Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận:Tiếng Việt

Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại:“Việt kiều & tiếng Việt”. Người Viễn Xứ của VietNamNet. 29 tháng 12 năm 2005.

Dự án Ngôn ngữ
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Ngôn ngữ, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Ngôn ngữ. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Chữ Hán/Nôm[sửa mã nguồn]

@Khanhngujen: Bản đồ phân bổ tiếng Việt đang thiếu các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thiết nghĩ nên bổ sung vào.

@Insutantokouhii: Tiếng Việt trong cả trăm năm nay đều được viết bằng quốc ngữ, các hệ thống viết cũ chỉ còn giá trị lịch sử, không còn hiện hành. Tôi nghĩ đưa vào đoạn đầu bài là nhấn mạnh quá mức, nếu không nói là nghiên cứu chưa công bố (cụm từ "㗂越" bạn tìm thấy ở từ điển hay tài liệu chữ Nôm nào, hay chỉ ghép lại từ hai chữ riêng biệt?). NHD (thảo luận) 18:32, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@DHN: Cho xin cái bằng chứng tiếng Việt cả trăm năm nay chỉ viết bằng chữ Quốc ngữ cái?
  • Sớ cầu siêu vừa tìm thấy ở Kon Tum. Viết bằng chữ Hán-Nôm vào năm 1953. 2021-1953 là bao nhiêu năm?
  • Đơn khai sinh ở Bắc Kỳ 1938 có chữ Nôm. 2021-1938 là bao nhiêu năm?
  • "Nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chúng ta" (4-1966) do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, dùng hỗn hợp cả chữ Hán-Nôm và chữ Quốc ngữ. 2021-1966 là bao nhiêu năm? Mà đây còn là do Bác Hồ viết!
  • Tiền do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành năm 1951 có chữ Hán. 2021-1951 là bao nhiêu năm? Đã thế đây là tiền phát hành chính thức.
  • Chưa kể người Kinh ở Tam Đảo (VTV, Báo pháp luật, Báo Quảng Ninh) nói song ngữ (ở nhà nói tiếng Việt, đi làm nói tiếng Quan thoại) như người dân tộc thiểu số ở VN (ở nhà nói tiếng dân tộc, đi làm nói tiếng Việt) và chỉ viết chữ Hán Nôm, không mấy ai biết viết chữ quốc ngữ. Họ nói tiếng Việt rõ đến mức phía làm phim không cần phải phụ đề dịch. Đã có nhiều bài viết về họ bằng tiếng Việt, có chịu đọc không hay là lại đi tin mấy tài liệu tiếng Anh của mấy ông nước ngoài nghe giọng tiếng Việt kiểu "đàn gảy tai trâu", không biết gì đoán bừa tiếng Quảng Đông hay Quan thoại. Hay lại bảo "đó không phải tiếng Việt chuẩn"? Thế khác gì bảo tiếng địa phương như Nghệ-Tĩnh hay Huế cũng không phải là tiếng Việt chuẩn. Hoặc lại "đấy là người già, còn ở nhà nói với bọn trẻ bằng tiếng Trung"? Thế lúc đẻ ra rồi tập nói với bố mẹ lại không tập nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt mà đi tập nói tiếng Trung à?
  • Không được hiện hành không có nghĩa là phải xóa bỏ nó. Và không có luật cấm viết chữ Hán Nôm. Thế nên hiện nay vẫn còn một lượng người học chuyên ngành Hán-Nôm ở đại học, viết thư pháp chữ Hán-Nôm mỗi khi tết đến, viết sớ với câu đối các kiểu. Như vậy mà dám bảo tiếng Việt trăm năm nay chỉ viết bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán Nôm không được dùng nữa. Còn được viết tức là còn được sử dụng, dù là có phổ biến hay không.
  • VNPF 20 năm làm việc của người ta, tạo hẳn từ điển nghiên cứu. Copy 㗂越 dán vào đây mà xem. Từ điển nào cũng ghi nhận 㗂越 là "tiếng Việt" hết mà còn đòi hỏi nguồn. Nói chẳng khác gì bảo chứng minh Mỹ là Hoa Kỳ.
=> Chứng tỏ bài Tàu mù quáng, không chịu đi tìm hiểu nhưng tỏ vẻ hiểu biết, còn định loại bỏ đi di sản của người Việt xưa để lại. Cứ bài chữ Hán chữ Nôm đi, bọn Trung nó lợi dụng rồi chiếm các tác phẩm thời xưa của Việt Nam và biến thành của nó thì hối không kịp, như nó đang làm với Hoàng Sa và Trường Sa đấy. Mấy lần thấy nhiều bài trên Wiki tiếng Anh bị cài "Hán Nôm (Chinese language)", sửa lại thì người khác lại bảo "nhìn nó là chữ Hán thì chắc chắn là tiếng Trung" kha khá lần rồi. Rồi có ngày ở đền chùa thấy câu đối chữ Hán Nôm lại bảo là câu đối tiếng Trung, Truyện Kiều bị gán là truyện tiếng Trung thì ông là người có lỗi nặng với dân tộc Việt Nam đấy. Có biết phim Kiều do Mai Thu Huyền sản xuất không? Dám bảo chữ Nôm trông giống chữ Hán tức là tiếng Trung, chữ Quốc ngữ mới là tiếng Việt, bị tẩy chay kha khá đó.
