Wiki - KEONHACAI COPA

Thạch Đào

Thạch Đào
石涛
Một phần bức tranh tự họa, Thạch Đào trồng thông được vẽ vào khoảng năm 1674. Hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Quốc gia
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Chu Nhược Cực (朱若极)
Ngày sinh
1642
Nơi sinh
Quế Lâm, Quảng Tây,
Nhà Minh
Mất
Ngày mất
1707 (64–65 tuổi)
Nơi mất
Dương Châu, Giang Tô,
Nhà Thanh
Giới tínhnam
Quốc tịchnhà Minh, nhà Thanh
Dân tộcHán
Tôn giáoPhật giáo
Nghề nghiệpHọa sĩ, Nhà thư pháp, Nhà thơ
Gia tộcHoàng tộc nhà Minh
Gia đình
Bố mẹ
Chu Hanh Gia
Sự nghiệp hội họa
Bút danhThanh Tương lão nhân
(清湘老人)
Trường pháiTranh thủy mặc
Trào lưuHội họa Trung Quốc
Chủ đềPhong cảnh

Thạch Đào (giản thể: 石涛; phồn thể: 石濤; bính âm: Shí Tāo; Wade–Giles: Shih-t'ao; pháp hiệu Nguyên Tể (tiếng Trung: 原濟; tiếng Trung: 原济; bính âm: Yuán Jì), 1642–1707), là nhà sư Phật giáo, nhà thư pháp và họa sĩ phong cảnh Trung Quốc vào đầu thời nhà Thanh.[1] Ông và ba người khác là Hoằng Nhân (zh; en), Khôn Tàn (zh; en), Chu Đạp (zh; en) cùng được tôn xưng là "Tứ tăng" thời Minh mạt Thanh sơ.[2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tên[sửa | sửa mã nguồn]

Thạch Đào vốn họ Chu, tên Nhược Cực (若極), là một tông thất nhà Minh. Trong suốt cuộc đời của mình, Thạch Đào đã sử dụng hơn 20 cái tên (bao gồm biểu tự, pháp hiệu, biệt hiệu) khác nhau. Trường hợp của Thạch Đào khá tương tự với Bát Đại Sơn Nhân,[a] nhưng điểm khác nhau giữa hai người chính là tình cảm của Thạch Đào đối với dòng tộc và triều đại có thể dễ dàng thấy được từ những cái tên ông chọn cho mình.[3]

Chu Nhược Cực khi còn nhỏ có tiểu tự là A Trường (阿长),[b] về sau khi nhà Minh sụp đổ, ông sử dụng nhiều cái tên khác nhau để ký tên vào những tác phẩm của mình. Những cái tên phổ biến nhất có thể kể đến là Thạch Đào, Đạo Tể (道濟),[4] Hạt tôn giả (瞎尊者),[c][5] Khổ Qua hòa thượng (苦瓜和尚);[6] ngoài ra ông còn có hiệu Thanh Tương lão nhân (清湘老人).[7] Với tư cách là một tu sĩ Phật giáo, Thạch Đào thường được biết đến với các pháp danh Thích Đạo Tể (釋道濟)[4] và Nguyên Tể (原濟),[8] đặc biệt là Nguyên Tể được ông sử dụng nhiều nhất.[9] Đến những năm cuối đời, sau khi từ bỏ Phật giáo để đến với Đạo giáo, ông đã đặt tên cho ngôi nhà của mình ở Dương Châu là Đại Địch đường (大滌堂), cũng từ đây là sử dụng tên hiệu Đại Địch Tử (大滌子).[d][10]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Nhược Cực là con trai của Chu Hanh Gia (朱亨嘉), hậu duệ của Tĩnh Giang vương Chu Tán Nghi.[e] Sau khi Sùng Trinh Đế tự vẫn, nhà Minh diệt vong dưới tay Lý Tự Thành, Phúc vương Chu Do Tung xưng giám quốc ở Nam Kinh, lập ra nhà Nam Minh. Không lâu sau, Chu Do Tung qua đời, Đường vương Chu Duật Kiện liền tự xưng giám quốc ở Phúc Châu. Lúc bấy giờ, Chu Hanh Gia cũng có ý đồ tự xưng giám quốc ở Quế Lâm nhưng không thành, bị tướng lĩnh dưới quyền Chu Duật Kiện giết chết.[5][11] Nhược Cực được một hoạn quan cứu sống, bỏ trốn từ Quế Lâm đến Toàn Châu.[12] Vì để bảo vệ tính mạng, ông đã xuống tóc xuất gia tại chùa Tương Sơn (湘山寺)[13] với pháp danh Nguyên Tể, đổi tên thành Thạch Đào.[14]

