Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận:Việt Nam/Lưu 1

Đây là một trang thảo luận đã được lưu, các thảo luận mới nên được viết vào tại Thảo luận:Việt Nam

Tóm gọn bài viết[sửa mã nguồn]

Phần Lịch sử dài quá, không cân đối với các phần còn lại, đề nghị tóm gọn lại, những chi tiết cho vào bài Lịch sử Việt Nam. Nguyễn Thanh Quang 13:19, 2 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi ủng hộ ý kiến của User:Nguyễn Thanh QuangUser:Trungduongm về việc gói gọn lại phần Lịch sử chỉ dài bằng phần Địa lý chứ giới thiệu về đất nước chỉ toàn chiến tranh, thiếu phần Danh lam thắng cảnh để giới thiệu với Du khách. Chuyển các quan điểm không NPOV về các bài liên quan đến Lịch sử cận đại và đương đại trong loạt bài về Lịch sử Việt Nam. Bạn nào đủ sức xin hãy làm việc này. Vietbio 23:18, 26 tháng 4 2005 (UTC)
Lưu ý: Các ý kiến khác nhau về Lịch sử cận đại và hiện đại của Việt Nam xin sửa nó ở bài viết Lịch sử cận đại Việt NamLịch sử đương đại Việt Nam. Các sửa đổi không đúng chỗ sẽ bị loại bỏ vì không ai có thể chuyển giúp được. Vietbio 00:46, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi đồng ý là bài viết về Việt Nam không nên đi quá sâu vào từng chi tiết. Những chi tiết nhỏ của từng phần nên được trình bày trong các article khác chuyên sâu hơn. Tuy nhiên xin góp ý là chúng ta nêu ít nhưng cô đọng và càng khách quan càng tốt. -- Hai Lúa -- May 3 2005

Truyền lên hình[sửa mã nguồn]

Somebody please upload the images in this article from the English version. I'm not willing to create an account to do this. 128.195.15.118 21:59, 12 Nov 2003 (UTC)

I should point out, if it's not clear, that you do not need to submit an e-mail address to create an account. --Brion VIBBER
đây là Wiki Việt Nam chứ có fải là Wiki Anh hay là Mỹ đâu, mà chính điều này Admin Nguyễn Minh đã nói, chỉ nên và chỉ được fép đưa lên bằng tiếng Việt. Nếu muốn dùng tiếng Anh thì xin mời sang trang Wiki Anh và Mỹ mà dùng.
Ihr seid alle blöd, schwachsinnig
66.119.33.186 14:20, 24 Nov 2004 (UTC)
Trước hết, đúng là Wikipedia có phiên bản theo ngôn ngữ, mà tôi cần làm rõ ràng là đâu có phiên bản nào chỉ về một nước. Cho nên đây không là wiki Việt Nam đâu: đây là wiki bằng tiếng Việt. (Hết mọi wiki của Wikimedia hoạt động ở Florida, nước Mỹ.)
Điều thứ hai là dự án này nhận câu bằng tiếng Anh trong những trang thảo luận từ mới. Cho nên ở đây bạn vẫn có thể đọc thảo luận mới bằng tiếng Anh.
Cái người dùng mà bắt đầu thảo luận này xin mời chúng mình cập nhật bài này để có những hình mới trong bản dịch bằng tiếng Anh.
– [[User:Mxn|Minh Nguyễn (thảo luận, blog)]] 02:06, 25 Nov 2004 (UTC)
Đây không phải một nơi để tuyên truyền những đường lối của đảng. Nơi đây là để nói lên những sự thật. DHN 23:43, 20 Dec 2004 (UTC)

Here's a job for somebody who wants to help but can't speak Vietnamese: go to this page: http://www.vietnamtourism.com/v_pages/v_index.htm, look at the left column for a drop-down box where it says: "61 Tỉnh thành", then transcribe the province names (with diacritical marks) into the province section of this article. Ignore the first choice and every first choice after a line break. Nguyễn Hữu Dụng 128.195.100.178 04:53, 14 Nov 2003 (UTC)


The table is currently broken (note to self: don't ever edit while using Linux). I haven't figured out how to incorporate the previous table into the current one. DHN 21:10, 17 Dec 2003 (UTC)

Ước tính not Nước tính ![sửa mã nguồn]

hello mxn! in the last of section Kinh tế: ước tính = estimate

-)
Heh, actually, I didn't do that. I think User:Tuanndh did that, according to the page history. But I shouldn't point fingers. Thanks for correcting the typo; I'm sure it was an honest mistake. Heh, sorry, not only did I make that mistake; I didn't even realize I did that. Sorry Tuanndh. – [[User:Mxn|Minh Nguyễn (thảo luận, blog)]] 01:50, 2 Jul 2004 (UTC)

Here too / Cũng ở đây[sửa mã nguồn]

The same problem that I had been facing with the article Hồ Chí Minh is happening with this article too. User:66.119.33.156 and User:216.148.246.156 (probably the same user, just under a different IP address each time) have persistently injected biased material into the articles. I'm starting to see the same problem here. It seems I'm going to have to somehow enforce Wikipedia policies on this wiki more thoroughly. Again, if thigs get worse, I will consider reverting any biased changes and protecting (locking) the article. – [[User:Mxn|Minh Nguyễn (thảo luận, blog)]] 05:30, 13 Nov 2004 (UTC)

It looks like Nguyễn Hữu Dụng and an anonymous user are reverting each others' work. We need a third party in here, and I don't feel qualified to handle this issue. Anyone? – [[User:Mxn|Minh Nguyễn (thảo luận, blog)]] 01:04, 16 Nov 2004 (UTC)

My version is a straight translation from a paragraph in the English version. The anonymous user's version looks like it was taken from a government website. If I have time, I might translate the current English version. DHN 09:33, 23 Nov 2004 (UTC)

I think we should revert to the previous version. The added text is non-NPOV. --Nguyễn Thanh Quang 11:36, 9 tháng 3 2005 (UTC)

The modified text violates NPOV policy. Admin should revert to its previous version. Nguyễn Thanh Quang 23:06, 15 tháng 3 2005 (UTC)

Chinese Version[sửa mã nguồn]

For those of you who can read Chinese: please come and have a look at the Chinese version, to see if you found any NPOV content or not. -- Tomchiukc 06:09, 22 Nov 2004 (UTC)

I am curious to know if there is any NPOV content in the Chinese version?! Nguyễn Thanh Quang 22:59, 15 tháng 3 2005 (UTC)

Tungblekhac has contributed a boatload of material on the history of Vietnam, mainly on the Vietnam War. I'm working on wikifying it right now (adding links etc.), but I'm starting to see hints that the new material isn't NPOV. It is acceptable to speak about the shortcomings and problems of governments, people, and ideas; however, it is not the role of an encyclopedia to pass judgment on these things. We can state possible criticisms of the Vietnamese government, for example, but we need to say whose criticisms they are, and we cannot say that these criticisms are our own.

This is just a friendly reminder, just trying to clarify our NPOV policy. I invite everyone to review this article to make sure it fits in with NPOV. Thanks.

– Minh Nguyễn (thảo luận, blog) 18:55, 27 tháng 12 2004 (UTC)

Tôi thấy phần lịch sử quá dài, tôi đề nghị đem phần này qua trang Lịch sử Việt NamChiến tranh Việt Nam và để lại khoảng một phần tóm lược.
The history section is too long, I suggest moving this section to Lịch sử Việt Nam and Chiến tranh Việt Nam and leave a paragraph summarizing it.
DHN 08:57, 10 tháng 2 2005 (UTC)

WikiPedia - không tuyên truyền nịnh bợ[sửa mã nguồn]

Những câu như là "vì nhân dân" hoặc là "nhân dân làm chủ" rất mơ hồ và mang tính chất tuyên truyền. Cần phải loại ra khỏi WikiPedia

Tết Mậu Thân[sửa mã nguồn]

Nhân có đoạn nói về tết Mậu Thân.

Cái tết Mậu Thân đó xảy ra đã lâu nhưng tôi vẫn không quên được. Đó là ngày tháng thảm cảnh của đất nước, người dân Việt tàn nhẫn tấn công giết lẫn nhau vì chủ nghĩa gì đâu. Xã tôi sống ở gần Huế. Khi quân đội Việt Cộng chiếm thành phố Huế, họ tập trung một số thường dân và công chức các cấp lớn nhỏ, cả thầy cô giáo, còn kẹt trong thành phố lại. Khi quân Việt Cộng rút đi, những người dân bị tập trung đó, xác họ được tìm thấy trong những hố chôn tập thề, có vẻ như họ bị chôn sống. Sau ngày hòa bình, cách nay không lâu, người ta vẫn còn phát hiện thêm một vài hố chôn tập thể như thế tại Huế.

