Wiki - KEONHACAI COPA

Thành viên:NguyenThuNgan269/Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (2007-2014)

Donald Tusk là một nhà chính tị gia người Ba Lan, ông và đảng Cương lĩnh dân sự của ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội Ba Lan năm 2007, đánh bại đảng Luật pháp và Công lý của Thủ tướng đương nhiệm Jarosław Kaczyński với khoảng 42% số phiếu, trong khi số phiếu ủng hộ đảng Luật pháp và Công lý là 32%.[1] Tusk và nội các được thành lập của ông tuyên thệ nhận chức vào ngày 16 tháng 11, chính thức trở thành thủ tướng thứ mười bốn của Cộng hòa Ba Lan thứ ba.[2]

Donald Tusk
Tusk in 2019
Chức vụ
Nhiệm kỳ16/11/2007 – 22/09/2014
Tiền nhiệmJarosław Kaczyński
Kế nhiệmEwa Kopacz
Thông tin chung
Sinh22 tháng 4, 1957 (67 tuổi)
Gdańsk, Ba Lan
Con cái2
Học vấnĐại học Gdańsk
WebsiteOfficial website
Chữ ký

Trong cuộc bầu cử quốc hội Ba Lan năm 2011, �đảng của Tusk vẫn giữ được đa số trong Nghị viện, vì vậy Tusk tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai làm Thủ tướng, trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ba Lan tái đắc cử kể từ khi chính phủ cộng sản sụp đổ.[3] Vào tháng 9 năm 2014, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu đã nhất trí bỏ phiếu bằng chọn Tusk làm người kế nhiệm Herman van Rompuy giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu, đây là lần đầu tiên Ba Lan nắm giữ vị trí lãnh đạo châu Âu đầu tiên kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ. Tusk từ chức Thủ tướng, Ewa Kopacz là người kế nhiệm.[4]

Chính sách trong nước[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chiến dịch bầu cử quốc hội năm 2007 và khi mới nhậm chức, Tusk hứa sẽ tiếp tục các chính sách thị trường tự do, tinh gọn bộ máy hành chính, ban hành chính sách quản lý ổn định lâu dài, cắt giảm thuế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích công dân Ba Lan sống ở nước ngoài trở về Ba Lan, và tư nhân hóa các công ty nhà nước.[5] Sau đó, Tusk thay đổi quan điểm của mình về vai trò của thuế trong sự vận hành của nhà nước và không cắt giảm bất kỳ loại thuế nào.[6] Thay vào đó, chính phủ tăng thuế VAT từ 22% lên 23% vào năm 2011,[7] tăng thuế đánh vào dầu diesel, rượu, thuốc lá và than đá,[8][9] và loại bỏ nhiều điều khoản miễn thuế.[10][11][12] Số lượng người làm việc trong lĩnh nhà nước cũng tăng lên đáng kể.[13][14] Đến năm 2012, giá trị của các khoản đầu tư nước ngoài vào Ba Lan đã không đạt được mức trong năm 2006–07, trước khi Tusk nhận chức.[15] Số lượng người Ba Lan sống ở nước ngoài trong năm 2013 cũng gần như tương đương với năm 2007.[16]

Bài phát biểu của Donald Tusk tại Hội nghị thường niên của Ngân hàng Quốc gia Ba Lan về tương lai của nền kinh tế châu Âu
Donald Tusk (phải) được Tổng thống Lech Kaczyński bổ nhiệm làm Thủ tướng vào ngày 9 tháng 11 năm 2007

Phát triển mạng lưới đường quốc gia để chuẩn bị cho giải vô địch bóng đá UEFA 2012 là ưu tiên của chính phủ Tusk.[17] Vào ngày 27 tháng 10 năm 2009, Tusk tuyên bố dự định cấm một phần bài bạc.[18] Trong đại dịch cúm lợn năm 2009, Tusk đã bảo vệ quyết định của chính phủ không mua vắc xin cúm lợn, với lý do các công ty dược phẩm thiếu thử nghiệm và không thể mua ngoài thị trường. Tusk cũng chỉ trích phản ứng của các quốc gia khác đối với đại dịch. "Một số quốc gia dường như đang lo lắng quá mức so với tình hình dịch tễ học thực sự," Tusk nói, đề cập đến tỷ lệ tử vong tương đối thấp của đại dịch.[19]

