Wiki - KEONHACAI COPA

Thảo luận:Ngụ binh ư nông

Untitled[sửa mã nguồn]

Bắt giò bài viết. Bài này có mâu thuẫn với bài Gia Long. Cụ thể như sau

Bài này viết: Từ thời Mạc, áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là “binh điền”) nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được áp dụng[3].

Bài Gia Long viết: "Từ 10 năm 1890, binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành"

Không phải lúc nào sách in cũng chính xác.--115.75.11.114 (thảo luận) 15:40, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hóa ra có chuyện này, bây giờ tôi mới biết. Có mấy vấn đề:
1. Một là năm 1890 không còn là thời Gia Long nữa. Không rõ tác giả sách (bài Gia Long dùng tham khảo) ghi sai hay người viết bài này (nhiều khả năng là History pro, vì quá nhiều sửa đổi rất khó dò lại) ghi sai (phải là 1809)?
2. Tôi chưa đọc sách của Sơn Nam, nhưng nếu ở đó cũng chỉ hành văn nguyên câu "binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành" thì có thể đó chỉ là sự hiểu sai của chính tác giả Sơn Nam về ngụ binh ư nông: việc huy động binh lính vào sản xuất nông nghiệp thời điểm đó (cứ cho là 1809 đi) là tăng cường lực lượng cho SX, chưa chắc đã là chính sách "quân lính từng đợt thay nhau về làm ruộng" một cách thường xuyên lâu dài mà các đời trước như Lý, Trần, Lê sơ làm. Việc huy động lính vào để có thêm nhân lực làm kinh tế không phải ngụ binh ư nông theo đúng nghĩa.--Trungda (thảo luận) 04:11, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ đó là một lỗi đánh máy của người viết bài đó. So lại thì thời gian mô tả theo logic từ 178x nên không có chuyện tới năm 1890 là lúc Pháp chiếm trọn Việt Nam được, nên tôi can đảm sửa lại luôn. Tôi cũng đã từng đọc qua cái tác phẩm này của Sơn Nam và nhiều tác phẩm khác của ông, chữ Ngụ Binh Ư Nông được miêu tả khá chi tiết là lính hoặc dân binh địa phương có nhóm chuyên ở nhà cày ruộng, nhưng khi đi đánh Tây Sơn hay Tây Sơn đánh là bị bắt đi luôn. Nguyễn Ánh thi hành chính sách này để bù lại sự thiếu hụt lực lượng của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn (ông này tối đa có chừng 3 vạn quân so với gần 20 vạn (chắc là phóng đại, tôi nghĩ chừng 10-15 vạn là hợp lý) nhưng đông thời không tốn ngân sách nuôi lính. Trungda nói đúng là nó không theo cái công thức kinh điển "quân lính từng đợt thay nhau về làm ruộng" nhưng tôi cũng nghĩ nó là một cải biên của "quân lính từng đợt thay nhau về làm ruộng". Để xác định rõ, chắc chỉ có cách đọc các sách kiểu như Gia Định thành thông chí trong tiếng Hán. Tôi đề nghị thế này, Trungda sao viết thêm "Từ thời Mạc, áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là “binh điền”) nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được triều đại Việt Nam nào áp dụng (lúc Nguyễn Ánh năm 1790 chưa có triều Nguyễn). Tới khoảng năm 1790, một dạng của phép ngụ binh ư nông được lực lượng Nguyễn Ánh thi hành ở khu vực Gia Định, miền cực nam Đại Việt." Thì sẽ không khẳng định sách nào đúng cũng như sách nào sai, có sao viết vậy.--115.75.143.51 (thảo luận) 06:10, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phương hướng này khả thi.--Trungda (thảo luận) 17:32, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Ng%E1%BB%A5_binh_%C6%B0_n%C3%B4ng