ThaiLong

Như đã nói đây là trang thảo luận để cải tiến bài viết vì thế không nên đưa ra những thảo luận như của ThaiLong Thanhhien86 04:01, ngày 10 tháng 8 năm 2007

Thanhhien86 nhớ ký tên khi thảo luận. Theo tôi, thành viênThaiLong không thảo luận mà chỉ nói lên cảm xúc về một sự kiện lịch sử mà mình chứng kiến. Ngoài ra ThaiLong đưa thêm thông tin dựa trên trải nghiệm bản thân. Có các vấn đề sau:

  • Cảm xúc đó có giúp gì cho việc cải tiến bài?
  • Thông tin đó có thật không? Có nguồn kiểm chứng không?
  • Thông tin đó nếu có nguồn kiểm chứng thì có thể đưa vào bài nào ở mục nào? Và đưa vào như thế nào?

Việc có nhiều cảm xúc và nhận định khác nhau khi đọc một bài là chuyện bình thường của mỗi người. Nếu bài này mà trích dẫn sự chờ mong và vui mừng của cán bộ nội thành Huế khi quân giải phóng vào, lòng vui sướng và tự hào khi diệt được nhiều địch ở Huế qua đợt Tổng công kích Mậu Thân, cũng như sự phấn khởi khi kỷ niệm hằng năm chiến thắng Mậu Thân thì ThaiLong nghĩ sao? Có hợp lý không?

Nghilevuong 04:34, ngày 10 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không trung lập[sửa mã nguồn]

Đây là Wikipedia - nơi để tập hợp tri thức của cộng đồng chứ không phải diễn đàn chính trị nên đề nghị ThaiLong không đưa thông tin liên quan chính trị vào đây. Binhvt 02:40, ngày 16 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Có nên tách ra !![sửa mã nguồn]

Có nên tách CHXHCN VN và các chiến dịch tết mậu thân... ra khỏi bài về Việt nam không. Mình nghĩ, Việt Nam : giới thiệu khái quát về hình ảnh một đất nước, dĩ nhiên kèm theo sơ lược về lịch sử, nhưng không phải là một bài viết về lịch sử. Chủ yếu vẫn là Đất nước, con người, sơ lược văn hoá, lịch sử. Còn CHXHCN VN là chính thể đang quản lí.--Trungduongm 21:23, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Chúng ta đang cố gắng cắt xén phần lịch sử của bài này tại vì nó chiếm quá dài trong bài. Nếu bạn có thể làm ngắn hơn được, xin làm vậy. (Nguyên văn vẫn để giữ tại Lịch sử Việt Nam. Dung Nguyen 23:32, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Phần các dân tộc Việt Nam[sửa mã nguồn]

Tôi thấy phần này viết còn ít quá ... Có ai biết nhiều về các bản sắc hay đặc điểm chính cuả dân thiểu số không? Hoặc nếu được đề nghị ghi ra danh sách càng nhiều càng tốt theo thứ tự lớn nhỏ tên các dân tộc ít người này.

Làng Đậu

Những gì nên đưa và không nên đưa[sửa mã nguồn]

Có một số thông tin là rất nhạy cảm, có thể đúng, có thể sai như cái bài về tết mậu thân ở trên. Hay là việc bỏ mấy câu vì nhân dân gì đó.

Tôi nghĩ, các bạn có thể nói miệng với nhau được những cái đó chứ để đưa lên trên này mà nói thì e rằng một ngày không xa, trang web này sẽ bị các ISP của Việt Nam cho firewall hết, lúc đó thì trang này thành vô nghĩa đấy.

Có một số ý kiến nhỏ xin góp ý như vậy thôi!

Tiephn 18:16, 18 tháng 7 2005 (UTC)

Nếu làm như bạn Tiephn thì cũng OK nhưng như vậy có những đề tài mà chính phủ trong trong nước không thích thì mình phải "im tịt" hết cả sao?

Như vậy cái từ điển này đâu còn khách quan nữa mà nó chỉ còn là công cụ riêng cho một giới nào đó bởi vì chưa chắc là mọi người trong Đảng Cộng Sản hay ngoài Đảng Cộng Sản cũng thích thú với thái độ dấu diếm hay chối bỏ sự thật.

Mặt khác ngược lại, nếu dùng từ ngữ không khéo thì chúng ta cũng dể bị hiểu lầm là tuyên truyền chống hay theo một chế độ nào đó. Nếu đưa thông tin sai thì sự tai hại còn xa hơn cả nhiều lần.

Do đó, tôi đề nghị xem xét tránh tối đa các từ ngữ nhạy cảm nhưng vẩn phải giữ đúng mô tả bằng các số liệu, chứng liệu hay các nguồn tin đáng tin cậy khi dùng phải nên thận trọng.

Làng Đậu

Em chỉ góp ý và cảnh báo vậy thôi, nếu những tin, số liệu gây sốc mà đưa lên đây, chẳng may có ông nhà báo nào mò vào đây đọc được, lại đưa tin lên thì trang này sẽ nằm trong danh sách firewall là chuyện bình thường.
Em nghĩ, riêng về vấn đề chính trị, chúng ta cần phải rất thận trọng khi đưa tin, còn lại nên tập trung chủ yếu vào văn hóa, xã hội, phong cảnh, con người,.. của Việt Nam.
Những gì chính phủ trong nước đã không muốn đưa ra thì có lẽ mình cũng nên theo thế, hoặc là muốn đưa lên thì nên đưa vào một trang khác kẻo trang này lại trở thành một địa chỉ chuyên bới móc các chuyện xấu ra thì tiêu
Tiephn 18:49, 18 tháng 7 2005 (UTC)
Bây giờ không bóp nghẹt như trước lắm đâu bạn Tiephn ơi. Các bạn có thể tranh luận thoải mái như thế này không sao đâu miễn là các bạn đừng kêu gọi loại bỏ đảng và đừng chửi thẳng và công khai yêu cầu đa nguyên đa đảng thôi. Tôithấy với cung cách tranh luận khá văn minh (tuy còn một vài phá hoại nhỏ) như ở wiki thì không sợ tường lửa đâu. Ý kiến của tôi là người trong nước đấy nhé.User:Tô Linh Giang

tường lửa[sửa mã nguồn]

Bóp nghẹt là sao tôi không hiểu ?Theo tôi cái người ta quan tâm là "tôn trọng người đã khuất và không xúc phạm tình cảm người đang còn sống".

Xin một góp ý[sửa mã nguồn]

Ở trong bài đã thấy có sự mâu thuẫn nhỏ, tôi không rành về kinh tế lắm nên xin các tác giả bài viết tự sửa lại cho: Trong bảng có nói GDP trên đầu người là 2.500 USD tôi nghĩ số liệu này khá chuẩn. Nhưng trong trang viết lại nói là GDP trên đầu người (2003) là 485 USD Có lẽ nhầm với thu nhập trên đầu người--203.160.1.40 15:16, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang[trả lời]

Tôi sửa lại là 2700 USD (2004) (Theo số liệu của www.cia.gov/libraries/world factbook).--Tô Linh Giang 01:04, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
GDP có nhiều cách tính khi xét trên bình diện quốc tế (cơ bản nhất là theo tỷ giá hối đoái hiện tại hay theo sức mua tương đương). Do vậy, một tổ chức có thể đánh giá GDP theo tỷ giá hối đoái của VND với USD, theo cách tính này thì GDP/người của Việt Nam khoảng 400-500 USD/năm, một tổ chức khác lại đánh giá theo sức mua tương đương, khi đó người ta có thể đưa ra một số tiêu chí (dựa trên giá cả một số mặt hàng chủ yếu và quan trọng nhất như lương thực, thực phẩm, nhà cửa, các tiện nghi khác v.v và tỷ lệ % của chúng trong chi tiêu của một người bình thường hàng năm) để xem giá trị vật chất của 1 USD khi chi tiêu tại Mỹ chẳng hạn thì tương đương với giá trị của bao nhiêu xent (cent) khi sử dụng tại Việt Nam. Theo cách tính này thì GDP/người của Việt Nam sẽ dao động trong khoảng 2.000-3.000 USD/người, tùy theo các tiêu chí mà tổ chức đó đưa ra. Trong các trường hợp này người ta cho rằng giá trị vật chất của 1 USD sử dụng tại Mỹ chỉ ngang với giá trị vật chất của 18-19 xent khi sử dụng tại Việt Nam. Do vậy nó không mâu thuẫn khi nói rằng GDP = 485 USD/người (theo tỷ giá hối đoái) và GDP = 2.500 - 2.700 USD/người (theo sức mua tương đương). Vương Ngân Hà 02:31, ngày 23 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Vương Ngân Hà vì câu trả lời đầy đủ của bạn và tôi thấy trong bài đã có sự sửa đổi chi tiết đầy đủ cả 2 số liệu theo tỷ giá hối đoái và theo sức mua tương đương (PPP). Thắc mắc của tôi không còn nữa.Tô Linh Giang 01:57, ngày 03 tháng 10 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang

Ở Việt Nam, Tổng cục thống kê tính GDP theo tỷ giá hối đoái chứ không tính theo sức mua, theo thống kê mới nhất năm 2006 GDP khoảng 60 tỷ USD (722 USD/người/năm) Vndcch 15:13, ngày 12 tháng 7 năm 2007

Bố cục bài[sửa mã nguồn]

Bố cục bài vừa bị phá vỡ do sửa đổi của User:Duongdttt. 1) Việc chèn thêm các thông tin không hoàn chỉnh đã làm một bài viết "hoàn chỉnh" trở thành một bài "dở dang". 2) Quá ôm đồm các thông tin từ ca trù đến chèo. Do Wiki này là tiếng Việt nên phần nhiều bài viết về VN, anh mà đem hết lên trang giới thiệu về đất nước thì rất bao nhiêu là đủ. Sẽ phải mất công biểu quyết thêm cái gì/ bớt cái gì. Do vậy tôi sẽ sửa lại hết các sửa đổi của anh. Vietbio 01:34, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Những thông tin đã có trong bảng như chủ tịch nước là, chủ tịch quốc hội là .. cũng như dân số VN là .. không cần phải viết lại trong bài chính. Vietbio 01:41, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Xin được đề nghị xoá bỏ phần Chính sách đối ngoại vì phần lớn ý đã nêu trong phần lịch sử. Vietbio 01:44, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đọc và sửa bài này một lần nữa. Như Vietbio viết bên trên, bài này còn cần thêm vài lần edit nữa vì đa số các thông tin là lặp lại từ một chỗ khác trong bài. Phần "Chính sách đối ngoại", nếu muốn giữ, phải viết lại vì, một lần nữa, Duongdttt đã không viết các đặc điểm của chính sách đối ngoại của Việt Nam; thí dụ, có chính sách đối ngoại nào mà không đa phương, đa diện không? Lại có điểm "đối nội" (chính sách Đổi mới) cũng được mang vào phần đối ngoại. Chúng ta sẽ làm việc với nhau để dần dần làm cho bài này trở nên tốt hơn, nó và Duongdtt ... need lots of help. Mekong Bluesman 05:41, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Bài này có 2 câu tôi gây cho tôi nhiều thắc mắc:
  • Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà nước và của nhiều người dân, diện tích biển của Việt Nam rộng hàng triệu km², bao gồm cả vùng biển của hai quần đảo đang tranh chấp. Rộng hàng triệu km² là rộng bao nhiêu? Tại sao không viết ngắn hơn?
  • Viet Nam is willing to become a friend and reliable partner of all countries in the world community, striving for peace, independence and development. Tại sao câu này phải viết bằng tiếng Anh?
Mekong Bluesman 10:45, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
  • Tôi cũng không biết được ai đó đã viết nó, tôi cũng có băn khoăn như bạn, câu đầu: rất là mơ hồ và không có giá trị.còn đoạn tiếng Anh nên cắt nó đi "vì nửa ta nửa tây làm gì?" khi mà tiếng Việt đã quá rõ ràng(có phải câu này dịch từ tiếng Anh đâu cơ chứ?!).Bạn hay Vietbio có thể cắt đoạn này đi.Duongdttt 11:01, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Câu tiếng Anh là tôi trính nguyên văn từ trang của Bộ Ngoại giao. Tôi thiết nghĩ cần viết vào đây vì câu này là 1 câu phát ngôn thường xuyên bằng tiếng Anh (vì là để ngoại giao). Viết nó ko những có lợi cho những ng ko biết tiếng Việt tìm đến trang này thông qua interwiki, mà cả những ng việt khi muốn diễn đạt quan điểm của NN VN đối với ng nước ngoài. Vietbio 14:34, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi cho là không cần thiết vì người không biết tiếng Việt thì vào đây làm gì (!), còn người biết tiếng Việt thì đã có tiếng Việt. Diễn đạt quan điểm của NN VN đối với người nước ngoài là vấn đề cá nhân tùy mỗi người. Tôi nghĩ nếu muốn bạn có thể cho câu đó vào bài en:Vietnam. Nguyễn Thanh Quang 15:39, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Bia rùa ?[sửa mã nguồn]

"Bia rùa ghi danh tiến sĩ tại Quốc Tử Giám, Thăng Long."

Theo tôi đọc biết thì tên của các bia này là "bia tiến sĩ" chớ không phải bia rùa. có học giả nào cho thêm ý là nên đổi lại hay không?

Tôi xin đổi lại, thật lạ là đã đọc bài này ko biết bao nhiêu lần mà ko bằng anh LĐ. Quả thật anh với anh BĐ đều giống nhau rồi (chuyện mù chột í) Vietbio 17:57, ngày 10 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Ui chời tui làm sao bằng được 1/10 Baodo, anh ta cho tui mượn dao chẻ tóc (chưa mài đủ bén để chẻ tóc) thì đã wá đủ nếu dùng nó để cạo đầu ... ví còn đem con dao này mà chẻ củi thì uổng lắm. Cảm ơn anh VietBio wá khen nhưng để dành cho "thầy" đúng hơn (là ai anh biết zồi!).

Liên kết đến Vn Express[sửa mã nguồn]

Tôi đã bỏ liên kết báo điện tử VnExpress nhưng lại nghĩ lại vì có thể nó cũng không đến nỗi là liên kết quảng cáo. Xin ý kiến mọi người trước khi bỏ nó. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:49, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Xoá. Tôi nghĩ là nên bỏ nó. Nếu cần thì có liên kết đến Bài Các đài truyền thông của Việt Nam ở phần xem thêm. Nếu liên kết đến VnExpress thì tự khắc VNN, Dantri và các site khác cũng muốn viết vào. Vietbio 15:02, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

đang tranh chấp[sửa mã nguồn]

Đã theo quan điểm của nhà nước và đa số người dân thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "đang bị tranh chấp" hay "đang tranh chấp" ?

Tham khảo thêm[sửa mã nguồn]

Bạn hoặc người nào đó có thể lấy thêm thông tin từ địa chỉ này.

Giờ mùa hè ở Việt Nam?[sửa mã nguồn]

Tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi đọc thấy Việt Nam bây giờ đã dùng "giờ muà hè". Có ai biết Việt Nam dùng "giờ muà hè" từ khi nào không? Mekong Bluesman 22:02, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sống tại cả 3 miền và chưa bao giờ nghe cụm từ "giờ muà hè" hay "giờ muà đông". Ngoại trừ ở miền Trung và miền Bắc và tại một vài cơ quan có sự điều chỉnh giờ làm việc của viên chức, theo đó vào mùa Đông, giờ làm việc có thể bắt đầu muộn hơn tý xíu (7h30 hay 8h00 thay vì 7h00)...陳庭協 01:16, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng sống ở Việt Nam và chưa hề thấy giờ mùa hè/mùa đông nào cả. Thậm chí chuyện "vài cơ quan có sự điều chỉnh giờ làm việc" như anh Hiệp nói, chắc chỉ là ngầm thỏa thuận với nhau, một cách bán hợp pháp. Avia(thảo luận) 03:29, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Giờ mùa hè và mùa đông thì tôi có thấy, ở các trường học hay trường mẫu giáo, nhà trẻ. Có quy định rõ ràng. Mùa đông thì giờ đến trường hoặc về nhà thường chậm hơn mùa hè nửa tiếng. Đó là với các em, các cháu, còn với giáo viên, không rõ có như vậy không. Nhưng theo tôi thì cũng có thể vì chẳng lẽ các em, cháu về muộn thì cô giáo không về muộn cùng. Casablanca1911 04:35, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã hiểu. Thành viên:Gsh đã làm một sửa đổi sai tại đây [1]. Dựa vào sửa đổi đó mọi người đọc sẽ hiểu là đến một ngày nào đó hàng năm (bắt đầu muà hè) thì toàn thể mọi người tại Việt Nam đổi giờ cho chậm lại 1 giờ đồng hồ. Nguyễn Hữu Dụng đã revert cái sửa đổi sai đó. Mekong Bluesman 05:59, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vâng, ở Việt Nam hiện chẳng có quy định nào phải chỉnh lại đồng hồ cả. 陳庭協 06:17, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
ở châu âu có giờ mùa hè và giờ mùa đông, tùy từng quốc gia có qui đinh riêng. mùa hè 3-4 giờ sáng trời đã sáng rồi nên phải điều chỉnh sớm hơn một tiếng(bắt đầu từ tháng 4)-còn mùa đông 8-9 giờ mới sáng nên phải điều chỉnh chậm hơn một tiếng (bắt đầu từ tháng 11). còn ở Việt Nam không có qui định này ở toàn nước Việt Nam (ở 1 số công sở có thể có qui định để đi làm nhưng ko phổ biến )--Duongdttt 16:48, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bản đồ[sửa mã nguồn]

Ở commons có hình bản đồ tự nhiên của Việt Nam không nhỉ? Newone 16:06, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đỉnh Phan Xi Păng[sửa mã nguồn]

Tôi thấy hầu hết mọi người gọi nó là Phan Xi Păng, chứ ít ai gọi là Phan Si Păng, và càng hiếm thấy cái tên Phan Si Phăng. Nếu có thể, mong tác giả bài viết cho dẫn chứng cụ thể về tên chính xác của đỉnh núi này được không? Còn nữa, chiều cao của đỉnh núi này, tôi thấy phổ biến là 3143 m chứ hầu như không thấy ở đâu ghi 3144 m. Sự thật là chân lí 16:07, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bản đồ các ngôn ngữ Đông Nam Á[sửa mã nguồn]

Có một website cung cấp bản đồ các ngôn ngữ dùng dữ liệu của Ethnologue. [2] Họ có bản đồ ngôn ngữ Đông Nam Ý bao gồm các ngôn ngữ của dân tộc thiểu số Việt Nam (và các tỉnh VN), trong tập tin định dạng PDF khoảng 3,5 MB. [3] Không may là giấy phép của hình đó không hợp với Wikipedia: họ chỉ cho phép sử dụng {{phi thương mại}}, nhưng có thể liên lạc với họ để xin phép sử dụng nó (hay một hình PNG vẽ theo nó) trên Wikipedia dưới một giấy phép không hạn chế quá. Các bạn có nghĩ là nên nghĩ đến bản đồ này không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:05, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Chế độ chính trị ở VN[sửa mã nguồn]

Tôi không hài lòng với câu này bởi vì nó không phản ánh đúng thực tế ở VN hiện nay.

Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ thập niên 1970, hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế độc Đảng lãnh đạo (là Đảng Cộng sản Việt Nam), chính phủ Việt Nam quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là quốc hội Việt Nam.

Tôi xin được sửa lại như sau: Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ thập niên 1970, theo chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế độc Đảng lãnh đạo (Đảng Cộng sản Việt Nam), chính phủ Việt Nam quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là quốc hội Việt Nam.

Tuy nhiên trên thực tế, quyền làm chủ thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc quyết định lựa chọn các nhân sự chủ chốt trong Bộ máy nhà nước và quốc hội, việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

linhbach 03:59, ngày 26 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Dân tộc anh em[sửa mã nguồn]

Có một thời người ta dùng từ dân tộc thiểu số, nhưng có lúc lại dùng dân tộc ít người, hoặc dùng từ "dân tộc anh em", để tránh dùng từ thiểu số và ít người tôi chọn "theo Chính phủ" để dùng từ "dân tộc anh em" các bạn đừng xóa nữa. Ở nước ta hiện có rất nhiều dân tộc sinh sống và có quốc tịch Việt Nam chứ không phải chỉ có 54 dân tộc đâu. Ở Vũng Tàu có cả một làng Nga chẳng hạn, nhưng họ không được xếp vào các dân tộc thiểu số. Một số người lấy chồng hoặc vợ Việt rồi định cư trên nước Việt Nam hiện nay cũng vậy, không được xếp vào dân tộc thiểu số. Vuonglenghi 03:18, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Dùng Google sẽ thấy:
Do đó "dân tộc thiểu số" vẫn còn là từ chính với con số áp đảo đó.
Mekong Bluesman 03:42, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Đồng ý thôi, tôi đã sửa lại "anh em" thành "thiểu số". Vấn đề là trước đó có người đã xóa từ "anh em" mà không thêm vào từ "thiểu số" nên Việt Nam chỉ có 54 dân tộc chung sống? Với lại đây là viết dưới dạng quan điểm của Chính phủ kia mà, đâu có gì sai lắm đâu. Nếu xét về số dân tộc thì chúng ta chắc chắn có rất nhiều dân tộc chứ, từ "anh em" chỉ để gói lại trong các quần thể dân tộc ổn định và lâu dài trong lịch sử được nhà nước công nhận. Dùng "thiểu số" cũng được thôi, các báo hiện nay vẫn thường dùng từ này. Mà Mekong đã lên rừng tiếp xúc người dân tộc chưa nhỉ ? Họ thích cách gọi nào Mekong biết không? Họ dị ứng cách gọi nào Mekong đoán ra không?

Vuonglenghi 04:29, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

"Họ thích cách gọi nào Mekong biết không?" Tôi hoàn toàn không biết nên cần dựa vào các ý kiến của các thành viên cũng như các tài liệu có thể kiểm tra được. Trong khi chờ thì chúng ta có thể thảo luận.
"viết dưới dạng quan điểm của Chính phủ ... đâu có gì sai lắm đâu", đây không phải là vấn đề "sai"/"đúng" (vì là chính phủ không có nghĩa là "đúng"), đây là vấn đề từ nào thông dụng hơn.
Mekong Bluesman 05:09, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ở Việt Nam chỉ có khoảng 10% là "thiểu số" thôi. Chữ "thiểu số" trong ngữ cảnh này là vô lý và không cần thiết. Nguyễn Hữu Dng 04:41, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nguyễn Hữu Dụng cũng có lý. Khi viết có "54 sắc tộc tại Việt Nam" thì chắc đa số mọi người hiểu các sắc tộc không phải là sắc tộc Kinh phải là "sắc tộc thiểu số". Mekong Bluesman 05:09, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Không ngờ từ các dân tộc anh em lại được quan tâm đến vậy. Đúng là từ 54 dân tộc thiểu số không chính xác như các bạn phân tích. Tôi đã vào google như các bạn với từ "54 dân tộc", đủ thứ kết quả khác nhau, nhưng đa số các trang chính thức đều dùng cụm từ 54 dân tộc anh em hoặc quốc gia đa dân tộc với tổng số 54 dân tộc. Tôi chọn ra đây 2 trang viết riêng về các dân tộc của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và của Bộ Ngoại giao như sau :

Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với tổng số 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 87% dân số cả nước, sống tập trung chủ yếu trong vùng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn. 53 dân tộc còn lại, thường quen gọi là dân tộc thiểu số, có số lượng thay đổi từ trên dưới một triệu như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer, đến trên ba trăm người như dân tộc Ơ Đu và Brâu. Hầu như các dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Khmer, đèu có địa bàn cư trú chủ yếu trên các vùng trung du và miền núi (chiếm 2/3 lãnh thổ ) trải dài từ Bắc vào Nam . http://www.mofa.gov.vn/tt_vietnam/nr040810154926/

Ông Cư Hòa Vần, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cũng đã giới thiệu về chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc thiểu số có số dân ít nhất là Ơ đu(301 người). http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20010421174009

Đây là thông báo chính thức ngày 04/21/2001 . Số liệu hơi cũ (năm 2001) nhưng tôi đề nghị chúng ta chọn cách viết này vì ông Cư Hòa Vần là Chủ tịch hội đồng dân tộc của Quốc hội tức người rất có trách nhiệm trong vấn đề này.