Tusk khá bảo thủ trong các vấn đề xã hội. Ông phản đối việc hợp pháp hóa việc phá thai theo yêu cầu, tin rằng luật pháp hiện hành của Ba Lan về vấn đề phá thai (chỉ cho phép phá thai hợp pháp khi cái thai đó đe dọa tính mạng hoặc sức khỏe của người phụ nữ, khi thai nhi bị dị tật nghiêm trọng và khi mang thai là do bị hiếp dâm hoặc loạn luân) là cách tốt nhất để bảo vệ cuộc sống con người.[20] Tusk công khai tuyên bố rằng anh ấy phản đối an tử.[21]

Chính sách đối ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Tusk với Barack Obama, 2013

Trong chính sách đối ngoại, Tusk tìm cách cải thiện các mối quan hệ bị đi xuống trầm trọng dưới thời Kaczyński trước đây, đặc biệt là với Đức và Nga. Trong khi ông chỉ trích những lời của chính trị gia người Đức Erika Steinbach liên quan đến ý kiến của bà về việc trục xuất người Đức khỏi Ba Lan sau Thế chiến II, Tusk nhấn mạnh một mối quan hệ tốt với Đức là cần thiết.[22] Tusk cũng ủng hộ mối quan hệ đi vào thực tế hơn với Moscow, đặc biệt là về chính sách năng lượng.[22] Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Tusk, lệnh cấm của Nga lên thịt và các sản phẩm nông nghiệp của Ba Lan đã được dỡ bỏ, trong khi Ba Lan đã từ bỏ chính sách phản đối thỏa thuận đối tác Liên minh châu Âu-Nga.[23]

Donald Tusk với Thủ tướng Hungary Viktor Orbán năm 2014

Trong bài phát biểu trước Thượng nghị sĩ trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ thủ tướng, Tusk đã phác thảo đề xuất rút các đơn vị quân sự khỏi Iraq, cho rằng việc này là bởi những cam kết với đồng minh của Ba Lan là Hoa Kỳ, đã được thực hiện và thậm chí còn vượt hơn ngoài mong đợi " [24] Các đơn vị quân đội Ba Lan cuối cùng hoàn thành việc rút quân vào tháng 10 năm 2008.[25]

Donald Tusk với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev năm 2010

Liên quan đến kế hoạch của Hoa Kỳ về việc xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan, Tusk ám chỉ sự hoài nghi đối với dự án, nói rằng sự hiện diện của Mỹ có khả năng làm tăng rủi ro an ninh đến từ Nga, và đã từ chối lời đề nghị của Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 năm 2008.[26] Tuy nhiên, đến tháng 8, Tusk xuống nước và ủng hộ hệ thống phòng thủ tên lửa, tuyên bố: “Chúng tôi đã đạt được mục tiêu chính, hai nước Ba Lan và Hoa Kỳ sẽ trở nên an toàn hơn. " [27] Sau quyết định loại bỏ rồi lại sửa đổi chiến lược phòng thủ tên lửa của Tổng thống Barack Obama, Tusk mô tả động thái này là "cơ hội để tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Ba Lan và Mỹ... " Ông nói: "Tôi rất coi trọng tuyên bố này của Tổng thống Obama và cảm thất rất hài lòng." [28]

Thủ tướng Donald Tusk với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy

Tusk tuyên bố các binh sĩ Ba Lan sẽ không tiếp tục tham gia vào các hoạt động quân sự ở Libya, mặc dù ông đã lên tiếng ủng hộ cuộc can thiệp quân sự năm 2011 vào Libya và cam kết hỗ trợ hậu cần.[29][30]

Trái ngược với sự lên án của các quốc gia và giới lãnh đạo Liên minh châu Âu, Tusk ủng hộ Thủ tướng Hungary Viktor Orbán trong nỗ lực thực thi hiến pháp gây tranh cãi mới. Tusk tuyên bố rằng những tranh cãi về dân chủ trong hiến pháp Hungary là "phóng đại" và Hungary đạt "một tiêu chuẩn dân chủ ở cấp độ châu Âu".[31] Sự ủng hộ của Tusk đối với chính phủ Hungary là một sự hoà hợp hiếm có với Đảng Luật pháp và Công lý của phe đối lập, đảng này cũng công khai ủng hộ Orbán.[32]

