẳng hạn bài "Nhớ người ra đi" của PD do cao thủ TT ca trong băng S.Ca 10, nếu t dùng giọng mũi thì với chất giọng thuốc lá đá thuốc lào của t vẫn có thể hát được, sau đó chỉnh pitch là khó nhận ra luôn. À ngoài chuyện họ ngậm nước muối thì còn nghe họ phải uống nước luộc rau mướp đắng-khổ qua thường xuyên. Chuyện "giọng lưỡi" thì theo t là do những người đó luyện thở không tốt, ít năng khiếu, thanh quản không tự lực được nên lưỡi sẽ vô thức rụt về đằng sau để "giúp" thanh quản, từ đó tạo ra khẩu hình rất xấu mà giọng thì vẫn không hay.
Thời 1960s ở vùng Gruzia còn lưu lại truyền thống hát loại nhạc êm tai, nghe miên man khoáng đạt, có lẽ cũng do địa lý của vùng ấy nhiều bình nguyên, thung lũng lón bị chia cắt bởi các rặng núi, cách biệt với ồn ào bên ngoài nên con người cũng như làn gió, bay miên man trên những thảm hoa, bãi cỏ. NV75 (thảo luận) 10:58, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Cintebum/L%C6%B0u/1