Wiki - KEONHACAI COPA

Thành viên:ThiênĐế98/Nâng cấp quy định chống rối, 2021

Con người[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đây hiện là bản nháp chưa hoàn chỉnh (về cách trình bày, văn phong,...), xin góp ý, phản biện mạnh và càng chi tiết càng tốt tại trang thảo luận. Thời gian mời gọi và đóng góp ý kiến đã kết thúc (ngày 14 tháng 1 đến ngày 20 tháng 1 (mời tại trang thảo luận cộng đồng ngày 15 tháng 1 Wikipedia:Thảo luận/Lưu 60#Quy định chống rối (2021)). Việc lấy ý kiến tại trang thảo luận liên tục kéo dài từ tháng 1 đến thời điểm hiện tại.
  • Thời điểm thảo luận lấy ý kiến đợt II dự kiến kéo dài từ. Thời gian biểu quyết dự kiến: 10 tháng 12 năm 2021 đến 9 tháng 1 năm 2022.

Tổng quát và chi tiết hóa Chống rối 2021 là một bản phác thảo nhằm trình cộng đồng xem xét, thông qua các điều lệ mới, nhằm mở cho các bảo quản viên các hướng đi trong việc sử dụng bộ công cụ bảo quản, qua đó và đặt lên vai họ nghĩa vụ phải kiểm soát được tình trạng rối chính trị tại dự án Wikipedia tiếng Việt.

Bản thảo gồm 3 phần: Phần dẫn nhập nhằm trình cộng đồng chính thức thông qua một tuyên bố cấm chỉ với hai tài khoản rối lâu năm, Phần I tập trung nâng cấp quy định về chống rối, thông qua Quy định Nhận dạng vịt và Phần II gồm những cấp khóa đề xuất, với hy vọng kéo dài chu rồi rối phá hoại, giúp mọi người (các bảo trì viên) có thời gian hỗ trợ các mảng khác.

Mục tiêu của Quy định lần này chính là giúp dọn dẹp triệt để hơn những tác hại của các tài khoản rối chính trị trên các bài viết, với mục đích lớn nhất là không cho các tài khoản rối tiếp tục quấy phá ở dự án sau hơn 1 thập kỷ kéo dài. Bảo thảo cũng hy vọng giúp cho các bảo trì viên có cơ sở đồng thuận để thực hiện các thao tác nhanh và mạnh giúp đẩy lùi tình trạng rối quấy phá.

Tại sao quy định này là cần thiết?[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thứ nhất: cộng đồng đã thất bại toàn tập trong việc quản lý rối chính trị trong suốt hơn 10 năm qua. Các BQV tham gia chống rối chính qua các thế hệ (BQV Ctmt, Trungda, Minh Huy và Thiên Đế) hiện tại đều đã "đầu hại" trước các con rối kiên trì. Hiện tại, còn duy nhất 1 BQV chống chọi lại với đàn rối. Lỡ sau BQV này, không còn BQV nào chống rối rồi sao? Người đời nói, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn." Đã đến lúc phải có biện pháp mạnh với rối. Để xây dựng nền móng vẫn chắc cho thế hệ sau, bộ quy định này là cần thiết.
  • Thứ hai: rối còn ngày càng tinh vi vì đây là thời đại 4.0 rồi. Đây là lần thứ 3 quy định rối phải được cập nhật trong vòng 1-2 năm để bắt kịp mới mức độ tinh vi.
  • Thứ ba: bên Wikipedia tiếng Anh, họ đã cho phép khóa xác nhận mở rộng "vô hạn" hàng trăm bài bị bút chiến dai dẳng, và họ đã thành công trong việc kiểm soát rối. Phương án nào đã được chứng minh là hiệu quả thì chúng ta nên bắt chước chớ nên ù lì mà không chịu cải cách.