Donald Tusk với Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero năm 2011

Đầu năm 2012, Tusk tuyên bố ủng hộ Ba Lan ký Hiệp định Thương mại Chống Hàng giả Quốc tế (ACTA). Đáp lại, các trang web của Thủ tướng, Thượng nghị sĩTổng thống đã bị tấn công vào giữa tháng Giêng.[33] Sau khi Anonymous tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công web, Tusk vẫn không nản lòng, ủy quyền cho đại sứ Ba Lan tại Nhật Bản ký thỏa thuận, nhưng hứa rằng đạo luật cuối trong Hạ viện sẽ không được thực hiện nếu không có sự đảm bảo về quyền tự do truy cập Internet.[34] Bất chấp sự bảo đảm từ chính phủ, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra vào cuối tháng 1 ở Warsaw, Kraków, WrocławKielce.[35][36] Các cuộc tấn công web khác cũng được báo cáo là đã xảy ra trên trang web của Bộ trưởng Ngoại giao Radek Sikorski.[37] liên_kết=|nhỏ liên_kết=|nhỏ

Chính sách châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Tusk ủng hộ mạnh mẽ mở rộng hội nhập kinh tế và chính trị hơn nữa trong Liên minh châu Âu, ủng hộ việc thực hiện Hiệp ước Lisbon, trái ngược với sự phản đối kịch liệt của Tổng thống Lech Kaczyński.[38] Tusk nhiều lần nêu ý định đưa Ba Lan vào Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Với dự định ban đầu giới thiệu đồng euro vào năm 2012, Tusk dự tính vào năm 2009 rằng việc sử dụng đồng euro vào năm 2015 là "một mục tiêu thực tế và không quá tham vọng".[39] Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, Tusk và chính phủ của ông đã bày tỏ sự ít lạc quan hơn trong việc gia nhập liên minh tiền tệ, khiến Bộ trưởng Tài chính Jan Vincent-Rostowski gọi bất kỳ bước đi nào là "không thể".[40] Mặc dù không phải là thành viên của khu vực đồng euro, Tusk nhấn mạnh rằng Ba Lan, cùng với các quốc gia không thuộc khu vực đồng euro khác của EU, nên được đưa vào các cuộc đàm phán về đồng euro trong tương lai.[41]

Tusk với chính trị gia Ukraine Vitali Klitschko, ngày 22 tháng 3 năm 2014

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2011, Ba Lan dưới thời chính phủ của Tusk giữ chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu.[42] Trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình, Ba Lan ủng hộ và hoan nghênh việc Croatia gia nhập Liên minh Châu Âu thông qua Hiệp ước gia nhập 2011.[43]

Mặc dù là thành viên hợp thành của Tam giác Weimar cùng với các quốc gia khác là Đức và Pháp, Tusk tỏ ra không hài lòng về vai trò áp đảo của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trong các cuộc đàm phán khu vực đồng euro, nhận xét với tờ báo Ý Corriere della Sera vào tháng 1 năm 2012 rằng "việc này không nên biết thành độc quyền chính trị kéo dài: mọi thứ không thể chỉ tập trung vào hai thủ đô của châu Âu." [44]

Sửa đổi Hiến pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi được bầu làm thủ tướng, quan hệ giữa Tusk và Tổng thống Lech Kaczyński thường xuyên trở nên gay gắt do các tư tưởng chính trị khác nhau và vai trò hiến định của tổng thống. Nhờ quyền phủ quyết của tổng thống, Kaczyński đã chặn các đạo luật do chính phủ Tusk soạn thảo, bao gồm cải cách lương hưu, kế hoạch phân vùng nông nghiệp và đô thị, và tái cơ cấu đài truyền hình quốc gia.[45]

