Wiki - KEONHACAI COPA

Thạch Thất

Thạch Thất
Huyện
Huyện Thạch Thất
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
Huyện lỵThị trấn Liên Quan
Trụ sở UBNDThị trấn Liên Quan
Phân chia hành chính1 thị trấn, 22 xã
Thành lập1404
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Mạnh Hồng
Chủ tịch HĐNDNguyễn Minh Hồng
Bí thư Huyện ủyLê Minh Đức
Địa lý
Tọa độ: 21°03′22″B 105°34′43″Đ / 21,056215°B 105,578611°Đ / 21.056215; 105.578611
MapBản đồ huyện Thạch Thất
Thạch Thất trên bản đồ Hà Nội
Thạch Thất
Thạch Thất
Vị trí huyện Thạch Thất trên bản đồ Hà Nội
Thạch Thất trên bản đồ Việt Nam
Thạch Thất
Thạch Thất
Vị trí huyện Thạch Thất trên bản đồ Việt Nam
Diện tích187.53 km²
Dân số
Tổng cộng253.786 người (2022)
Thành thị45.808 người
Nông thôn196.978 người
Mật độ1.460 người/km²
Dân tộcChủ yếu là Kinh
Khác
Mã hành chính276[1]
Biển số xe29-V5
Websitethachthat.hanoi.gov.vn

Thạch Thất là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ 20o58’23’’ đến 21o06’10’’ vĩ độ bắc từ 105o27’54’’ đến 105o38’22’’ kinh độ đông.

Huyện có vị trí địa lý:

Núi Viên Nam

Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10 m đến hơn 15 m. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 – 50 cm.

+ Dạng địa hình đồng bằng: bên bờ trái sông Tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Quan (huyện lỵ) và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

1 thị trấn và 22 xã này được chia làm 199 thôn, xóm:

1. Thị trấn Liên Quan gồm 5 tổ dân phố: Chi Quan, Đồng Cam, Phú Tân, Đụn Dương, Khu Phố.

2. Bình Phú gồm 9 thôn: Bình Xá, Thái Hòa, Phú Hòa, Phú Ổ 1, Phú Ổ 2, Phú Ổ 3, Phú Ổ 4, Phú Ổ 5, Phú Ổ 6.

3. Bình Yên gồm 8 thôn: Yên Mỹ, Phúc Tiến, , Sen Trì, Cánh Chủ, Vân Lôi, Thái Bình, Hoà Lạc, Linh Sơn. Năm 2019 thôn Sen Trì và thôn Đồi sen gộp làm 1 gọi

4. Canh Nậu gồm 11 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

5. Cẩm Yên gồm 3 thôn: Cẩm Bào, Kinh Đạ, Yên Lỗ.

6. Cần Kiệm gồm 6 thôn, xóm: Phú Đa 1, Phú Đa 2, Phú Lễ, Yên Lạc 1, Yên Lạc 2, Yên Lạc 3.

7. Chàng Sơn gồm 7 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

8. Dị Nậu gồm 6 thôn: Tam Nông 1, Tam Nông 2, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Đoàn Kết 1, Đoàn Kết 2.

9. Đại Đồng gồm 11 thôn: Thôn Minh Nghĩa, Minh Đức, Ngọc Lâu, Hương Lam, Rộc Đoài, Tây Trong, Hàn Chùa, Đình Rối, Lươn Trong, Lươn Ngoài, Đồng Cầu.(Xã Đại Đồng đã có được danh hiệu nông thôn mới)

10. Đồng Trúc gồm 9 thôn: Chầm Muộn, Trúc Voi, Đồng Táng, Đồng Kho, Hòa Bình, Chiến Thắng, Khu Ba, Xóm Đông, Khoang Mái.