Lát nữa tôi sẽ sửa lại bài viết Tiếng Việt như trước, thêm chữ Nôm vào. Insutantokouhii (thảo luận) 21:22, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Insutantokouhii: Tôi nói "cả trăm năm" là ước tính thôi; năm 1919 thì chữ Hán không còn được sử dụng trong chế độ khoa cử và từ năm 1945 thì chữ quốc ngữ đã chính thức được sử dụng chủ yếu. Dĩ nhiên sau đó vẫn còn sử dụng rải rác (đến tận bây giờ), nhưng đây chỉ là một thiểu số cực kỳ nhỏ, không đáng nhắc đến ở đoạn mở đầu. Trong nội dung bài đã có ghi rõ về lịch sử chữ Nôm. Bạn vẫn chưa đưa nguồn kiểm chứng được cho thấy chữ "㗂越" đã được sử dụng trong các tài liệu chữ Nôm. Cái từ điển của Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm chỉ cho tra từng chữ riêng biệt, không có mục "㗂越" riêng (có 2 biến thể cho "tiếng", và 5 biến thể cho "Việt", vậy thì có 10 cách viết "tiếng Việt", cách nào là đúng? Cụm từ "tiếng Việt" mới có gần đây, làm gì có tài liệu chữ Nôm nhắc đến nó?). Còn Wiktionary (cũng như Wikipedia) là nguồn tự xuất bản, không thể dùng làm nguồn được. Còn về việc người Kinh Tam Đảo "sử dụng" chữ Nôm — nếu thật sự đi chăng nữa chỉ là một thiểu số cực kỳ nhỏ trong bộ phận người sử dụng tiếng Việt. Như tôi đã trình bày cho Cocacolakogas bên Wikipedia tiếng Anh, ngay cả các tài liệu tâng bốc về vai trò chữ Nôm trong nhóm này vẫn công nhận nó đang mai một. Nhà nghiên cứu được phỏng vấn cho biết rằng khi ông bắt đầu nghiên cứu thì chỉ có 7 người biết đọc chữ Nôm, và nó đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cho nên cần phải được bảo tồn. Thế hệ mới thì chỉ học tiếng Trung ở trường, còn nếu họ học tiếng Việt thì học qua chữ quốc ngữ mà thôi (trên bảng chỉ có chữ Hán giản thể và chữ quốc ngữ, không có chữ Nôm: màu hồng - 粉色 phấn sắc, màu vàng - 黄色 hoàng sắc, màu xanh lá cây - 绿色 lục sắc). Ví dụ bạn xem tại 1:44 ở video bạn đưa thì chỉ thấy bảng ghi bằng chữ Hán ("Đông Trung lộ, Giải Phóng lộ, Hà Đê lộ", không phải "Đường Đông Trung, v.v.), tiếng Anh, và chữ Quốc ngữ. Bạn sợ người ta nhầm lẫn chữ Hán với chữ Nôm nhưng có vẻ bạn đang vấp phải lỗi này. NHD (thảo luận) 21:35, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHN: Đừng nói chống chế "cả trăm năm là ước tính". Không biết thì nói thẳng là không biết đi. Mù lịch sử còn bày đặt.
  • "Thiểu số cực kỳ nhỏ, không đáng nhắc đến ở đoạn mở đầu" - nói chả khác gì bảo Ơ Đu chỉ có 428 người, khi mở bài liệt kê dân số Việt Nam thì viết "ở Việt Nam có khoảng 50 dân tộc, đa số là người Kinh, còn lại là lặt vặt không đáng nói", bỏ đi cũng được. Đúng kiểu làm việc vô trách nhiêm. Viết văn mà không mở bài gây được sự chú ý thì chả ai có hứng đi vào thân bài. Huống chi Wiki thì luôn dài.
  • Bảo copy 㗂越 dán vào đây mà tra, thì lạị cố tình dán "chữ nôm" viết bằng chữ quốc ngữ?
  • Truyện Kiều bản 1866, câu 68: "Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi", ghi chữ Nôm 㗂 (tiếng). Còn chữ 越 (việt) thì ai cũng có thể tìm thấy như "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書). "Cụm từ "tiếng Việt" mới có gần đây, làm gì có tài liệu chữ Nôm nhắc đến nó?" - Thôi đừng có lươn lẹo. Tiếng (㗂)+ Việt (越) = Tiếng Việt (㗂越). Thế là quá đủ. Đừng có nói kiểu chữ Nôm không ghi được từ vựng được đọc là "Tiếng Việt". Đã ghi được "Tiếng" (㗂) và "Việt" (越) lại bảo không có tài liệu Nôm nào nhắc đến "tiếng Việt" hay không ghi "㗂越", nghe nó chối lắm. "Nôm" (喃) là "Khẩu Nam" (口南) - "miệng người Nam", và Nam là từ "Nam quốc" tức Việt Nam. Thế nên người Việt xưa đã coi chữ Nôm là một phần của tiếng Việt rồi, không nói bằng mồm thì chắc nói bằng body language chắc? Các tập thơ chữ Nôm "Quốc âm thi tập", "Bạch Vân quốc ngữ thi tập" tựa đề đã nói lên là thơ quốc âm, quốc ngữ của Việt Nam, là thơ tiếng Việt. Hay lại định bảo các tập thơ này viết bằng "chữ Quốc ngữ" Latinh do người phương Tây làm ra vì nó có "quốc ngữ" trong tên?