Trong nhiệm kỳ thủ tướng của mình, Tusk đã đề xuất nhiều cải cách đối với hiến pháp Ba Lan. Năm 2009, Tusk đề xuất những thay đổi liên quan đến quyền lực của tổng thống, bằng cách bãi bỏ quyền phủ quyết của tổng thống. “Tổng thống không nên có quyền phủ quyết. "Người dân đưa ra quyết định của họ trong các cuộc bầu cử vì vậy các thể chế quốc gia không nên xung đột lẫn nhau" [46] Tusk một lần nữa nhắc lại mong muốn cải cách hiến pháp của mình vào tháng 2 năm 2010, đề xuất rằng quyền phủ quyết của tổng thống sẽ bị loại bỏ bởi đa số nghị sĩ thay vì thông qua ba phần năm phiếu bầu. "Quyền phủ quyết của tổng thống không có đóng góp thiết thực đối với đảng đa số trong quốc hội, vốn đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và thành lập chính phủ", Tusk nói.[47] Các cải cách hiến pháp khác do Tusk đề xuất bao gồm giảm Sejm từ 460 xuống còn 300 thành viên, "không chỉ vì sự tiết kiệm của nó, mà còn do số lượng thành viên quá nhiều gây khó khăn cho một số kế hoạch và dự án".[47] Tương tự như vậy, Tusk đề xuất những thay đổi triệt để đối với Thượng viện, muốn bãi bỏ hoàn toàn thượng viện, nhưng do những lo ngại về hiến pháp và yêu cầu từ đảng liên minh Đảng Nhân dân Ba Lan thuộc, Tusk đề xuất giảm Thượng viện từ 100 xuống 49 thành viên, bao gồm cả các ghế của cựu tổng thống[47] Quyền miễn trừ Nghị viện đối với tất cả các thành viên của Hạ viện và Thượng viện cũng sẽ bị loại bỏ, ngoại trừ trong những tình huống đặc biệt.[47] Ngoài ra, Tusk cũng đề xuất tăng quyền cho thủ tướng trong các quyết định chính sách đối ngoại.[48] Bằng cách giảm vai trò của tổng thống, thủ tướng sẽ tiếp tục nắm giữ quyền hành pháp chịu trách nhiệm trực tiếp trước nội các và Thượng nghị sĩ, cũng như tránh nhầm lẫn về sự đại diện của Ba Lan tại các hội nghị cấp cao quốc tế hoặc EU.[49] Đảng Công lý và Luật pháp bảo thủ đối lập chỉ trích gay gắt các đề xuất cải cách hiến pháp của Tusk, ủng hộ những đạo luật phản đối để giành thêm quyền lực trước thủ tướng.[50]

Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times vào tháng 1 năm 2010, Tusk được hỏi liệu ông có cân nhắc tái tranh cử với tư cách là ứng cử viên của đảng Cương lĩnh Dân sự cho cuộc bầu cử tổng thống năm đó. Tusk trả lời rằng mặc dù cuộc bầu cử tổng thống thường thu hút nhiều cử tri nhất đến các cuộc bỏ phiếu và là cuộc đua số 1 ở Ba Lan, nhưng tổng thống có rất ít quyền lực chính trị ngoài quyền phủ quyết, vì vậy ông muốn giữ chức thủ tướng. Tusk tuyên bố "Tôi rất muốn tiếp tục làm việc trong chính phủ và đảng Cương lĩnh Dân sự, bởi vì đối với tôi đó dường như là yếu tố then chốt đảm bảo thành công trong cuộc chạy đua văn minh mà chúng tôi đang tham dự. " [51] Một ngày sau cuộc phỏng vấn, Tusk chính thức thông báo ý định ở lại làm thủ tướng, cho phép đảng của ông chọn một ứng cử viên khác cho cuộc chạy đua tổng thống (và người chiến thắng cuối cùng), Bronisław Komorowski.[52]

Danh hiệu và giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Charlemagne của thành phố Aachen đã được trao cho Tusk vào ngày 13 tháng 5 năm 2010 vì những đóng góp của ông trong việc củng cố thống nhất châu Âu và vì là một "người yêu nước và một người châu Âu vĩ đại". Ông đã trao lại giải thưởng này cho những người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay Tu-154 của Không quân Ba Lan vào tháng 4 năm 2010, bao gồm cả tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński. Bài điếu văn được đọc bởi Thủ tướng Đức Angela Merkel.[53]

Vào tháng 5 năm 2012, ông nhận được giải thưởng Walther-Rathenau-Preis "để công nhận cam kết của ông đối với hội nhập châu Âu trong thời gian Ba Lan làm Chủ tịch Hội đồng EU vào nửa cuối năm 2011 và thúc đẩy đối thoại Ba Lan-Đức". Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel ca ngợi Tusk là "một người châu Âu có tầm nhìn".[54] Vào tháng 12 năm 2017, ông được trao bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học Pécs, Hungary để ghi nhận "những thành tựu của Tusk với tư cách là một chính trị gia Ba Lan và châu Âu có liên hệ chặt chẽ với lịch sử Hungary, khu vực và châu Âu".[55] Vào ngày 16 tháng 12 năm 2018, Tusk được trao bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học TU Dortmund, Đức "để ghi nhận những đóng góp của ông đối với chính trị châu Âu và trong cuộc tranh luận về các giá trị châu Âu".[56] Năm 2019, ông được trao bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học Lviv, Ukraine, nhận bằng vào dịp kỷ niệm 5 năm cuộc cách mạng Ukraine năm 2014.[57]