11. Hạ Bằng gồm 9 thôn: Khoang Mè 1, Khoang Mè 2, Đông Cầu, Đầm Quán, Giếng Cốc, Mương Ốc, Vực Giang, Gò Mận, Giang Nu.

12. Hương Ngải gồm 9 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

13. Hữu Bằng (Nủa Chợ) gồm 9 thôn: Si Chợ, Bò, Sen, Bàn Giữa, Đình, Đông, Miễu, Ba Mát, Giếng.

14. Kim Quan gồm 6 thôn: Làng Kim 1, Làng Kim 2, Mơ Nồng,Cốc Trại, Kim Trung,84.

15. Lại Thượng gồm 6 thôn: Ngũ Sơn, Lại Khánh, Lại Thượng, Phú Thụ, Thanh Câu, Hoàng Xá.

16. Phú Kim gồm 5 thôn: Thúy Lai, Phú Nghĩa, Bách Kim, Nội Thôn, Ngoại Thôn.

17. Phùng Xá gồm 4 thôn: Vĩnh Lộc 1, Vĩnh Lộc 2, Vĩnh Lộc 3, Bùng.

18. Tân Xã gồm 10 thôn: Phú Hữu, Cừ Viên, Cầu Giáo, Hương Trung, Cầu Sông, Xóm Mới, Xóm Quán, Xóm Hiệp, Xóm Than, Kim Bông

19. Thạch Hòa gồm 10 thôn: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

20. Thạch Xá gồm 9 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

21. Tiến Xuân gồm 18: Chùa 1, Chùa 2, Đồng Dâu, Đồng Cao, Miễu 1, Miễu 2, Gò Chói 1, Gò Chói 2, Gò Mè, Bình Sơn, Bãi Dài, Trại Mới 1, Trại Mới 2, Cố Đụng 1, Cố Đụng 2, Quê Vải, Gò Chè, Nhòn.

22. Yên Bình gồm 10 thôn: Tân Bình, Lụa, Vao, Thung Mộ, Thạch Bình, Thuống, Dục, Đình, Cò, Dân Lập

23. Yên Trung gồm 7 thôn: Bối, Luồng, Số, Tơi, Hương, Lặt, Hội.

Diện tích và Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Diện tích 187,53 km². Dân số 242.786 người (số liệu 2020). 4,6% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Đặc điểm nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là vùng quê bán sơn địa, núi đá vôi xen lẫn đồng bằng. Nổi tiếng nhất có chùa Tây Phương ở xã Thạch Xá.

Xã Cần Kiệm là nơi Bác Hồ từng sống và làm việc (từ ngày 13-1 đến 2-2-1947, tức 22 tháng Chạp năm Bính Tuất đến 12 tháng Giêng năm Đinh Hợi) tại xóm Lài Cài, thôn Phú Đa. Trong 19 ngày ở Cần Kiệm, Bác cùng với các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng và Chính phủ họp bàn, quyết định những công việc quan trọng của đất nước, của công cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Tại đây, Bác viết Thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ (24-1-1947), Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô (27-1-1947), Thư gửi các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, tự vệ và dân quân toàn quốc... Bác cũng dành thời gian sửa chữa các sách cũ để cho in lại và phát hành rộng rãi như: Vấn đề du kích, Binh Pháp, Chính trị viên, Chiến thuật du kích...Ngày nay, ngôi nhà lá Bác ở năm xưa đã được gìn giữ, tu tạo thành Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xóm Lài Cài, xã Cần Kiệm[2]

Chàng Sơn nổi tiếng về nghề làm quạt và đồ mộc. Xã Bình Phú nổi tiếng về nghề mây tre đan. Xã Hữu Bằng nổi tiếng về buôn bán, thương mại,

Đồng Trúc là nơi đã xuất hiện cộng đồng dân cư cách đây trên 2000 năm, có nhiều địa chỉ khảo cổ, hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, nhiều dấu tích có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, tôn giáo và tín ngưỡng. Ở đây cũng có đình Trúc Động cổ nhất huyện. Một số xã của Thạch Thất có những dòng họ ít phổ biến như họ Cấn, họ Khuất... Cũng như một số huyện của Hà Tây cũ, giọng nói của người Thạch Thất[3] khá nặng, khó nghe và gần như mỗi làng, xã có một giọng nói khác nhau[4]