Vuonglenghi 06:30, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

T­ự do >< Tiến bộ ?[sửa mã nguồn]

Thành viên:Vuonglenghi sửa thành: "Nước Việt Nam Cộng hòa được thành lập ở miền Nam được Hoa Kỳ và một số nước đồng minh hậu thuẫn và các nước trong thế giới tự do công nhận. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, được thành lập tại miền Bắc là nuớc được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ, ngoài ra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn được một số nước trung lập công nhận và thế giới loài người tiến bộ cổ vũ và ủng hộ."

Vậy tự dotiến bộ khác nhau hay giống nhau. Chẳng lẽ "tự do" thì không "tiến bộ" hay "tiến bộ" thì không thể "tự do"? Còn các nước trung lập không tự do?

--An Apple of Newton 03:45, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Khổ lắm, đây là từ chính trị hết sức nghiêm túc. Bên này thì cho mình là tự do thật sự bên kia thì ngược lại. Ranh giới nó mơ hồ lắm. Cuộc chiến này có yếu tố ý thực hệ vì vậy ranh giới bị xóa nhoà, anh là công dân Mỹ nhưng tôi vẫn xếp anh vào thế giới loài người tiến bộ để mời sang hội thảo chống chiến tranh. Các nước Bắc Âu thường xem là thuộc loài người tiến bộ mặc dù họ vẫn được miền nam xếp vào "Thế giới tự do". Bên nào cũng muốn thế giới của mình to, rộng, đẹp hơn bên kia. Hồi đó cả hai miền tranh chấp nhau về chính trị và xuất bản các ấn phẩm cực kỳ đẹp và công phu về thế giới mà mình nhằm tới và muốn kể tới. Miền nam có tạp chí ảnh "Thế giới tự do" giấy cứng, in hình màu, hình như phát không, rất đẹp. Miền bắc thì có tạp chí ảnh Liên Xô và Trung quốc, in giấy cứng, hình màu rất đẹp, rất rẻ và dễ đăng ký mua. Mục dư luận "Thế giới loài người tiến bộ" ủng hộ Đảng ta, nhà nước ta, hoặc nhân dân ta là mục lớn, trang trọng ở trang bìa và thường xuyên trên cáo báo Nhân dân và Quân đội nhân dân. Khái niệm "tiến bộ" và "tự do" tôi có trao đổi với Mekong ở mục thảo luận Mekong. Nếu bạn còn thắc mắc, có thể nhờ các thanh viên lớn tuổi ở miền bắc giải thích thêm. Vuonglenghi 04:14, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thành phần dân tộc[sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, nhiều người Việt đã vượt biển, di cư đến Bắc Mỹ, Âu Châu và Úc. Cùng với những người Việt đã di cư sang châu Âu, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật Bản,... trong thời gian diễn ra hai cuộc chiến tranh Đông Dương, những người này và thế hệ sau của họ được gọi là Việt kiều.

Đoạn trên đây liên quan gì đến thành phần dân tộc nhỉ? vì mục này đang nói đến "dân tộc" chứ có nói đến "quốc tịch" đâu. Việt kiều hay không phải Việt kiều thì đâu có khác biệt nhau về dân tộc? Tôi cũng không thấy chuyện di cư có liên quan gì đến "thành phần dân tộc" hay "dân tộc". Nếu không ai bảo vệ được luận điểm rằng "chuyện di cư của người Việt" có liên quan đến "thành phần dân tộc", tôi đề nghị xóa. Nội dung đó chỉ có thể liên quan đến các khái niệm Người Việt hay Việt Kiều thôi, nó rất không gắn kết với phần trên của mục này.

Tmct 19:47, 27 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi không đồng ý. Đây không phải là "chuyện di cư của người Việt". Bạn nhìn hơi lệch lạc rồi. Người Việt Kiều ở các nước trên thế giới, đặc biệt thế hệ 2, 3, ... trong máu họ, trong văn hóa, truyền thống của họ có đặc chất của Việt Nam và của địa phương nơi họ sinh ra và khôn lớn. Tuy thế, không thể phủ nhận họ không dính dáng đến dân tộc Việt Nam. Họ vẫn là dân tộc Việt, mặc dù quốc tịch không phải là Việt Nam Và do đó, phần viết về dân tộc Việt Nam, đề cập đến họ rất hợp lý. Đúng vậy, mục này đang nói đến "dân tộc" chứ có nói đến "quốc tịch" Hoainam06 01:36, 28 tháng 8 2006 (UTC)
Tựa của bài này là nước Việt Nam, không phải "người Việt". Tôi nghĩ phần "thành phần dân tộc" chỉ nên đề cập đến những dân tộc đang sống ở nước này. Bạn không nên nhầm lẫn "người Việt" (người có dân tộc Việt) và "người Việt Nam" (theo chính phủ VN hiện nay, có 54 dân tộc). Tuy nhiên, nếu chính phủ Việt Nam hiện nay cho rằng người Việt đang ở nước ngoài là một thành phần của nước này, thì họ cũng nên được đề cập đến. Nguyễn Hữu Dng 01:49, 28 tháng 8 2006 (UTC)
Nếu tựa bài là Việt Nam, vậy tại sao có phần "thành phần dân tộc Việt"? Dĩ nhiên, "Người Việt" và "Việt Nam" có liên hệ với nhau, và vì thế trong bài về Việt Nam, có đề cập đến vấn đề "Người Việt", hoàn toàn hợp lý. Có rất nhiều bài ở bách khoa toàn thư mở, đề cập ít đến một vấn đề lớn khác, và "link" đến vấn đề lớn kia . "Thành phần dân tộc" không hẳn chỉ về những dân tộc đang sống trong nước. Tuy đa số là như vậy, nhưng trường hợp Việt Nam thì khác với những đại đa số các nước. Những nước khác hầu như không có một cuộc di dân lớn như nhiều người Việt sau 1975 như vậy, để tạo ra những dân tộc mới. Hoainam06 03:50, 28 tháng 8 2006 (UTC)
Người Pháp gốc Đức là một thành phần dân tộc của Pháp, người Canada gốc Pháp là một thành phần dân tộc của Canada, người Anh gốc Ireland là một thành phần dân tộc của Anh, người Việt gốc Hoa là một thành phần dân tộc của Việt Nam... không phải ngược lại. Do đó người nước X gốc Việt là một thành phần dân tộc của nước X, không phải của Việt Nam. Câu được mang vào (Sau chiến tranh ... họ được gọi là Việt kiều.) không có lý do gì đứng trong phần "dân tộc" của bài này (họ có thể là người Việt, sẽ có ít người tranh cãi, nhưng bài này không phải là bài "Người Việt"). Mekong Bluesman 02:46, 28 tháng 8 2006 (UTC)
Như đã nói ở trên "Người Việt" và "dân tộc Việt" có liên quan với nhau. Hai ba câu đề cập đến "Việt Kiều" mà bạn đã xóa đi, vốn chỉ đề cập đế sự liên quan đó. Vài câu đó không phải nói về tất cả "người Việt" hay "Việt Kiều". Trên danh nghĩa, nó hoàn toàn hợp lý. Lập luận của bạn rằng người Pháp gốc Đức, được gọi là dân tộc Pháp, chứ không phải dân tộc Đức, chỉ dựa vào đại đa số, chứ không phải là một định luật hiển nhiên. Người Việt, dân tộc Việt khác với Pháp, và đại đa số nước khác. Tôi có thể đưa ra một ví dụ. Đó là dân tộc Do Thái. Dân tộc này được định nghĩa không phải chỉ là những dân tộc đang sống ở nước Do Thái, mà sinh sống ở tất cả các nơi trên thế giới. (Xin tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Jewish#Ethnic_divisions) Hoainam06 03:51, 28 tháng 8 2006 (UTC)
  • Người Pháp gốc Đức được nhắc đến trong bài Pháp hay bài Đức? Nước Pháp hay nước Đức liệt kê họ là thành phần trong dân số?
  • Đó là dân tộc Do Thái. Dân tộc này được định nghĩa không phải chỉ là những dân tộc đang sống ở nước Do Thái. Nước nào là "nước Do Thái"? (Tên của dân tộc đó là Jew, cái nước mà Hoainam06 nói đến có thể là Israel, tên Israel không có liên quan gì đến tên Jew, hay "Do Thái").
  • Bài này là bài về Việt Nam (người đọc sẽ muốn tìm các dân tộc khác nhau đang sống tại Việt Nam, như người Việt/Kinh, người Hoa, người Mường, người Chàm...). Khi người đọc muốn tìm hiểu các loại người Việt khác nhau, họ sẽ đọc bài Người Việt và nếu Hoainam06 dùng thời giờ đọc bài đó sẽ thấy nó có nói đến các người Việt tại các quốc gia khác sau Chiến tranh Việt Nam. Hoainam06, do đó, có thể thảo luận/sửa đổi tại bài đó, không tại bài này.
Mekong Bluesman 04:56, 28 tháng 8 2006 (UTC)
Nước Việt Nam, người Việt Nam có liên hệ gì đến người Đức, người Pháp. Người Đức, người Pháp có di dân hàng triệu người không ? Nước Do Thái là nước Do Thái, tên tiếng Anh là Israel, chứ còn gì nữa. Nếu Israel và Jew không có liên quan gì, vậy tại sao trong bài về Israel có nhắc đến Jew? Nước Việt Nam và Việt Kiều không có liên quan gì hết sao, mà nhắc đến Việt Kiều lại không được ? Thật khôi hài khi cho rằng VN và VK không liên quan gì đến nhau. Đâu có ai nói rằng bài viết về nước VN, là bài viết về VK. Wiki có lợi điểm là những tài liệu liên quan được nối và đề cập đến nhau, vậy nếu VN và VK có liên quan tại sao cấm không cho nối với nhau ? Ai nói về "dân số" khi đang nói về "dân tộc"? Hoainam06 15:53, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Không ai "cấm" nối với nhau cả, chỉ là không nên lạc đề. Trong bài Việt nam thì "thành phần dân tộc" là gồm các dân tộc đang sống trên đất VN. Còn vấn đề Việt kiều để nói đến trong bài Người Việt, và trong mục tành phần dân tộc của Hoa Kỳ, Pháp v.v... Bạn Hoainam06 để thì giờ viết vào các bài đó có hơn ko? Avia (thảo luận) 02:36, 29 tháng 8 2006 (UTC)