  • "7 người" hay "0 người"? Đây không phải chữ bị tuyệt chủng nhé. "Nó đang mai một" thì tức là nó đáng bị vứt đi không nêu tới? Thế thì vứt luôn cái Quần đảo Hoàng Sa đi vì Việt Nam giờ chẳng kiểm soát cái nào ở Hoàng Sa đâu nhé. Chữ Quốc ngữ thì sao? Có nó thì bỏ chữ Nôm à? Có chữ Quốc ngữ thì chữ Nôm vẫn là chữ viết tiếng Việt. Trường học của chính phủ Trung Quốc thì ưu tiên chữ Hán cho tiếng Trung là đúng. Còn vì sao không có chữ Nôm ở bảng hay giấy? Vì chưa có bộ gõ chữ Nôm bằng tiếng Việt hẳn hoi như pinyin cho chữa Hán nên không nhập liệu được, và nhiều chữ cũng chưa có mã Unicode, không hiển thị được, nên đành phải in chữ Quốc ngữ. Còn học chữ Quốc ngữ vì sau này có cái mà làm ăn với người Việt.
Nay có con cháu vì bài Tàu mà muốn muốn xóa bỏ di sản chữ Hán Nôm của các cụ xưa. Rồi còn nói "không đáng nhắc đến". "Không đáng nhắc đến" nên sau này Trung Quốc nó chiếm chữ Nôm làm của nó rồi nó bảo "Truyện Kiều là truyện tiếng Trung" chắc cũng "không đáng nhắc đến" và cho qua chắc? Nhìn sang phía tiếng Mông Cổ nhé, ở Mông Cổ chỉ viết bằng chữ Kirin của Nga, nhưng vẫn ghi nhận thêm chữ Mông Cổ truyền thống ở Nội Mông. Đây thì muốn xóa bỏ chữ Hán Nôm của các cụ, chỉ muốn công nhận chữ Latin, trong khi chữ Hán Nôm của tiếng Việt thì vẫn đang được sử dụng. Đúng kiểu vô trách nhiệm với di sản của dân tộc. Insutantokouhii (thảo luận) 23:59, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Insutantokouhii: Đề nghị bạn chấm dứt tấn công cá nhân và tập trung vào vấn đề:
  • Chữ "tiếng" có hai cách viết trong chữ Nôm: "" và "𪱐" đều có nghĩa như nhau, vậy cái nào là đúng?
  • Theo từ điển của Hội Bảo tồn, chữ "㗂" có hai cách phiên là "thánh", và "tiếng", còn "越" có 8 cách phiên là "nhông", "việt", "vác", "vát", "vót", "vượt", "vẹt", "vệt"; vậy là có 16 cách phiên cụm từ "㗂越" (nếu tồn tại). Bạn dựa vào đâu mà nói "tiếng Việt" là đúng mà không phải là "thánh vẹt"?
  • Bạn vẫn cứ đưa ra nghiên cứu gốc của mình để ghép lại hai chữ riêng biệt, mà chưa đưa ra nguồn nào sử dụng cụm từ đó.
  • Bạn nên đọc về nguyên tắc nhấn mạnh quá mức. Không ai cấm nói về chữ Nôm hay người Ơ Đu trong nội dung những bài về tiếng Việt hay Việt Nam, nhưng nhắc đến ở ngay đầu bài là không đúng chỗ. Ví dụ, nếu bạn nói về nhân khẩu Việt Nam, có thể bạn mở đầu bằng "Việt Nam gồm dân tộc Kinh cùng 53 dân tộc thiểu số khác" chứ không nên nói rằng "Việt Nam gồm dân tộc Kinh và Ơ Đu và 52 dân tộc khác." NHD (thảo luận) 00:12, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHN: Lại lươn lẹo rồi.
  • Một âm tiếng Việt có nhiều chữ Hán Nôm là điều bình thường. Miễn chữ kia không khác nghĩa, dùng cái nào cũng đúng, lấy một trong những cái đó là đủ. Như Kanji tiếng Nhật có "Long" có hai chữ 龍 và 竜, đều có nghĩa là "Rồng". Còn về phía âm, đừng cố lái là sao không phải "thánh vẹt" mà là "tiếng Việt". Một chữ Hán Nôm cũng có thể có nhiều âm, tùy ngữ cảnh và nội dung, chữ Hán Nôm sẽ được đọc với âm tương ứng. Như "車" thường đọc là "xa" nhưng trong cờ tướng thì đọc là "xe". 四 thường đọc là "tứ", nhưng cũng đọc là "tư" trong "thứ tư" hay "hai mươi tư". Ở đây ai cũng biết 㗂越 là "tiếng Việt", chỉ có ông lươn lẹo bắt nó thành "thánh vẹt" thôi.
  • Thích đòi nguồn "tiếng Việt" viết là 㗂越 trong văn bản ngoài wiki, không cho ghép hai chữ lại với nhau. Ok, nguồn đây. Trang này dùng chữ 㗂越. Hay đây, do Jack Halpern viết. Hay lại bảo "㗂越" người ta lấy từ wiki hay tự ghép mà ra? 㗂越 đã được ghi nhận là "tiếng Việt" ở trong rất nhiều từ điển rồi nhé. Đừng lươn lẹo lái nó thành "thánh vẹt" hay bảo "tự ghép".
