Wiki - KEONHACAI COPA

Thường Tín (thị trấn)

Thường Tín
Thị trấn
Thị trấn Thường Tín
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnThường Tín
Thành lập1988
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Văn Học
Địa lý
Tọa độ: 20°52′17″B 105°51′44″Đ / 20,87139°B 105,86222°Đ / 20.87139; 105.86222
Thường Tín trên bản đồ Hà Nội
Thường Tín
Thường Tín
Vị trí thị trấn Thường Tín trên bản đồ Hà Nội
Thường Tín trên bản đồ Việt Nam
Thường Tín
Thường Tín
Vị trí thị trấn Thường Tín trên bản đồ Việt Nam
Diện tích0,74 km²
Dân số (2021)
Tổng cộng16.000 người
Mật độ21.622 người/km²
Khác
Mã hành chính10183[1]

Thường Tín là thị trấn huyện lỵ của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Thường Tín là trung tâm của huyện Thường Tín, có vị trí địa lý:

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Thường Tín được thành lập năm 1988 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Văn Bình, Văn Phú và Hà Hồi.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Thường Tín được chia thành 4 tổ dân phố: Phố Ga, Phố Vồi, Trần Phú, Nguyễn Du.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Nền kinh tế thị trấn chủ yếu là kinh doanh dịch vụ. Ngành dịch vụ, thương mại, xây dựng chiếm 90%, nông nghiệp và công nghiệp chiếm 10%.

Trên địa bàn thị trấn Thường Tín có tuyến Quốc lộ 1 đi qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán.Thị trấn Thường Tín có chợ Vồi là chợ đầu mối cung cấp lương thực thực phẩm, hàng hoá cho thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

THPT[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường THPT Thường Tín.
  • Trường THPT Phùng Hưng
  • Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Thường Tín

THCS[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường THCS thị trấn Thường Tín
  • Trường THCS Nguyễn Trãi A
  • Trường THCS Thường Tín - cơ sở 2
  • Trường THCS thị trấn Thường Tín - cơ sở 3 (đang xây dựng).

Tiểu học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường Tiểu học Nguyễn Du (tên cũ: Trường Tiểu học thị trấn Thường Tín).

Mầm non[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường Mầm non Hoa Sen.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Có Bệnh viện Thường Tín nằm trên đường tỉnh lộ 427 và là bệnh viện chữa trị chuyên khoa chung của huyện Thường Tín và các địa phương lân cận.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Tại đây có nhà ga xe lửa đầu tiên nằm ngoài phạm vi nội thành Hà Nội trên tuyến đường sắt Bắc - Nam có tên là ga Thường Tín. Thị trấn được tạo bởi thành phần chính là hai tuyến giao lộ cắt nhau ngay cạnh ga Thường Tín là tỉnh lộ 427 - đường 71 và Quốc lộ 1.

Hai tuyến đường chính của thị trấn Thường Tín là đường Trần Phú và đường Trần Nhật Duật. Đường Trần Phú bắt đầu từ ngã ba Thường Tín (Quốc lộ 1) cắt tuyến đường sắt Bắc - Nam cho đến ngã ba Văn Phú thì tách ra. Đường này còn cắt với các tuyến đường ở thị trấn, bao gồm: Danh Hương, Tả Môn, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi và có tuyến xe buýt 94 (BX Giáp Bát - TT Kim Bài) và 125 (BX Thường Tín - Tế Tiêu) . Điểm đầu của đường Trần Nhật Duật tại cầu Dừa, gần Khu đất dịch vụ Nhà ở Văn Bình và kết thúc ở Quốc lộ 1 (gần đường vào ga Thường Tín, còn gọi là ngã ba Phố Ga). Có tuyến xe buýt 06B (BX Giáp Bát - Hồng Vân) và tuyến 206 (BX Giáp Bát - Phủ Lý) chạy qua.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%E1%BB%9Dng_T%C3%ADn_(th%E1%BB%8B_tr%E1%BA%A5n)