Theo ý của Mekong thì đây là bài Việt Nam, trong bài này có mục "thành phần dân tộc", trong mục thành phần dân tộc không cần nói đến Việt kiều vì rằng những người quan tâm đến Việt kiều tất sẽ đọc ở bài Người Việt. Tôi nhận thấy ý kiến của Mekong hợp lý.
Theo ý Hoainam06 thì Việt Nam và Việt kiều có liên quan chặt chẽ với nhau vì vậy trong bài Việt Nam cần phải nhắc tới Việt kiều. Tôi nhận thấy ý kiến của Hoainam06 cũng rất hợp lý.
Cái bất hợp lý là cách diễn đạt và tiểu mục mà bạn Hoainam06 muốn đưa "định nghĩa Việt kiều" vào mục "thành phần dân tộc". Bạn Hoainam06 cần xem lại nội dung bài Việt Nam tất cả đường dẫn (link) khi đánh hai chữ Việt Nam sẽ dẫn đến bài này và nó có nghĩa là Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên văn nhập bài như sau Việt Nam, tên đầy đủ là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia nằm phía đông của bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á.
Theo Mục lục của bài này thì:
1 Địa lý (theo thực trạng hiện nay)
2 Các thành phần dân tộc ( theo thực tế hiện nay)
3 Tôn giáo (theo thực tế hiện nay)
4 Kinh tế (theo thực tế hiện nay)
5 Chính trị ( chính trị của nước CHXHCNVN)
5.1 Đối ngoại (của nước CHXHCNVN)
6 Lịch sử ( hơi dài dài khác các mục khác)
7 Văn hoá, Nghệ thuật
8 Chữ viết
9 Lễ tiết trong năm (các ngày lễ của nước CHXHCNVN) trong đó có ngày 30 tháng Tư là Ngày Chiến thắng thống nhất tổ quốc rất chi là nhạy cảm đây, không rõ thành viên Daocongkhai mà đọc thì sẽ có bài thảo luận dài tới cỡ nào ?!
10 Các tỉnh (phân chia địa giới tỉnh của nước CHXHCNVN)
11 Tham khảo
12 Xem thêm
13 Liên kết ngoài
Thế bạn Hoainam06 muốn chen nội dung "Ai ra đi, tại sao đi, ai là Việt kiều và Việt kiều vẫn là dân Việt" vào mục nào trong các mục trên?
Có lẽ nên đổi tên bài này thành bài Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đúng hơn, phần "Lịch sử" cũng nên lược ngắn bớt, kể từ khi thành lập nước CHXHCNVN đến nay thôi, các đoạn khác đã có bài khác làm rõ. Vì Việt Nam thì khác với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không đổi tên bài thì người ta sẽ nhầm tưởng "Việt Nam" với "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là một !!! Hoặc đặt lại tên bài là Nước Việt Nam hiện nay.
Bạn Hoainam06 có thể đưa nội dung Cuộc di tản lớn lớn vào bài, vì rằng quả nhiên trong lịch sử đây là sự kiện quan trọng, lần đầu tiên người Việt đi xa ra khỏi lục địa với số lượng lớn vào cùng một giai đoạn như vậy, nó có tác động lớn đến những người ở lại về các mặt tình cảm, kinh tế đồng thời mở ra chân trời mới cho một bộ phận dân tộc Việt. Về mặt dân tộc, hiện nay CHXHCN vẫn công nhận đây là một bộ phận của dân tộc Việt, muốn đoàn kết hòa giải cùng nhau góp phần xây dựng đất nước, tiềm lực của Việt kiều rất lớn, thu nhập hằng năm xấp xỉ GDP cả nước và gởi về lượng kiều hối hằng năm xấp xỉ 10% GDP, trong thời gian khó khăn trước đây lượng kiều hối này rất có giá trị, nó góp phần làm giảm lạm phát phi mã và có tác động tốt cho quá trình Đổi mới mà không ai chối cãi.
Bạn cần tách ra làm ba ý, ý thứ nhất là sự kiện ra đi quá lớn làm thay đổi dân số, cơ cấu dân số, ý thứ hai là tác động đến kinh tế Việt Nam hiện nay,ý thứ ba là đó cũng là một bộ phận của dân tộc Việt. Cần lưu ý rằng Việt kiều bao gồm cả ở Đông Âu, và các lao động hợp tác (xuất khẩu lao động) hiện nay nữa, kiều hối từ nhóm đó ngày càng quan trọng. Bạn Hoainam06 đừng nóng, định nghĩa những ai ra đi, lý do ra đi và ai là Việt kiều thì không cần đưa vào, nó không liên quan đến bài này thật.
Tôi tin là sẽ giúp Tmct, Hoainam06,Nguyễn Hữu Dng, Mekong BluesmanAvia hài lòng và cảm thông lẫn nhau.
Nghilevuong 09:31, 29 tháng 8 2006 (UTC)
  • Bài này là để giới thiệu chung về Việt Nam, từ đó dẫn đến các bài nhỏ khác, do đó để nguyên tên "Việt Nam" là đúng nhất.
  • Tôi không phản đối "Việt Kiều" có liên quan đến Việt Nam, không phản đối việc nhắc đến "Cuộc di tản lớn" trong bài này. Tôi chỉ phản đối việc đưa nó vào "Thành phần dân tộc" vì nó không liên quan đến chủ đề đó. Tôi tin rằng Mekong, Dụng và Avia cũng có ý như vậy. Xin đọc lại cụm từ "Thành phần dân tộc", nó nói về chuyện trong lãnh thổ Việt Nam có những dân tộc nào.
  • Bạn Hoainam06 hoàn toàn có thể bổ sung các thông tin về Việt kiều cũng như "cuộc di tản lớn", nhưng phải đặt trong một mục khác, "Lịch sử" chẳng hạn. Nhưng xin lưu ý rằng, đây là bài giới thiệu tổng quan về Việt Nam trong suốt thời gian tồn tại của nó và về hiện tại của nó. Cuộc di tản kia dù có lớn cũng chỉ là một giai đoạn rất ngắn so với cả chiều dài mấy nghìn năm của VN, nó nhỏ hơn nhiều sự kiện khác. Nên xem xét để cân đối với các mục tổng quan khác trong bài. Ngoài ra, đã có bài riêng về Việt Kiều, và nếu có thể, xin mời ai đó viết bài riêng về Các cuộc di tản từ sau năm 1975.
Tmct 10:01, 29 tháng 8 2006 (UTC)