Thạch Thất là quê hương của "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan, Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân (1804-1838), danh nhân văn hóa Nguyễn Tử Siêu, nhà viết kịch Tào Mạt, nhà thơ Bằng Việt, nhạc sỹ Phan Lạc Hoa... Thạch Thất cũng là quê hương của võ sư Nguyễn Lộc (1912-1960), người sáng lập môn Vovinam (Việt Võ Đạo). Đặc biệt, vùng đất này là quê hương của hơn 20 vị tướng lĩnh Quân đội nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam, có một số gia đình có 2 thế hệ cha con đều là tướng lĩnh[5]

Văn hóa dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Thạch Thất nổi tiếng với nhiều làng nghề nổi tiếng của xứ Đoài như: nghề mộc Chàng Sơn, dệt Hữu Bằng, đan lát Bình Phú, sắt - cơ kim khí Phùng Xá, làm bánh chè lam Thạch Xá và kẹo chè lam Đại Đồng, vv.... Hiện nay một số nơi tại huyện Thạch Thất như làng Chàng Sơn, thôn Phú Hòa (làng Ra) xã Bình Phú, Thạch Xá vẫn còn lưu giữ bộ môn nghệ thuật dân gian múa rối nước. Hàng năm vào dịp lễ tết, hội làng vẫn tổ chức biểu diễn. Đặc biệt rối nước làng Ra hiện vẫn còn lưu giữ được những con rối cổ, bên cạnh đó hàng năm các đội vẫn tổ chức tu sửa và bổ sung con rối mới bởi các nghệ nhân trong làng như nghệ nhân Nguyễn Khắc Thoa, cố nghệ nhân Nguyễn Khắc Giáp, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chuân,... Lưu chuyền đội múa rối nước làng Ra do Thiền sư Từ Đào Hạnh khởi lập nên hàng năm vào dịp hội Chùa Thầy đội múa rối làng Ra biểu diễn tại nhà Thủy Đình tại hồ Long Trì.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thạch Thất là địa danh cổ, ra đời vào thế kỷ thứ XIV (năm 1404) sau những cải cách của Hồ Quý Ly; trước đây thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Năm 1948 Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh số 48-1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận… thì huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây.

Từ ngày 21 tháng 4 năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây (hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây). Cùng thời điểm này, sáp nhập xã An Hòa vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.[6].

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 khi hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[7]. Huyện gồm 19 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Liên Quan, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã và Thạch Xá.

Từ năm 1978 đến năm 1991, nhập vào thủ đô Hà Nội[8].

Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 lại trở về với tỉnh Hà Tây[9] sau khi tái lập tỉnh Hà Tây và Hòa Bình

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển xã Liên Quan thành thị trấn Liên Quan[10].

Ngày 28 tháng 8 năm 1994, thành lập xã Thạch Hòa trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ BằngĐồng Trúc. Từ đó, huyện Thạch Thất bao gồm thị trấn Liên Quan và 19 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá.

Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, khi tỉnh Hà Tây nhập về Hà Nội, Thạch Thất là một huyện của Hà Nội[11]là một trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội.. Cùng ngày, HĐND thành phố Hà Nội mới (mở rộng) quyết định chuyển cho huyện Thạch Thất quản lý 3 xã mới nhập từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, là các xã: Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung.

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào huyện Thạch Thất[12]. Như vậy, huyện Thạch Thất có 1 thị trấn và 22 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Sắp xếp theo thứ tự từ Triều Lý đến triều Nguyễn:

1. Liêu Hiến Chương, Liêu Hiến Quang (Thái Học Sinh, Xã Hương Ngải)
2. Đỗ Đạt (Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Xã Nguyễn Xá, Nay là xã Chàng Sơn)
3. Nguyễn Ngung (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, Xã Hữu Bằng)
4. Đỗ Hịch (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, Xã Hương Ngải)
5. Phùng Đốc (Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Xã Nguyễn Xá, Nay là xã Chàng Sơn)
6. Đặng Lương Tá (Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Xã Đặng Xá, Nay là xã Bình Phú)
7. Phí Thạc (Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Xã Hương Ngải)
8. Phan Tế (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, Xã Thạch Xá)
9. Phùng Khắc Khoan (Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Xã Phùng Xá)
10. Phan Bảng (Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Xã Hữu Bằng)
11. Nguyễn Côn (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, Xã Thạch Xá)
12. Đỗ Thê (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xã Hương Ngải)
13. Nguyễn Nham (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xã Phùng Xá)
14. Nguyễn Thì Lượng (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xã Phùng Xá)
15. Vũ Đình Dung (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xã Phùng Xá)
16. Nguyễn Đăng Huân (Đình nguyên Hoàng giáp, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, xã Hương Ngải)
17. Chu Duy Tân (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, Xã Phùng Xá)
18. Vũ Huy Huyến (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xã Đại Đồng)
19. Nguyễn Văn Bân (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xã Hữu Bằng).

Hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Nút giao Đại lộ Thăng Longquốc lộ 21A

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch Thất đã và đang hình thành một số khu đô thị, khu nhà ở cao cấp như: Khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị sinh thái Xanh Villas, khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội, khu đô thị Bắc Phú Cát... Có quốc lộ 21, một phần quốc lộ 32, đại lộ Thăng Longđường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình đi qua, cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện và đồng bộ.

Các tuyến xe buýt đi qua và đi từ địa bàn huyện Thạch Thất: 74 (Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh), 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai), 89 (Bến xe Yên Nghĩa - Thạch Thất - Bến xe Sơn Tây), 107 (Kim Mã - Láng văn hóa du lịch các dân tộc VN), 116 (Yên Trung (Thạch Thất) - KCN Phú Nghĩa), 117 (Hòa Lạc - Nhổn), 119 (Hòa Lạc - Bất Bạt (Ba Vì)), 157 (Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây).

Làng nghề[sửa | sửa mã nguồn]

Thạch Thất là huyện có nhiều làng nghề tập trung dày đặc ở các thôn, xã phía đông và đông nam với nhiều ngành nghề không những trong phạm vi thôn mà còn quy mô cả xã nghề. Những ngành nghề trong huyện thu hút khá nhiều lao động như: mộc, xây dựng, mây tre giang đan, cơ khí, may mặc, dịch vụ... Nhiều nhóm ngành nghề có quy mô cả xã đã đưa Thạch Thất là huyện có thu nhập đầu người cao nhất thành phố Hà Nội. Giá trị của mỗi làng nghề hay ngành nghề trong huyện là khác nhau. Ảnh hưởng tích cực của làng nghề là đời sống người dân nâng cao, hạ tầng dân sinh phát triển, gìn giữ văn hóa truyền thống... thể hiện rất rõ ở nhiều thôn xã có nghề, nhất là ở 5 xã, thị trấn như: Phùng Xá, Chàng Sơn, Hữu Bằng, Bình Phú và thị trấn Liên Quan nay như phố trong làng nhờ vai trò của làng nghề. Những làng nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề và ngành nghề phụ tiêu biểu trong huyện là:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Trang, Tâm. “Nhà lưu niệm Bác Hồ ở xã Cần Kiệm”. Trang tin điện tử Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ https://baochinhphu.vn/ngon-ngu-ke-cho-ngon-ngu-xu-doai-xu-huong-2-trong-1-10230995.htm. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ https://kienthuc.net.vn/giai-ma/chui-cha-khong-bang-pha-tieng-bi-mat-va-su-that-359742.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ “Những vị tướng Thạch Thất thời đại Hồ Chí Minh”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
  7. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  8. ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
  9. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  10. ^ Nghị định 52-CP năm 1994 về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thanh Oai, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
  11. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
  12. ^ Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội
  13. ^ thanhnien.vn (11 tháng 8 năm 2019). “Thăm xứ Đoài miền đất đá ong với những ngôi nhà cực đẹp”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ “Nhùng nhằng tình - lý”. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A1ch_Th%E1%BA%A5t