  • "Bạn nên đọc về nguyên tắc nhấn mạnh quá mức" - có mỗi ông thấy "quá mức" chứ chả ai thấy quá mức cả. Tiếng Việt có thể viết bằng chữ Nôm, thêm một dẫn giải chữ Nôm vào không có gì nặng nề, khi nó cũng là một loại Chữ viết tiếng Việt. Bên dưới cũng giải thích tần suất dùng chữ Nôm: ít dùng chứ không phải là không dùng. Chỉ có mấy người bài Tàu mù quáng như ông thấy gai mắt mà quyết tâm xóa nó. Tôi còn phát hiện ra trong bài Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn bản tiếng Anh, ông còn thêm tiếng Pháp vào rồi nói "nó xây bởi Pháp, trong thời pháp thuộc", trong khi giờ tiếng Pháp còn mấy ai người Việt Nam nào nói như tiếng mẹ đẻ, tiếng Pháp cũng chẳng phải ngôn ngữ chính thức của Việt Nam bây giờ. Tên tiếng Pháp của nhà thờ cũng chẳng người Việt nào dùng. Ông thêm vào làm gì? Nếu ông thêm tên tiếng Pháp vào bài đó, thì tôi thêm chữ Nôm và đầu bài chả có gì sai hay nặng nề.
Lát nữa tôi sẽ thêm chữ Nôm vào. Ông đừng có mà phá hoại bài viết. Ngay việc ông bảo "chữ Nôm trăm năm nay không ai dùng" đã chứng tỏ ông không đủ kiến thức để viết bài viết này rồi. Nói đúng tim đen thì lại bảo "công kích cá nhân". Thảo luận chấm hết tại đây. Insutantokouhii (thảo luận) 06:50, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Insutantokouhii: Lý do đưa chữ Pháp vào bài nhà thờ Đức Bà mà không đưa chữ Nôm vào bài "tiếng Việt" thì dễ hiểu: Nhà thờ Đức Bà được xây dựng bởi người Pháp, nên hẳn sẽ có nhiều tài liệu tiếng Pháp nhắc về đề tài, nên đưa ra tên đó để những người có nhu cầu có thể nghiên cứu thông tin. Ngược lại, khái niệm "tiếng Việt" thì chỉ có vài chục năm nay (trước đó người Việt gọi nó là "tiếng An Nam". Tương tự, bài Hồ Chí Minh hay Phan Bội Châu nên có chữ Hán đi kèm vì có nhiều tài liệu đương thời của họ viết bằng chữ Hán, còn bài Nguyễn Phú Trọng thì không vì thời ông này chữ Hán không còn thịnh hành nữa. Bạn vẫn chưa đưa ra nguồn nào cho thấy "㗂越" được sử dụng trong các tài liệu viết bằng chữ Nôm, mà toàn đưa ra mấy tài liệu thời nay viết bằng tiếng Nhật, hay tiếng Anh, cố gắng phục chế chữ Nôm. Việc đưa chữ "㗂越" vào hoàn toàn không có giá trị nghiên cứu và vô nghĩa, chỉ có giá trị đưa một quan điểm cực kỳ thiểu số (những người muốn khôi phục chữ Hán/Nôm trong tiếng Việt) vào một địa vị quá mức. Tôi cho rằng việc bạn cố gắng đưa một quan điểm thiểu số vào đầu bài là một vi phạm quy định thái độ trung lập. Một lần nữa, bạn nên chấm dứt công kích cá nhân và giữ thái độ văn minh khi thảo luận. NHD (thảo luận) 07:19, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHN: Chào bạn DHN, không biết bạn thật sự có kiến thức về tiếng Việt, chữ Hán, chữ Nôm, Việt ngữ học và lịch sử của tiếng Việt thật không vậy? Sao mình thấy bạn @Insutantokouhii: giải thích cũng không khó hiểu, với cả cũng chứng minh được chữ Nôm hiện tại không phải là bị xóa bỏ hoàn toàn (chỉ là ít dùng, ít nhất cũng trong một số lĩnh vực truyền thống như viết thư pháp, câu đối, sớ), tức là nó không phải là "văn tự chết" nghe giống như Cái chết của ngôn ngữ, nhưng bạn đang cố lái cho chữ Nôm "đi vào đường chết" bằng việc nói "chữ Nôm không được sử dụng cả trăm năm rồi" một cách tỉnh bơ mà không có dẫn chứng gì vậy?
Với cả mình thấy bạn @Insutantokouhii: đưa ra một lí do thực tế rất đúng khi nên dẫn giải chữ Nôm ở đầu bài là "Mai Thu Huyền bảo chữ Nôm trông giống chữ Hán tức là tiếng Trung, chữ Quốc ngữ mới là tiếng Việt", nói lên điều hiện nay ngay chính rất nhiều người Việt cho rằng cứ chữ Nôm chữ Hán là tiếng Trung. Điều này rất nguy hiểm thật đấy vì tự nhiên chữ Hán chữ Nôm bị người Việt chối bỏ thế này, sẽ là nguy cơ bị Trung Quốc chiếm lấy các di sản văn hóa Hán Nôm của Việt Nam, giống như chúng đang chiếm lấy Hoàng Sa và Trường Sa vậy. Thử hỏi một ngày nào đó khi không còn người Việt nào ở Việt Nam biết tiếng Việt cũng có thể viết bằng chữ Hán Nôm nữa, Trung Quốc tuyên bố là "Truyện kiều" là truyện thơ tiếng Trung, do người Kinh ở Trung Quốc viết, mình cố lấy lại thì nó đưa ra dẫn chứng "Chính người Việt xem chữ Hán Nôm là chữ viết tiếng Trung. chữ viết Tiếng Việt duy nhất là chữ Latinh" thì làm sao mà giữ lại được nữa? Trung Quốc nó lái dư luận hiểm lắm. Bạn và những người bài Trung mù quáng lại đi bài chữ Hán chữ Nôm thì nó cứ lén châm thêm vào, sau bị mất di sản ông cha để lại lúc nào không biết. Ngay Hàn Quốc kìa, nó còn bảo Hanbuk không phải "Hàn phục" mà là "Hán phục", Kimchi là món ăn Trung Quốc. Hanbuk và Kimchi nổi tiếng đến vậy mà nó còn dám muốn lấy, thì chữ Hán Nôm và di sản Hán Nôm Việt Nam cũng không ở ngoài vòng cho mục tiêu xâm chiếm của Trung Quốc được. Thế nên đưa một dẫn chứng chữ Nôm ở đầu bài, để người mới đọc chú ý được "chữ Nôm" và cũng tìm hiểu thêm chữ Nôm là một cái tốt, đâu có gì nặng nề mà phải xóa nó nhỉ?