Đổi tên bài[sửa mã nguồn]

Đã có 3 bài Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Quốc gia Việt Nam, tất phải có bài Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Namvà bài Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Nhưng bài Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại dẫn đến bài Việt Nam. Như vậy có các vấn đề sau đây:

  1. Việt Nam tức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này làm nhiều bạn thích lắm nhưng còn các Việt Nam khác thì sao? Quốc hiệu Việt Nam có từ lâu rồi chứ đâu phải bây giờ mới có?
    Nghĩa là bạn không thích chứ gì? Ở đây chúng ta viết bài bách khoa thì cố gắng tuân theo hiện thực khách quan, chứ không phải theo sở thích riêng. Avia (thảo luận) 08:05, 26 tháng 9 2006 (UTC)
  2. Đưa rất nhiều nội dung không phải của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào bài này. Có nhiều người còn định đưa cả lịch sử cận và trung đại của Việt Nam vào. Có người còn định phân tích cả hệ thống chính trị của Việt Nam từ thời Nhà Đinh đến nay vào bài, phân tích sự khác nhau về kinh tế Hậu LêNhà Nguyễn, các danh lam thắng cảnh cũng như lịch sử mở rộng bờ cõi qua các thời kỳ. Cứ mỗi nhà viết dài bằng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì bài Việt Nam này có dung lượng 3.200 kb mới đủ.
  3. Thực tế đây là một bài có nội dung hoàn chỉnh về Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rồi, chỉ cần sửa lại cái tên là không phải bổ sung nhiều nữa.

Nghilevuong 10:39, 31 tháng 8 2006 (UTC)

Ba lý do nên giữ bài Việt Nam để nói về CHXHCNVN:
  1. Chỉ có một chính thể đang quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (de jurede facto).
  2. Tất cả các tổ chức quốc tế công nhận chính thể này.
  3. Trong hầu hết các sách báo (trong nhiều ngôn ngữ), "Việt Nam" là "CHXHCNVN".
Vì thế, chính thể này là chính thể duy nhất đang kế thừa tên "Việt Nam".
Nguyễn Hữu Dng 14:37, 31 tháng 8 2006 (UTC)
Ba lý do Nguyễn Hữu Dụng đưa ra đều đúng cả, nhưng kết luận thì không rõ. Cứ cho chính thể CHXHCN Việt Nam là chính thể duy nhất đang kế thừa tên Việt Nam thì Việt Nam cũng không phải là CHXHCNVN.
Thử xem vài ví du khác: Anh là Vương quốc Anh, sau đổi qua Cộng hòa Anh thì Anh có nghĩa là Cộng hòa Anh vì chính thể này kế thừa tên Anh. Nhà Nguyễn lên ngôi được nhiều nước công nhận nhưng có kế thừa tên Đại Việt đâu mà là Đại Nam.
Sự quen thuộc và thuận tiện không luôn luôn là tính chất bách khoa. Dân ta còn tự nhận mình là dân Việt chứ ít ai nói tôi là dân Việt Nam trừ khi nói với người nước ngoài,có người tự nhận mình là người Việt Nam nhưng không phân rõ mình quốc tịch gì thì chưa chắc là dân của nước CHXHCNVN. Như vậy có khi Việt = Việt Nam = CHXHCNVN. Nhưng cũng có khi Việt Nam khác CHXNCNVN. Đó là do thuận tiện và thói quen mà người ta nói tắt, ai cũng hiểu nhưng đó cũng chỉ là nói tắt.
Trong các bài báo Việt Nam người ta tự động chuyển sang cách gọi chính thức trong các sự kiện quan trọng chứ không nói tắt.Clinton là Tổng thống Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam câu này sai.
Trong các hiệp ước trước đây không có VNDCCH tham gia, phía Việt Nam' đã minh định lập trường trước cộng đồng quốc tế về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà quốc tế không có bên nào phản đối hoặc bảo lưu. Việt Nam này là nước Quốc gia Việt Nam. Đến nay điều đó vẫn được xem là phát biểu chính thức của Việt Nam để bảo vệ quyền lợi Việt Nam. Bạn xem các Việt Nam này là các Việt Nam nào?
Nghilevuong 01:42, 1 tháng 9 2006 (UTC)

Nói về chuyện kế thừa thì CHXHCN Việt Nam kế thừa VNDCCH (cả danh nghĩa và thực tế), và thực tế đã kế thừa cả VNCH nữa (CHXHCN VN đã trả nợ của VNCH cho Hoa Kỳ trước khi bình thường hóa quan hệ). Nhưng điều đó không quan trọng. Có ai nói Việt Nam từ khởi thủy đã là CHXHCN đâu. Đó là Việt Nam hiện tại, rất rõ ràng cơ mà. Avia (thảo luận) 03:33, 1 tháng 9 2006 (UTC)

  1. Hình như chúng ta không thảo luận về cùng một vấn đề. Tôi đã tạm cho rằng Nguyễn Hữu Dụng có lý với quan điểm CHXHCNVN kế thừa cái tên Việt Nam. Mặc dù chưa thấy văn bản nào của Chính phủ xin bảo hộ cái tên này để dùng riêng cho mình kể từ đây trở đi, mà dù có yêu cầu bảo hộ đi nữa thì có thời nó đã được dùng để chỉ rất nhiều nước khác. Về mặt nào đó thì Nguyễn Tất Thành thì khác Nguyễn Ái Quốc và khác với Hồ Chí Minh dù đó là chỉ một con người.
    Tôi rất đồng thuận với Avia là CHXHCNVN kế thừa VNDCCH và CHMNVN do đó kế thừa luôn cả VNCH và QGVN, từ đó kế thừa cả 3 kỳ trước đó nữa.
    Về việc "Việt Nam khởi thủy có là CHXHCNVN không" thì chưa có thành viên nào thảo luận, Avia xem lại.
    Đó là Việt Nam hiện tại, rất rõ ràng cơ mà không hiểu Avia đang muốn tranh luận với ai và về điều gì?
    Xin Avia quay lại vấn đề đang thảo luận là Việt Nam, tên đầy đủ là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia ... là đúng hay là sai, tại sao đúng? Có ai thấy một văn bản nào của Nhà nước định nghĩa như vậy, hoặc một tài liệu nào khẳng định như vậy thì chỉ giúp, chúng ta sẽ gút lại vấn đề một cách nhanh chóng. Tôi rất ngại chúng ta thảo luận vấn đề này nhiều vì đây là tên của nước ta mà ta lại cãi nhau thì buồn cười lắm.
    "Việt Nam" là "tên nước" hay là "nước", Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là quốc hiệu hay là quốc gia, các bạn hiểu thế nào xin cho biết để tôi có thể tham gia thảo luận tiếp mà không lạc đề. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Nghilevuong 05:22, 1 tháng 9 2006 (UTC)
  2. Bạn đã đồng ý rằng Việt Nam ngày nay có kế thừa Quốc gia Việt Nam, như vậy là kế thừa cả chủ quyền Hoàng Sa với Trường Sa chứ gì nữa. Cái này ok? 08:18, 1 tháng 9 2006 (UTC)
  3. Đây này: "Việt Nam tức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Quốc hiệu Việt Nam có từ lâu rồi chứ đâu phải bây giờ mới có? Bạn nói cứ như là có người đã đồng nhất VN với CHXHCNVN suốt từ xưa tới nay, cho nên tôi mới trả lời: "Có ai nói Việt Nam từ khởi thủy đã là CHXHCN đâu". Và do đó có câu tiếp theo. 08:00, 1 tháng 9 2006 (UTC)
  4. Tôi thấy những bài về quốc gia đều viết như vậy, có ai tranh luận đâu? Ví dụ: "Nga (tiếng Nga: Россия - Rossiya), hay Liên Bang Nga (Российская Федерация - Rossiyskaya Federatsiya), là quốc gia rộng nhất thế giới..." Mà nước Nga còn thay đổi nhiều hơn VN, lãnh thổ của họ ngày nay (Liên bang Nga) đâu có giống thời Đế quốc Nga. Bạn xem bài Nga, bố cục đâu khác gì bài Việt Nam, chú ý phần "Lịch sử". 08:00, 1 tháng 9 2006 (UTC)
  5. Tôi đưa ra một version khác cho câu mở đầu như sau: "Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á, quốc hiệu (hiện nay) là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..." Ý kiến của bạn? 08:09, 1 tháng 9 2006 (UTC)

Avia (thảo luận)

Trong các văn bản chính thức hiện nay đều có từ "nước" đi trước từ CHXHCNVN cả, Việt Nam là tên nước chứ không phải là "nước" hoặc là quốc gia. Nga, Pháp, Anh đều vậy cả, người ta nói tắt thì được thôi, đây là thói quen không nên đưa vào bài bách khoa, cần thêm vào từ "nước" trước từ Nga hoặc trước Cộng hòa Pháp, nhưng không cần thêm vào CHLB Nga, cũng như không cần từ nước cho Anh quốc.
Câu của bạn thì cũng đúng nhưng có thể thêm từ "nước" vào trước từ Việt Nam.
Tôi đề nghị sửa lại như sau :

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hay là nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất, độc lập ở vùng Đông Nam Á .