Thạch Đào vốn thích phiêu bạt, dạo chơi bốn phương. Khoảng năm 1660 dưới triều Khang Hy, ông dừng chân ở An Huy. Trong hơn 10 năm sống tại những ngôi chùa ở Tuyên Thành, Thạch Đào không chỉ kết giao nhiều họa sĩ mà còn khổ luyện khả năng hội họa của mình.[15] Sau đó thì ông chuyển đến Giang Ninh. Trong 2 lần nam tuần của Khang Hi vào năm 1684 và 1689, Thạch Đào đã lần lượt tiếp giá ở Nam KinhDương Châu, dâng lên tác phẩm của mình và tự xưng là "Thần tăng".[6] Khoảng đầu những năm 1690 thì ông chuyển đến Bắc Kinh,[16] kết giao với nhiều quan lại quyền quý và quen biết nhiều tri kỷ trong giới hội họa.[17] Đến năm 1693, thất vọng vì không tìm được người có thể hỗ trợ mình thăng tiến hơn trong hệ thống Phật giáo, ông quyết định trở về Dương Châu, nơi ông định cư đến cuối đời.[18] Khoàng 3 đến 4 năm sau khi trở về Dương Châu, ông bắt đầu có hứng thú Đạo giáo và dần chuyển sang tôn giáo này.[19] Tháng 7 năm 1707 dưới triều Khang Hi, Thạch Đào bệnh nặng, không lâu sau thì qua đời. Hiện nay, mộ phần ông vẫn có thể tìm thấy sau chùa Đại Minh ở Dương Châu.[20]

Một số tác phẩm nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Thác nước trên núi Lư