Mình thấy không thêm chữ Nôm mới là nặng ấy khi bị miss thông tin, như ở bài tiếng Việt của Wiki tiếng Anh cũng thế, bạn xóa hết chữ Nôm đi nên người nước ngoài nào cũng chỉ biết tiếng Việt chữ Latinh chứ không biết thêm tiếng Việt chữ Hán Nôm nữa rồi, giờ cứ nhìn chữ Nôm lại bảo tiếng Trung. Hơn nữa chữ Nôm vốn là tạo ra bổ sung cho các từ Việt có nghĩa tương ứng mà chữ Hán chưa có. Ví dụ như "quốc" vốn có chữ Hán là 國 rồi, người Việt để viết từ cùng nghĩa là "nước" thì tạo chữ Nôm, còn "quốc" họ vẫn viết 國 thôi. Nhưng bạn không biết gì mà lại viết trên bài tiếng Anh là chữ Nôm dùng để viết từ Hán Việt và các từ khác, còn chữ Hán chỉ viết cổ văn hoặc viết tiếng Trung là sai mất rồi, vì chữ Hán còn dùng để viết âm Hán Việt có trong tiếng Việt nữa. Như chính từ "tiếng Việt" 㗂越 có "tiếng" 㗂 là chữ Nôm (chữ Hán đồng nghĩa với nó là "ngữ" 語), "Việt" 越 là chữ Hán. "Tiếng Việt" 㗂越 là một từ hỗn hợp chữ Hán Nôm. Giờ hậu quả là ai cũng hiểu nhầm theo bài tiếng Anh mà bạn viết như vậy thì làm sao sửa lại đây? Hay vì bạn giờ có quốc tịch Mỹ rồi nên bạn thấy bạn chả có trách nhiệm gì với Việt Nam nữa, bạn coi chữ Nôm "không đáng nhắc đến", giải thích qua loa nên không cần hiểu nhiều, hiểu sai cũng ok, có biến mất thì cũng chả sao? Nhu thế thì những người yêu thích Hán Nôm và đang cố gắng bảo tồn các di sản Hán Nôm sao chấp nhận được thông tin sai lệch mà bạn viết được chứ. Cocacolakogas (thảo luận) 08:47, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@CocacolakogasInsutantokouhii: Hai bạn cứ chụp mũ tôi cái nhãn "bài Trung mù quáng" tôi cũng không quan tâm. Tôi rất vui vì được gắn cả hai cái nhãn "bài Trung" và "trung + bẩn bựa". Hai tài khoản này có dấu hiệu đi theo nhau sửa thêm chữ Hán/Nôm vào các bài bên Wikipedia tiếng Anh — nếu là một người thì sẽ vi phạm quy định sử dụng rối để tạo đồng thuận giả tạo. Rốt cuộc bạn vẫn chưa đưa ra dẫn chứng thuyết phục nào cho thấy chữ "tiếng Việt" được viết là 㗂越 trong các tài liệu chữ Nôm. Việc bạn thêm luôn chữ Nôm cho cụm từ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cho thấy bạn đang cố gắng phục chế chữ Nôm trong tiếng Việt hiện đại. Đây là một quan điểm fringe — chắc bạn cũng đồng ý hiện nay ít ai muốn khôi phục chữ Nôm thành chữ viết chính cho tiếng Việt? Tôi thấy việc bạn cố gắng đưa chữ Nôm vào đầu các bài viết về các khái niệm hiện đại mới gây ngộ nhận đối với những người không quen biết với tiếng Việt — tạo cảm giác rằng tiếng Việt hiện nay được viết bằng chữ Nôm khi thực tế là không phải. NHD (thảo luận) 09:07, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chỉ trong hôm nay có 3 vụ kiểm định rồi. Anh có muốn tôi mở tiếp vụ thứ tư không?
Cần nói thêm, tôi cũng bắt gặp nhiều IP cuồng cổ phong thêm chữ Hán vào bài lắm.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:35, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có lẽ nên yêu cầu Meta, vì vụ này liên Wiki, mà DHN có liên quan nên tốt nhất không nên tự kiểm định. – Χλόη | Λη Ξυαν 11:27, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân:
Chúng ta còn một kiểm định viên nữa mà.
