Wiki - KEONHACAI COPA

Thường Nga 4

Chang'e 4
Dạng nhiệm vụtàu đổ bộ, xe tự hành Mặt trăng
Nhà đầu tưCNSA
Thời gian nhiệm vụTàu đổ bộ: 12 tháng
Xe: 3 tháng[1]
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Khối lượng phóngTàu đổ bộ: 1.200 kg[2]
Rover: 140 kg[2]
Khối lượng hạ cánhTổng cộng: ~1.200 kg; xe: 140 kg
Kích thướcXe: 1.5 × 1.0 × 1.0 m[3]
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóngTàu đổ bộ và xe: 7 tháng 12 năm 2018, 18:23 UTC[4]
Tên lửaTrường Chinh 3B[5][6]
Địa điểm phóngTrung tâm phóng vệ tinh Tây Xương
Invalid value for parameter "type"
Invalid parameter3 tháng 1 năm 2019, 2:26 UTC[7]
"location" should not be set for flyby missionsMiệng núi lửa Von Kármán [8]
lưu vực Aitken-Cực Nam[9]
 

Thường Nga 4 (tiếng Trung: 嫦娥四号; bính âm: Cháng'é sìhào, Hán-Việt: Thường Nga tứ hiệu) là một tàu thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc thực hiện hạ cánh mềm đầu tiên ở nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng vào ngày 3 tháng 1 năm 2019.[10] Một vệ tinh chuyển tiếp liên lạc, Thước Kiều, lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo quầng sáng gần điểm Trái Đất-Mặt trăng L2 vào tháng 5 năm 2018. Tàu đổ bộ và xe tự hành mặt đất robot đã được phóng vào ngày 7 tháng 12 năm 2018. Nó đã đi vào quỹ đạo Mặt Trăng vào ngày 12 tháng 12 năm 2018. Tàu thám hiểm Mặt Trăng hạ cánh ở nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng vào ngày 3 tháng 1 năm 2019 lúc 10:26 sáng (2:26 sáng GMT). Nó trở thành chuyến tàu đầu tiên của loài người hạ cánh ở nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng.

Chuyến tàu thám hiểm này là phần tiếp theo của Thường Nga 3, cuộc đổ bộ đầu tiên của Trung Quốc lên Mặt trăng. Tàu vũ trụ ban đầu được chế tạo để dự phòng cho Thường Nga 3 trở nên khả dụng sau khi nó hạ cánh thành công. Cấu hình của Thường Nga 4 đã được điều chỉnh để đáp ứng các mục tiêu khoa học mới. Giống như những người tiền nhiệm của nó, tàu vũ trụ được đặt theo tên của Thường Nga hay Hằng Nga trong thần thoại Trung Quốc.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc được thiết kế để được thực hiện theo ba giai đoạn tiến bộ công nghệ: đầu tiên là đạt được quỹ đạo Mặt Trăng, một nhiệm vụ được hoàn thành bởi Thường Nga 1 vào năm 2007 và Thường Nga 2 vào năm 2010; chuyến thứ hai là hạ cánh chạy trên bề mặt Mặt Trăng, như Thường Nga 3 đã thực đi trên bề mặt Mặt Trăng năm 2013 và Thường Nga 4 đã làm như vậy vào tháng 1 năm 2019; chuyến thứ ba là thu thập các mẫu Mặt Trăng từ phía gần và gửi chúng đến Trái Đất, là nhiệm vụ của các chuyến Thường Nga 5Thường Nga 6 trong tương lai. Chương trình này nhằm tạo điều kiện cho một cuộc đổ bộ lên mặt trăng của phi hành đoàn vào những năm 2030 và có thể xây dựng một tiền đồn gần cực nam.[11][12][13] Chương trình thăm dò Mặt Trăng Trung Quốc đã lần đầu tiên kết hợp đầu tư tư nhân từ các cá nhân và doanh nghiệp, một động thái nhằm thúc đẩy đổi mới hàng không vũ trụ, cắt giảm chi phí sản xuất và thúc đẩy các mối quan hệ dân sự.[14]

Chuyến tàu vũ trụ Thường Nga 4 lần đầu tiên được lên kế hoạch phóng vào năm 2015 như là một phần của giai đoạn thứ hai của chương trình khám phá Mặt Trăng Trung Quốc.[15][16] Nhưng các mục tiêu và thiết kế được điều chỉnh của nhiệm vụ đã áp đặt sự chậm trễ, và cuối cùng đã phóng đi vào ngày 7 tháng 12 năm 2018, 18h23 UTC.[4][17] Tàu vũ trụ đã đi vào quỹ đạo Mặt Trăng vào ngày 12 tháng 12 năm 2018, 08:45 UTC.[18]Điểm cận Trăng đã giảm xuống 15 km (9,3 mi) vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, 00:55 UTC.[19] Cuộc đổ bộ diễn ra vào ngày 3 tháng 1 năm 2019 lúc 02:26 UTC,[20] ngay sau khi mặt trời mọc trên miệng núi lửa Von Kármán.[21]

Chuyến du hành này sẽ cố gắng xác định tuổi và thành phần của một khu vực chưa được khám phá của Mặt trăng, cũng như phát triển các công nghệ cần thiết cho các giai đoạn sau của chương trình.[22]