Thông qua chính thức một số cá nhân bị cấm chỉ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nội dung: Cộng đồng chính thức thông qua việc cấm chỉ với MIG29VN và Kayani.
  1. Thành viên:MiG29VN: Lịch sử cấm và kiểm định tại Wikipedia tiếng Anh: en:Wikipedia:Sockpuppet investigations/MiG29VN/Archive, vụ kiểm định đầu tiên (tháng 1 năm 2015): Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Saruman. Chủ đề bị phá hoại, tuyên truyền chính trị (bao gồm mạo nguồn web, nguồn sách, số liệu): Đồng tính (kỳ thị), Chính trị Việt Nam (đỏ). Danh sách bài chưa đầy đủ.
  2. Thành viên:Kayani (thâm niên từ năm 2007): Chủ đề bị phá hoại, tuyên truyền chính trị (bao gồm mạo nguồn web, nguồn sách, số liệu): Chính trị (vàng, Pháp thuộc, Nho giáo). Danh sách bài chưa đầy đủ.
  • Diễn giải vắn tắt: Biến một việc de facto thành de jure để tránh tranh cãi khi áp dụng các quy định liên quan.
  • Mục đích: Cấm mạnh tay các đàn rối chính trị (do hai cá nhân người dùng này tạo hàng loạt (hàng chục tài khoản mỗi người)), diệt trừ, đẩy lùi tệ nạn tuyên truyền chính trị trên không gian dự án. Nhiều vụ tố cáo do các đàn rối gây nên đã được đệ trình lên Meta, vốn không hiểu biết sâu rộng về dự án Wikipedia tiếng Việt, và tình trạng bất đồng ngôn ngữ. Việc này nhằm xin sự hỗ trợ của cộng đồng nhằm xác nhận cộng đồng Wikipedia tiếng Việt không còn hoan nghênh các người dùng này (cấm chỉ), là căn cứ và là lý do các BQV có các hành động mạnh và xứng hợp với hành vi của các tài khoản rối.
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến

Quy định hóa Nhận dạng vịt[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định hóa "Nhận dạng vịt"
Nội dung1. Cộng đồng chính thức thừa nhận bài luận Nhận dạng vịt là một văn bản quy định chính thức.

2. Cộng đồng tin tưởng các bảo quản viên, qua sự lựa chọn của cộng đồng đủ khả năng áp dụng quy định mới này, phối hợp vào việc cấm nhanh rối nếu các tài khoản rối có những dấu hiệu rõ và đủ theo đánh giá của họ.

3. Cá nhân bảo quản viên có thể tham khảo ý kiến các bảo quản viên khác nếu trường hợp không chắc chắn hoặc có thể gây tranh cãi.

Mục đíchChính thức thông qua quy định dạng luận văn Nhận dạng vịt để bảo quản viên áp dụng bài luận dưới dạng quy định dự án.
Ưu-nhược điểm
  • Ưu: Bảo quản viên rộng đường trong việc xử lý tài khoản rối, với nền tảng vững chắc là sự ủng hộ của cộng đồng (thông qua biểu quyết).
  • Nhược: Sẽ có nhiều tình huống gây tranh cãi, cá nhân bảo quản viên tham gia vụ cấm có khả năng chịu công kích đơn lẻ.
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến

Bổ sung hoàn thiện quy định chống rối[sửa | sửa mã nguồn]

Thêm tiêu chuẩn xác định rối[sửa | sửa mã nguồn]

Bổ sung vào điều 2 quy định cũ (Wikipedia:Quy định chống rối) để tăng tính cản trở với hệ thống rối nhằm Quy định hóa tiền lệ bảo quản viên có cơ chế cấm nhanh các tài khoản rối (kể cả loại dùng một lần: 1 buổi, 1-2 ngày rồi bỏ, ...) nhằm phá nát, tuyên truyền chính trị trong các bài viết.

  • Tài khoản dùng một lần: ngay trong 250 sửa đổi đã tỏ ra thành thạo, thêm nhiều nội dung vào các bài rối quan tâm, bài viết chính trị có bút chiến (chưa được đưa vô danh sách bài rối quan tâm), hoặc các bài viết đã từng bị khóa 30/500 (chưa được đưa vô danh sách bài rối quan tâm).
  • Ưu: Xác định nhiều tình huống rõ ràng và chi tiết, giúp các BQV căn cứ vào quy định mà thẳng tay cấm-khóa.
  • Nhược: Thiếu linh hoạt, nhiều tình huống và nhiều hoàn cảnh ngày càng mới và tinh vi hơn của các người dùng rối, khó đưa hết vào quy định (điển hình là đây là lần nâng cấp thứ 3 của Quy định rối, chỉ trong 1 năm ra đời).
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến

Hạn chế 'phân mảnh lịch sử'[sửa | sửa mã nguồn]

Lùi sửa đổi của rối không là chưa đủ, do tình trạng "phân mảnh lịch sử", một số không thể hủy hết nội dung do rối đưa vào do bị trộn lẫn với sửa đổi của các thành viên khác (không phải rối). Xin ví dụ:

  • Ngày 9 tháng 1: Rối A [+800]
  • Ngày 9 tháng 1: Rối A [+250]
  • Ngày 9 tháng 1: Thành viên B [+70]
  • Ngày 9 tháng 1: Thành viên C [+70] (Thẻ:Thêm thể loại)
  • Ngày 9 tháng 1: Rối A [+500]

Theo quy định bằng câu từ hiện nay, phải lùi về phiên bản của thành viên B. Vì thế, nhiều sửa đổi nhỏ và phát triển, sửa chính tả, nội dung cho đoạn viết mà tài khoản rối đưa vào bài vô tình làm "phân mảnh lịch sử sửa đổi bài", với quy định chính thức hiện nay thì không thể xóa hết nội dung rối đưa vào.

Thực trạng hiện nay thì nhiều trường hợp rất khó khăn khi phải quyết định hủy một số sửa đổi nhằm xóa nhiều nhất có thể nội dung rối. Đây cũng là một thực trạng đã thi hành trong thực tế (de facto) cần cộng đồng cho ý kiến để chính thức thành một quy định (de jure).

  • Biểu quyết: Cộng đồng khẳng định cho phép hủy và lùi sửa đổi của tài khoản rối; cho phép hủy các sửa đổi từ nhiều thành viên (không phải là rối) bị trộn lẫn chung vô sửa đổi của rối nếu sửa đổi của họ không quá lớn, không quá 500 byte. Thành viên (không phải là rối) có thể phục hồi lại những đoạn bị xóa của mình sau khi sửa đổi của rối bị xóa.
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến

Hủy nội dung và khóa các bài viết của rối[sửa | sửa mã nguồn]

Mục này đề nghị cộng đồng cho biết ý kiến về việc cho phép xóa toàn bộ nội dung bài viết do rối tạo ra hoặc viết chính (trên 80% dung lượng). Nội dung đề xuất: hủy toàn bộ nội dung bài viết, chừa nội dung đầu bài để trở thành dạng bài sơ khai và khóa mức vô hạn tự động đánh dấu tuần tra cho những bài dạng này.

Đồng ý
Chưa đồng ý

Lần khóa đầu tiên với Quy định mới[sửa | sửa mã nguồn]

Nhằm dọn dẹp và giải quyết một lần cho dứt khoát các bài đã bị nhiều lần phá hoại "cù nhầy" trong quá khứ, cộng đồng xem xét thông qua ngoại lệ cho lần khóa bài đầu tiên sau khi thông qua quy định. Chỉ một trong ba vấn đề dưới đây thỏa mãn là đủ để thi hành việc khóa.

Xin nhắc lại: Đề mục này nhằm lấy ý kiến thông qua mức khóa của lần đầu tiên phải khóa lại bài sau khi thông qua quy định.