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bát Đại Sơn Nhân (tiếng Trung: 八大山人; bính âm: Bā dà Shān rén; k. 1626–1705) vốn tên Chu Đạp (tiếng Trung: 朱耷; bính âm: Zhū Dā) là tông thất nhà Minh, hậu duệ của Ninh Hiến vương Chu Quyền. Ông cũng là một nhà thi họa nổi tiếng, một trong "Tứ tăng" của họa đàn cuối thời Minh đầu thời Thanh.
  2. ^ Trong các tác phẩm, Thạch Đào thường tự xưng là "Tán Nghi tập thế tôn A Trường" tức A Trường – cháu đời thứ 10 của Tán Nghi (Chu Tán Nghi).
  3. ^ Tôn giả là từ dùng để chỉ những người đáng tôn kính, kính trọng; hạt nghĩ là mù lòa.
  4. ^ Địch () ở đây là chỉ việc rửa sạch, gột rửa. Đại Địch Tử có thể hiểu là người đàn ông đã được thanh tẩy (về tâm hồn).
  5. ^ Chu Tán Nghi (朱贊儀) là Tĩnh Giang vương đời thứ 2 của triều Minh, cháu nội của Chu Văn Chính (朱文正) – một khai quốc công thần của nhà Minh, con trai của Chu Hưng Long (朱興隆) – anh trai cả của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dương Thành Dần (2004). 石涛画学 [Tranh Thạch Đào]. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thiểm Tây. ISBN 9787561330548.
  • Đinh Gia Đồng (2000). 石涛传 [Thạch Đào truyện] (bằng tiếng Trung). Thượng Hải: Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải. ISBN 9787208034976.
  • Hàn Lâm Đức (1998). 石涛评传 [Thạch Đào bình truyện]. Nhà xuất bản Đại học Nam Kinh. ISBN 9787305032769.
  • Khương Trừng Thanh (2009). 中国艺术生态论纲 [Luận cương về sinh thái nghệ thuật Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Shineto Copr. ISBN 9787805887586.
  • Lữ Hiểu (2002). Cố Thừa Phong (biên tập). 淸代四僧: 末世的辉煌 [Tứ tăng thời Thanh: Huy hoàng thời mạt thế]. Liêu Ninh: Nhà xuất bản Mỹ thuật Liêu Ninh. ISBN 9787531429791.
  • Lý Vạn Tài (1996). 石涛 [Thạch Đào] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Mỹ thuật Cát Lâm. ISBN 9787538605563.
  • Sơ Quốc Khanh (2015). 鄭板橋:絕世風流 [Trịnh Bản Kiều: tuyệt thế phong lưu]. Nhà xuất bản Nhân dân Liêu Ninh. ISBN 9787205083496.
  • Vương Kim Tường (2008). 扬州城老街巷 [Hẻm Lão Nhai thành Dương Châu]. Thư viện Quảng Lăng. ISBN 9787806942628.
  • Trần Truyền Tịch; Cố Bình; Hàng Xuân Hiểu (2005). 中国画山文化 [Trung Quốc họa sơn văn hóa]. Thiên Tân: Nhà xuất bản Mỹ thuật Nhân dân Thiên Tân. ISBN 9787530527672.
  • Blanchon, Flora (2008). La question de l'art en Asie orientale [Câu hỏi về nghệ thuật ở Đông Á]. Asies (Centre de recherche sur l'Extrême-Orient de Paris-Sorbonne) (bằng tiếng Pháp). Presses Paris Sorbonne. ISBN 9782840505464.
  • Burnett, Katharine P. (2013). Dimensions of Originality: Essays on Seventeenth Century Chinese Art Theory and Criticism (bằng tiếng Anh). The Chinese University of Hong Kong Press. ISBN 9789629964566.
  • Coleman, Earle (1978). Philosophy of Painting by Shih-T'Ao: A Translation and Exposition of His Hua-P'u (Treatise on the Philosophy of Painting) (Studies in Philosophy). The Hague (Noordeinde 41): de Gruyter Mouton. ISBN 978-9027977564.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  • Diệp Lãng; Phí Chấn Cương; Vương Thiên Hữu (2007). “Chinese Inkwash Painting” [Tranh thủy mặc Trung Quốc]. China: Five Thousand Years of History and Civilization [Trung Quốc: Năm ngàn năm lịch sử và văn minh] (bằng tiếng Anh). City University of HK Press. ISBN 9789629371401.
  • Hay, Jonathan (2001). Shitao: Painting and Modernity in Early Qing China. New York: Cambridge University Press. ISBN 9780521393423.
  • Hearn, Maxwell K. (2008). How to Read Chinese Paintings (bằng tiếng Anh). New York: Metropolitan Museum of Art. ISBN 9781588392817.
  • Man, Eva Kit Wah (2020). Cross-Cultural Reflections on Chinese Aesthetics, Gender, Embodiment and Learning (bằng tiếng Anh). Springer Nature. ISBN 9789811502101.
  • Paquet, Philippe (2017). Julian Barnes (biên tập). Simon Leys: Navigator between Worlds. Julie Rose biên dịch. La Trobe University Press. ISBN 9781925435566.
  • Wills, John E. Jr. (2002). 1688: A Global History (bằng tiếng Anh). W. W. Norton & Company. ISBN 9780393253641.
  • Vu Hồng; Tsiang, Katherine R. (2020). Body and Face in Chinese Visual Culture (bằng tiếng Anh). Brill. ISBN 9781684174034.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A1ch_%C4%90%C3%A0o