Địa điểm hạ cánh[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm hạ cánh ở trong một miệng núi lửa gọi là Von Kármán[8] (đường kính 180 km (110 mi)) ở lưu vực Cực Nam-Aitken ở phía không thể nhìn thấy của Mặt Trăng mà trước đó chưa có tàu của loài người thám hiểm.[9][23] Địa điểm này có giá trị biểu tượng cũng như khoa học. Theodore von Kármán là cố vấn tiến sĩ của Qian Xuesen, người sáng lập chương trình không gian Trung Quốc.[24]

Tàu đổ bộ hạ xuống bề mặt này vào hồi 02:26 UTC ngày ngày 3 tháng 1 năm 2019, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh ở mặt sau của Mặt trăng.[25] Xe tự hành Thỏ Ngọc-2 đã được triển khai cuối ngày đó.[26]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ China says it will launch 2 robots to the far side of the moon in December on an unprecedented lunar exploration mission. Dave Mosher, Business Insider. ngày 16 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ a b Chang'e 3, 4 (CE 3, 4) Lưu trữ 2018-03-20 tại Wayback Machine. Gunter Dirk Krebs, Gunter's Space Page.
  3. ^ This is the rover China will send to the 'dark side' of the moon Lưu trữ 2018-08-31 tại Wayback Machine. Steven Jiang, CNN News. ngày 16 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ a b “探月工程嫦娥四号探测器成功发射 开启人类首次月球背面软着陆探测之旅”. China National Space Administration. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2018.
  5. ^ Chang'e-4: Far side of the Moon lander and rover mission to launch in December Lưu trữ 2018-07-13 tại Wayback Machine. Global Times, ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  6. ^ Launch Schedule 2018 Lưu trữ 2018-08-16 tại Wayback Machine. SpaceflightNow, ngày 18 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ Barbosa, Rui (ngày 3 tháng 1 năm 2019). “China lands Chang'e-4 mission on the far side of the Moon”. Nasaspacefight (bằng tiếng Anh).
  8. ^ a b China's Journey to the Lunar Far Side: A Missed Opportunity? Paul D. Spudis, Air & Space Smithsonian. ngày 14 tháng 6 năm 2017.
  9. ^ a b Ye, Peijian; Sun, Zezhou; Zhang, He; Li, Fei (2017). “An overview of the mission and technical characteristics of Change'4 Lunar Probe”. Science China Technological Sciences. 60 (5): 658. doi:10.1007/s11431-016-9034-6.
  10. ^ Lyons, Kate. “Chang'e 4 landing: China probe makes historic touchdown on far side of the moon” (bằng tiếng Anh). The Guardian. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2019.
  11. ^ China Prepares for Breakthrough Chang'e 4 Moon Landing in 2018 Lưu trữ 2018-01-11 tại Wayback Machine. Sputnik News, ngày 31 tháng 12 năm 2017.
  12. ^ China lays out its ambitions to colonize the moon and build a "lunar palace" Lưu trữ 2018-11-29 tại Wayback Machine. Echo Huang, Quartz. ngày 26 tháng 4 năm 2018.
  13. ^ China’s moon mission to boldly go a step further Lưu trữ 2017-12-31 tại Wayback Machine. Stuart Clark, The Guardian ngày 31 tháng 12 năm 2017.
  14. ^ “China Outlines New Rockets, Space Station and Moon Plans”. Space. ngày 17 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2015.
  15. ^ “Ouyang Ziyuan portrayed Chang E project follow-up blueprint”. Science Times. ngày 9 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  16. ^ “China's Moon rover awake but immobile”. Nature Publishing Group. ngày 19 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.
  17. ^ China launches historic mission to land on far side of the moon Stephen Clark, Spaceflight Now. ngày 7 tháng 12 năm 2018.
  18. ^ “China's Chang'e-4 probe decelerates near moon”. Xinhua. ngày 12 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2019.
  19. ^ “China's Chang'e-4 probe changes orbit to prepare for moon-landing”. XinhuaNet. ngày 30 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2019.
  20. ^ “China successfully lands Chang'e-4 on far side of Moon”.
  21. ^ Jones, Andrew (ngày 31 tháng 12 năm 2018). “How the Chang'e-4 spacecraft will land on the far side of the Moon”. GBTIMES. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2019.
  22. ^ China’s Moon Missions Are Anything But Pointless. Paul D. Spudis, Air & Space Smithsonian. ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  23. ^ “China Plans First Ever Landing On The Lunar Far Side”. Space Daily. ngày 22 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2015.
  24. ^ “Hsue-Shen Tsien”. Mathematics Genealogy Project. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2018.
  25. ^ “Chang'e 4: China probe lands on far side of the moon”. The Guardian. ngày 3 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2019.
  26. ^ This map shows exactly where China landed its Chang'e-4 spacecraft on the far side of the moon. Dave Mosherand and Shayanne Gal, Business Insider. ngày 3 tháng 1 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Kính viễn vọng không gian Bản mẫu:Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc Bản mẫu:Khoa học năm 2018 Bản mẫu:Khoa học năm 2019

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%E1%BB%9Dng_Nga_4