Tiện thể tôi hỏi thăm sức khoẻ Mxn luôn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:05, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu có cần dẫn nguồn thì chỉ dẫn nguồn cho thấy hai ngữ tố "tiếng" và "Việt" trong "tiếng Việt" được viết bằng chữ nôm như thế nào cũng là đủ rồi, có nguồn viết nguyên cả từ "tiếng Việt" bằng chữ nôm thì càng tốt, không có cũng không sao. Chữ nôm là văn tự ngữ tố, môt khi đã biết một từ, một ngữ tố được viết bằng chữ gì thì khi gặp từ ngữ chứa từ, ngữ tố đó cứ việc viết bằng chữ đó. Một chữ nôm có thể có nhiều âm đọc, đọc theo âm nào là tuỳ theo văn cảnh mà chữ đó xuất hiện hiện. Dựa theo văn cảnh, nếu viết đoạn mở đầu của bài bằng chữ nôm thì tôi không thấy có chỗ nào có thể đọc nhầm được thành "thánh vẹt" được cả. Nếu "tiếng" có hai cách viết bằng chữ nôm, "Nam" một thì là "tiếng Việt" có thể viết bằng hai cách viết. Không có cơ quan nào quy định cách viết thống nhất từ ngữ tiếng Việt bằng chữ nôm. – Judspug (thảo luận) 10:14, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Cocacolakogas: Không liên quan lắm tôi thấy thú vị vụ Trung Quốc nhận vơ. Thì chả phải ngày xưa các cụ mình thấy quan phục của nó đẹp đẹp chả đem cover nguyên lại à? Quan chế của nó hay hay, ta bê nguyên về, hê hê. Cũng có ai bắt phát minh bộ chữ mới bằng cách ghép mấy chữ Tàu lại để rồi Trung Quốc có cớ nhận vơ đâu? Thiên "天" nghĩa là "trời" chữ Tàu nhé xong plus thêm chữ thượng "上" nghĩa là trên, ra được quả chữ Nôm 𡗶, vẫn mang nghĩa là "trời". Hê hê, chất quá, quốc hồn quốc túy, anh em nào không biết chữ Tàu coi như chịu. Mà vua quan ngày xưa viết Văn Ngôn cũng toàn chữ Hán thôi nhé. Chắc Nguyễn Du không ngờ rằng thay vì Thanh Hiên Thi Tập thì truyện Kiều viết bằng Nôm lại nổi tiếng tới thế. Cơ bản anh em bài Tàu, không thừa nhận chữ Nôm là loại chữ chế từ chữ Tàu và rất khó học (dễ thì đã không tới tuyệt chủng), vơ đại đi thành quốc hồn, quốc túy. 27.66.46.15 (thảo luận) 09:20, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi tuy biết tiếng Trung, nhưng chữ Nôm tôi không biết đọc, nên chắc không thể ngồi chung mâm bàn luận với các 'chuyên gia linguistic' bên trên. Tuy nhiên, tôi thấy suy luận TQ nhận vơ "di sản văn hóa Hán Nôm" nó mơ hồ như kiểu nói Pháp nhận vơ mấy cái tác phẩm Anglo-Norman của Anh vì chúng toàn viết bằng tiếng Pháp. So sánh có thể có phần khiên cưỡng, vì một bên chúng ta có cùng một ngôn ngữ (mặc dù có rất nhiều khác biệt do khoảng cách thời gian), còn bên kia chúng ta có hai ngôn ngữ khác nhau hoàn toàn, tuy chung hệ chữ viết không chung hệ ngôn ngữ: tiếng Việt (dùng chữ Nôm) – tiếng Trung; nhưng mà chắc hẳn mọi người sẽ hiểu hàm ý của tôi.
@27.66.46.15: Nói đến vụ cover, Mãn Châu diệt Minh, chúng ta có ngay hai nước xưng là "Trung Quốc", dân thì xưng là Hán Nhân, Hán dân, aka "chủ thể lưu giữ nền văn minh Hoa Hạ và miệt thị gốc gác du mục vốn không có lễ giáo của tộc người Mãn Châu". – Χλόη | Λη Ξυαν 11:19, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Tôi nói chơi thôi mà, tôi biết mỗi chữ quốc ngữ thôi, thấy chữ Nôm hài hài. Chớ xem là thảo luận nghiêm túc, kẻo lại cười chê kẻ ngu muội này. 27.66.46.15 (thảo luận) 11:32, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có thể tạo mục Tên gọi ở dưới rồi nói tên tiếng Việt có thể viết bằng chữ nôm như thế. Để chữ nôm ngay sau tên gọi ở đầu bài như thế thì không nên chữ nôm không còn là văn tự chính của tiếng Việt nữa. Người ta học chữ nôm chủ yếu là để đọc văn bản từ xưa truyền lại chứ không phải là viết văn bản mới bằng chữ nôm. Judspug (thảo luận) 09:26, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Jugspug: Tôi hoan nghênh đưa một mục nói về tên gọi của ngôn ngữ qua các thời kỳ — tuy nhiên cần có nguồn cho những cách sử dụng như thế, chứ nếu không sẽ diễn ra tình trạng đưa mấy chữ "phục chế" (mà chẳng người đương thời nào sử dụng) kiểu trên vào. NHD (thảo luận) 17:21, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi phỏng đoán là từ "tiếng Việt" có lẽ xuất hiện khá muộn, chắc sớm nhất là đầu thế kỷ 20. Suy nghĩ logic thì do từ "Việt Nam" xuất hiện muộn, dù đã từng được dùng thời gian ngắn thời Gia Long. Mà đầu thế kỷ 20 thì chữ Nôm đã mai một rồi, và dân tình cũng ít người biết vì khó học, vậy nên mới có vụ xóa mù chữ, dạy tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ. Do đó, tìm được từ "tiếng Việt" viết bằng chữ Nôm trong các tài liệu kinh viện thì có thể là không được. P.T.Đ (thảo luận) 17:56, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@P.T.