Vấn đềSố lần đã khóa
(Trước khi thông qua quy định)
HOẶCSố lần đã sửa bài
(trong suốt lịch sử bài)
HOẶCThời điểm đầu tiên bài viết bị khóa vì rối chính trịMức khóa
Cấp I1-2 lầnHOẶCTừ 20 sửa đổiHOẶCTừ đủ 1 năm6 tháng 30/500
Cấp II3-4 lầnTừ 35 sửa đổiTừ đủ 2 năm12 tháng 30/500
Cấp IIITừ 5 lầnTừ 50 sửa đổiTừ đủ 3 nămKhóa tự đánh dấu tuần tra vô hạn
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Tạo danh sách bài quan sát để áp dụng khóa mở rộng cấp 2 và 3.
  • Tạo danh sách bài cần quan sát: Danh sách ban đầu gồm tất cả các bài đã từng bị hủy nội dung rối và khóa bài 30/500 vì lý do rối tuyên truyền chính trị. Lưu ý: Việc thêm vào danh sách này hoàn toàn có thể do bất kỳ một thành viên tự động xác nhận nào đó thực hiện, miễn là các bài bị thêm vào danh sách thỏa các điều kiện trên. Danh sách có thể không bao giờ hoàn chỉnh và cần bổ sung liên tục.
  • Sau khi thực hiện cấm một tài khoản rối mới (qua kiểm định, nhận dạng vịt, đồng thuận), mọi thành viên quan tâm đến mục tiêu chống rối chinh trị (với tiêu chuẩn tối thiểu là thành viên xác nhận mở rộng) đều có thể tham gia thêm bất cứ bài viết nào chưa có trong danh sách vào danh sách bài quan sát rối.

Kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Các mức khoá mới[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa Tự động đánh dấu tuần tra[sửa | sửa mã nguồn]

Với một số bài đặc biệt bị các đàn rối phá hoại lâu dài (trên 50 sửa đổi hoặc 12 tháng, tùy điều kiện nào thỏa mãn trước), cộng đồng đánh giá xem xét Khóa Tự động đánh dấu tuần tra, phương án này khả thi về mặt kỹ thuật, cũng như dựa trên tiền lệ thông qua việc duyệt sửa đổi (Pending changes) trên dự án:

  • Áp dụng khóa này, các thành viên có thể sửa đổi bài bị khóa là các thành viên có quyền thành viên Tự động đánh dấu tuần tra (trong đó có các nhóm từ ĐPV trở lên). Mọi sửa đổi còn lại từ người dùng không đạt yêu cầu thì được điều hướng sang trang thảo luận của bài, có thể tạo form để người dùng dễ dàng cung cấp sửa đổi rõ ràng. Thành viên có quyền Tự động đánh dấu tuần tra có thể duyệt các sửa đổi đến từ các thành viên không đạt tiêu chuẩn, thêm vào bài, và tự chịu trách nhiệm về việc duyệt sửa đổi đó. Có thể xem là một mô hình đơn giản của Pending changes. (Trích dẫn lời BQV P.T.Đ)
  • Lưu ý:
  • Việc sử dụng khóa này hoàn toàn do sự phán đoán về tính cần thiết của bảo trì viên có công cụ khóa bài. Không nhất thiết phải tiến hành sử dụng khóa khi dọn các bài bị rối phá hoại.
  • Khi áp khóa dạng khóa này sau một đợt phá hoại của rối, khóa này được tính là một lần khóa để tăng số lần khóa trong phương án được cộng đồng thông qua.
  • Thời gian khóa bài là linh động, có thể khóa từ 3 tháng tới vô hạn tùy theo sự quan tâm của rối với bài viết và chất lượng của bài.
  • Điều kiện khóa như sau:
  1. Điều kiện 1: Từng bị rối chính trị phá hoại dai dẳng trong từ 12 tháng trở lên hoặc trong lịch sử bài có từ 50 sửa đổi của rối.
  2. Điều kiện 2 (không bắt buộc): Được đánh giá là trong trạng thái có nội dung chuẩn, đặc biệt là nhóm bài BVCL và BVT vừa được đánh giá thẩm định (được phép khóa từ mức thấp nhất là 1 năm).
  • Ngoại lệ: Bảo trì viên có thể tự ý quyết định áp dụng mức khóa dựa trên phán xét cá nhân, tình hình rối và phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mỉnh.
  • Mục đích: Khóa dần các bài được đánh giá nhận định là trung dung, có thể chấp nhận, dần dần theo thời gian số bài bị rối phá hoại giảm dần, giúp cộng đồng có thể dần chuẩn mực hóa các bài viết dạng này và dành thời gian cho việc khác, ngoài việc chống rối chính trị.
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Thi%C3%AAn%C4%90%E1%BA%BF98/N%C3%A2ng_c%E1%BA%A5p_quy_%C4%91%E1%BB%8Bnh_ch%E1%BB%91ng_r%E1%BB%91i,_2021