Nó rõ hơn là nói ngược Việt Nam là CHXHCNVN . Và các bài khác đều phải thêm từ nước trước quốc hiệu, trừ các quốc hiệu của Liên bang hoặc có sẵn từ quốc.
Bạn xem trang này về hai chữ " Việt Nam" nó có từ rất lâu từ thế kỷ XIV như “Việt Nam thế chí” (ghi chép về các đời ở Việt Nam) của Trạng nguyên Hồ Tông Thốc (theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thế kỷ XIX).

http://www.dongnai.gov.vn/thong_tin_KTXH/Cách mạng tháng Tám/mlfolder.2005-07-31.3639689159

Ít lắm quốc hiệu này có từ thời Nguyễn:

+ Việt Nam vào thời Nguyễn (1802 – 1945)- Đại Nam đời Minh Mạng (1820 – 1840)

+ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa............... từ năm 1945 đến 1976.

+ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam............ từ 1976 đến nay. http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=651&news_id=1384.

Tại sao chúng ta không có bài riêng về CHXHCNVN và bài VN mà cứ gộp chung làm một? Trong bài Việt Nam cần ghi rõ là đây là cách gọi thông dụng của CHXHCNVN là được, và đây cũng là cách gọi thông dụng tên nước Việt Nam hiện nay. Việc gộp chung sẽ mâu thuẫn với các bài khác ở các thời kỳ lịch sử khác mà chúng ta đều gọi chung là Việt Nam hết. Khi đó sẽ sửa như thế nào? Nó còn làm người sử dụng công cụ tìm kiếm đánh hai chữ Việt Nam là chỉ ngay tới CHXHCNVN, điều đó xét ra chẳng ích gì.

Nghilevuong 09:02, 1 tháng 9 2006 (UTC)

Tên gọi tắt và tên hiệu chính thức dùng cho quốc gia hiện tại, ví dụ ĐứcCộng hòa liên bang Đức là một bài. Tuy nhiên có thể cho dòng định hướng lên đầu nếu người đọc muốn tìm hiểu về các chính thể có tên Việt Nam trong đó. Nguyễn Thanh Quang 09:16, 1 tháng 9 2006 (UTC)

Trung Quốc với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là hai bài, phải chăng vì còn có Trung Hoa Dân quốc? Còn như Đức và Cộng hòa Liên bang Đức là một bài, vì ngày nay không còn Cộng hòa Dân chủ Đức nữa. Tương tự, Việt Nam với CHXHCN VN là một bài là hợp lý, vì ngày nay không còn VNCH và CH MNVN nữa. Hiện nay CHXHCNVN là chính thể duy nhất của VN, tách ra thì có nghĩa gì? Avia (thảo luận) 08:02, 26 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi thấy trừ trường hợp CHND Trung Hoa là bài riêng với Trung Quốc, (vì còn có Trung Hoa Dân quốc!!), tất cả những bài về quốc gia đều viết cùng một khuôn mẫu như vậy, , có ai tranh luận đâu? Ví dụ "Nga (tiếng Nga: Россия - Rossiya), hay Liên Bang Nga (Российская Федерация - Rossiyskaya Federatsiya), là quốc gia rộng nhất thế giới..." Mà chỉ đòi thay đổi mỗi bài Việt Nam?? Avia (thảo luận) 08:11, 26 tháng 9 2006 (UTC)

Đồng ý là không nên tách hai bài Việt Nam và CHXHCNVN, vì theo khuôn khổ như đa số bài viết về các nước như Đức chính là cộng hòa LB Đức, Thái Lan chính là bài về Vương Quốc TL .... Có lẽ chỉ nên để thêm dòng định hướng mà thôi Thanhhien86 04:26, ngày 10 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hiệu năng quản lý của Chính phủ[sửa mã nguồn]

Ngân hàng thế giới dựa trên trả lời của 120.000 công dân, doanh nghiệp và chuyên gia, thông qua các khảo sát của 25 tổ chức trên thế giới để đánh giá hiệu năng chính phủ trong hơn 10 năm từ 1996 đến 2006 và ra kết quả chắc là khá khách quan cho thấy hiệu năng quản lý của Chính phủ Việt Nam trong hơn 10 năm qua ít được cải thiện và ở vị trí thấp 45 tức thua 55% các chính phủ được khảo sát.

Do đó tuy thời gian qua đất nước có nhiều phát triển nhưng khả năng tăng trưởng kinh tế chưa đạt mức tăng trưởng mà đáng ra có thể đạt được. Trong đó ổn định chính trị thì đạt cao nhưng chỉ số tham nhũng thì quá thấp. Hiệu năng quản lý Chính phủ

Mục hiệu năng quản lý Chính phủ này có nên đưa vào bài không, nó là một mục riêng hay chỉ là một ý trong mục kinh tế. Hay chỉ cần nhắc qua và đưa liên kết này vào là vừa đủ? Xuxi 13:36, 22 tháng 9 2006 (UTC)

Quốc gia[sửa mã nguồn]

Trong mục từ quốc gia định nghĩa không rõ ràng thế nào là một quốc gia, một nước nước. Không biết các từ điển khác phân biệt quốc gia với nước nhà, nước, làng nước,xứ sở như thế nào?Nghilevuong 06:16, 26 tháng 9 2006 (UTC)

Mục "quốc gia" trong Wiki tiếng Việt còn sơ khai nên không hết ý. Thông thường từ "nước" hoặc "quốc gia" được dùng lẫn cho nhau, nhưng chặt chẽ hơn thì "nước" dùng để chỉ một vùng lãnh thổ địa lý, còn "quốc gia" (hay "nhà nước") dùng để chỉ toàn bộ thể chế và bộ máy chính quyền với đầy đủ chủ quyền trên lãnh thổ đó. Avia (thảo luận) 08:23, 26 tháng 9 2006 (UTC)

Pháp hay Nhật !?[sửa mã nguồn]

Tôi muốn hỏi một câu là có phải Việt Nam giành lại độc lập từ tay người Pháp không, bởi vì trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 02/9/1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định Việt Nam giành lại Độc lập từ tay người Nhật, còn tình hình lúc đó như thế nào thì chắc những ai quan tâm đến lịch sử Việt Nam chắc cũng đã rõ. BlueStar 08:12, 6 tháng 10 2006 (UTC)

Từ phát xít Nhật, thế đã được chưa? Còn cái tình hình mập mờ của bạn kia là sao, nói thẳng ra di, tôi chưa rõ đâu.162.83.204.67 19:56, 24 tháng 11 2006 (UTC)

có nên viết trước?[sửa mã nguồn]

"ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO tại [Geneva], trở thành thành viên thứ 150 của WTO"

Trên thực tế thì điều này chưa xảy ra, vậy có nên để nó lại không (ngoài ra, Việt Nam sẽ chỉ là thành viên chính thức của WTO sau 30 ngày kể từ khi quốc hội VN phê chuẩn)

24.81.199.48 10:41, 22 tháng 10 2006 (UTC)

Chọn lọc[sửa mã nguồn]

Bài Việt Nam này đã được cho vào thể loại bài viết chọn lọc chưa? Nếu chưa thì biểu quyết đi???? Newone 11:12, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi nghĩ đủ tiêu chuẩn chọn lọc nhưng nó chưa được ổn định. Bài này còn nhiều tranh cãi chưa giải quyết. Một đề tài quen thuộc với hầu hết độc giả cần được kiểm chứng và cần đưa nguồn tham khảo rõ ràng. Nguyễn Hữu Dng 16:29, 9 tháng 11 2006 (UTC)
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Vi%E1%BB%87t_Nam/L%C6%B0u_1