Đ: Đầu thế kỷ 20 thì tôi thấy người ta sử dụng "tiếng An Nam" (đến năm 1944 tên gọi này vẫn còn thịnh hành). Tôi tra quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng không thấy cụm từ "tiếng Việt" ở đâu. NHD (thảo luận) 17:59, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tìm trên Thư viện quốc gia thì từ "tiếng Việt" cũng hiếm thấy, có tài liệu năm 1945. Tìm từ viết bằng chữ Nôm lại càng không. P.T.Đ (thảo luận) 18:21, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trước đó, cũng chả ai xài cái chữ Nôm đấy rộng rãi cả, nó dùng để ký Bạch thoại (tức những cái ăn, ngủ, sinh hoạt, nói chuyện đời thường không xuất hiện trong Văn Ngôn mà chữ Hán không diễn được). Hàn, Nhật, thậm chí các địa phương ở Tàu đều có thể cũng có loại chữ tương tự, nhưng không đẩy nó lên thành tinh túy. Cũng chả phải khó học, mà lúc đó 90% dân mù chữ, phổ cập chữ Hán thì chịu. Tuy nhiên, mấy năm gần đây lại đang bàn chuyện đem chữ Hán vào dạy lại cho học sinh nhỏ biết cái gốc từ. Về cá nhân, tôi thấy cái câu "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn" nó hơi thái quá, dù rằng đúng là cụ Du làm thơ rất hay, câu từ chau chuốt. 27.66.46.15 (thảo luận) 18:10, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Học chữ Hán đã khó rồi, do đó học chữ Nôm cũng khó theo. Nếu người Việt tự sáng tạo bộ chữ riêng, như mấy chữ giun dế của Thái Lào Cam thì có khi còn phổ cập mau lẹ. P.T.Đ (thảo luận) 18:24, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: chữ Hán, viết văn ngôn ngày xưa là Scripta Franca của anh em sinophere đấy. Nhờ thế mà người trong khối có thể hiểu nhau, dù là Hàn, Nhật, Vịt hay đơn thuần là các tỉnh ở Tàu. Nói chứ công anh Doanh Chính ngày xưa đốt sách hơi bị to đấy. 27.66.46.15 (thảo luận) 18:27, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cái này tôi biết. Ý tôi là cái chữ này nó khó học, và nhìn chung không phù hợp để biểu diễn tiếng Việt, nên ngay khi có chữ quốc ngữ là người ta bỏ luôn. Chữ Nôm chắp vá lại chữ Hán rồi bắt người ta phải nhớ từng ký tự một biểu diễn cho cái gì, trong khi chữ quốc ngữ có nguyên tắc ghép phụ âm đầu + vần = 1 âm tiết vô cùng tiện lợi. Khi làm bộ gõ tiếng Việt, tôi thống kê có 17.974 âm tiết có thể tổ hợp được, chưa kể việc phân ra thêm do có dấu thanh. Do đó, chữ Nôm mai một là hợp lý. P.T.Đ (thảo luận) 18:31, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có vẻ nhiều bạn "sợ" bị Trung Quốc nhận vơ mất mấy sáng tác chữ Nôm (có vẻ bị ảnh hưởng, ám ảnh bởi mấy vụ kiểu "TQ nhận vơ áo dài VN, TQ nhận vơ kim chi HQ), trong khi chữ Nôm ở TQ ngoài mấy nhà nghiên cứu ra thì đố tìm được mấy người hiểu được, dù người bình thường có hiểu mặt chữ đi chăng nữa thì cũng chưa chắc đã hiểu được nội dung, vì nó là một ngôn ngữ hoàn toàn khác với ngôn ngữ của họ. – Χλόη | Λη Ξυαν 18:44, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Sau khi chữ Quốc ngữ đã bắt đầu lấn chiếm vị trí của chữ Nôm, trong thập niên 1920-1930 đã có một số đề xuất chữ viết "thuần Việt" nhưng đều đã thất bại. NHD (thảo luận) 19:09, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ở thời nay cũng có một số người thử tạo văn tự mới cho tiếng Việt dựa trên chữ Hán, một thí dụ: https://www.reddit.com/r/learnvietnamese/comments/8y87fb/ch%E1%BB%AF_n%C3%B4m_%C3%A2m_%F0%A1%A8%B8%E5%96%83%E9%9F%B3_vietnamese_phonetic_characters/ – Judspug (thảo luận) 03:40, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng muốn biết tên gọi "tiếng Việt" ra đời vào khoảng thời gian nào. Từ những gì tôi tìm được thì tôi không thấy có văn bản nào trước thế kỷ 20 dùng gọi tiếng Việt là "tiếng Việt". Bạn nào có điều kiện tìm đọc nhiều sách báo thời Pháp thuộc có thể xem thử tài liệu cổ nhất có dùng "tiếng Việt" trong đó là gì không. Trước khi tên gọi "tiếng Việt" trở nên phổ biến người nói tiếng Việt gọi ngôn ngữ họ nói bằng những tên gọi gì? Judspug (thảo luận) 03:11, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

cuối cùng thì tôi thấy vẫn chưa xuất hiện lại đề mục Hán Nôm ở bài này. Quan điểm của tôi là Hán Nôm đúng là của người Việt tạo ra và chúng ta có quyền tự hào về nó, giống như chữ Quốc ngữ hiện tại chúng ta dùng. Vì trang này là trang "tiếng Việt" nên tôi nghĩ cần có lịch sử đầy đủ về các quá trình hình thành và phát triển, từ sơ khai tới khi hoàn chỉnh như hôm nay. Hán Nôm tồn tại là có thật, thế nên vẫn cần đưa vào đây.Coolboysolucky (thảo luận) 04:33, ngày 22 tháng 9 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 30 tháng 8 năm 2021[sửa mã nguồn]

14.234.98.35 (thảo luận) 22:05, ngày 30 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn phải cho mọi người biết bạn muốn sửa đổi gì trong bài thì người khác mới có thể giúp bạn sửa đổi được (nếu có thể). Judspug (thảo luận) 09:53, ngày 10 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 24 tháng 11 năm 2021[sửa mã nguồn]

2001:EE0:52F5:2540:A901:BF30:19D5:C5E2 (thảo luận) 14:52, ngày 24 tháng 11 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 30 tháng 7 năm 2022[sửa mã nguồn]

Tôi thêm liên kết 42.115.41.83 (thảo luận) 13:51, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bạn cần thêm liên kết nào? – Là tôi Cần cố gắng hơn 13:52, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phần phương ngữ đấy bạn, tôi muốn thêm liên kết dẫn đến trang các phương ngữ. – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:05, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)[trả lời]
 Đã thực hiện trước đó Có liên kết đến bài Phương ngữ tiếng Việt. Anster (thảo luận) 09:26, ngày 31 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 30 tháng 9 năm 2022[sửa mã nguồn]

2402:9D80:30E:93AA:EDC5:8FCF:C0F0:3B49 (thảo luận) 09:43, ngày 30 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]
 Không thực hiện: không rõ bạn muốn thực hiện những thay đổi nào. Hãy đề cập đến những thay đổi cụ thể, chẳng hạn như xin thay đổi "X" thành "Y" và cung cấp nguồn đáng tin cậy phù hợp. Anster (thảo luận) 09:29, ngày 31 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Trong tương lai, nếu độc giả nào có ý định mở rộng bài này thì có thể tham khảo bố cục, lối hành văn, và lối dẫn chú, của bài tiếng Nahuatl hoặc bài tiếng Anh. Billcipher123 (thảo luận) 16:53, ngày 14 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 16 Tháng 3 năm 2023[sửa mã nguồn]

2402:9D80:346:B6E3:0:0:1277:94C9 (thảo luận) 17:50, ngày 16 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]
 Không thực hiện: không rõ bạn muốn thực hiện những thay đổi nào. Hãy đề cập đến những thay đổi cụ thể, chẳng hạn như xin thay đổi "X" thành "Y" và cung cấp nguồn đáng tin cậy phù hợp. Anster (thảo luận) 09:29, ngày 31 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 18 Tháng 3 năm 2023[sửa mã nguồn]

42.119.141.65 (thảo luận) 14:18, ngày 18 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]
 Không thực hiện: không rõ bạn muốn thực hiện những thay đổi nào. Hãy đề cập đến những thay đổi cụ thể, chẳng hạn như xin thay đổi "X" thành "Y" và cung cấp nguồn đáng tin cậy phù hợp. Anster (thảo luận) 09:29, ngày 31 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Yếu cầu sửa trang bị hóa hạn chế sửa đổi ngày 22 Tháng 3 năm 2023[sửa mã nguồn]

2401:D800:535E:1098:319B:D012:F0A2:44F7 (thảo luận) 19:22, ngày 22 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Từ chối không lí do --- meow~ ❤️ 19:25, ngày 22 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Phương ngữ[sửa mã nguồn]

@Billcipher123 Mình là dân Hà Tĩnh nên hiểu biết khá nhiều và mình thấy từ "hấn" rất phổ biến ở chỗ mình. Từ này mình cũng thấy mấy người ở Huế cũng hay dùng, vậy có được không ạ. – ChemistryTalkEdits 00:06, ngày 22 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Trước hết, trả lời câu hỏi: "từ hấn là phương ngữ nào?" của bạn thì từ đó là phương ngữ Nghệ Tĩnh. – ChemistryTalkEdits 00:09, ngày 22 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Chỉ bằng một phát Google Search là có ngay thông tin hấn = hắn ở phương ngữ miền Trung. Nếu không có gì hơn thì có lẽ cho từ này vào bài không vấn đề gì hết. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:18, ngày 22 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Lúc đó mình còn định viết từ "ôông nớ" với từ "eng nớ" nữa, có được không vậy bạn, hai từ đó đều là phương ngữ nghệ tĩnh luôn ạ. – ChemistryTalkEdits 02:37, ngày 22 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thực ra phù hợp và đúng thì thêm vào thôi, có điều có nguồn mạnh (ví dụ như sách báo, nghiên cứu uy tín về phương ngữ vùng miền) thì tốt hơn, bây giờ thiếu nguồn quá. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 03:23, ngày 22 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@FxAiKoNói2k9 Okê, bạn nên kiểu note vào khi sửa :)) – Billcipher123 (thảo luận) 03:57, ngày 22 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Oke bạn. – ChemistryTalkEdits 04:57, ngày 22 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t