Grand Cross Order of the Sun (2008, Peru) [58][59]

Grand Cross của Huân chương Công đức Hoàng gia Na Uy (2012, Na Uy)

Huân chương Xuất sắc của Tổng thống (Georgia, 2013) [60]

Order of the Cross of Terra Mariana (2014, Estonia) [61]

Hạng nhất của Huân chương Hoàng tử Yaroslav Thông thái (2019, Ukraine) [62]

  1. ^ “Poland's Kaczynskis lose election”. Reuters. 21 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ “Tusk takes over as PM”. Polskie Radio. 16 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  3. ^ “Poland election: In historic first, PM gets a second term”. The Christian Science Monitor. 11 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “Polish PM Tusk resigns to take European Council role”. BBC News. 9 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ “Remaking Poland”. Time. 8 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  6. ^ “Tusk przeprasza za to, że chciał obniżać podatki. Kiedyś mówił: "Kieszeń podatnika jest nadmiernie obciążona". natemat.pl. 8 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  7. ^ “Plan przyjęty, VAT w górę”. rp.pl. 8 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ “Rząd podwyższa akcyzę i zamraża płace” (bằng tiếng Ba Lan). forsal.pl. 2 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ “Rząd zaciska pasa: zamraża pensje, podnosi akcyzę na papierosy i paliwa”. wyborcza.biz. 23 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ “Dziś dowiemy się, dlaczego rząd zabierze nam ulgi”. bankier.pl. 26 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ Bobrowski, Sebastian (25 tháng 3 năm 2014). “Zmiany w odliczaniu VAT od samochodów. Sprawdź ile i kiedy możesz odliczyć” (bằng tiếng Ba Lan). mamstartup.pl. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  12. ^ “Głosowanie nad przyjęciem w całości projektu ustawy o zmianie niektórych ustaw związanych z realizacją ustawy budżetowej, w brzmieniu proponowanym przez Komisję Finansów Publicznych, wraz z przyjętymi poprawkami” (bằng tiếng Ba Lan). sejm.gov.pl. 16 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  13. ^ “Polska krajem biurokracji. Zamiast ciąć etaty, rośnie armia urzędników” (bằng tiếng Ba Lan). wyborcza.biz. 2 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  14. ^ “Polish bureaucracy. The Vogons of the east”. The Economist. 26 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  15. ^ “Inwestycje zagraniczne” (bằng tiếng Ba Lan). paiz.gov.pl. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  16. ^ “Emigracja bliska rekordu. Ci ludzie już nie wrócą” (bằng tiếng Ba Lan). rp.pl. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  17. ^ “Poland's derelict highways stall investments”. Expatica. 25 tháng 5 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2014.
  18. ^ “Tusk dokona "ostatecznego cięcia" ws. hazardu w Polsce” (bằng tiếng Ba Lan). Wiadomosci. 27 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2010.
  19. ^ “Gov't defends stance on swine flu”. Warsaw Voice. 18 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  20. ^ “Tusk: obecny kompromis najlepiej służy ochronie życia”. wp.pl (bằng tiếng Ba Lan). 13 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  21. ^ “PO odpuszcza w sprawie akcji i udziałów”. Dziennik (bằng tiếng Ba Lan). 24 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  22. ^ a b “Polish PM Calls for Unified European Crisis Strategy”. Der Spiegel. 2 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  23. ^ “Deal cools Polish-Russian relations”. BBC News. 15 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  24. ^ “Poland to withdraw troops from Iraq”. B92. 24 tháng 11 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  25. ^ “Polish military marks close of Iraq mission”. Radio Free Europe. 10 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  26. ^ “Poland holds out over US missiles”. BBC News. 7 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  27. ^ Ghattas, Kim (26 tháng 8 năm 2008). “Missile deal frays US-Russia ties”. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  28. ^ Easton, Adam (17 tháng 9 năm 2009). “Polish hopes shot down by US move”. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  29. ^ “Tusk: Poland Will Refrain from Military Operation in Libya”. 21 tháng 3 năm 2011.
  30. ^ “Poland declines to take part in "Odyssey Dawn". The Warsaw Business Journal. 21 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  31. ^ “PM Tusk defends Orban amid EU crisis talks”. Polskie Radio. 18 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  32. ^ “Polish conservatives show solidarity with Hungarian Fidesz”. Polskie Radio. 17 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  33. ^ “Polish sites hit in Acta hack attack”. BBC News. 23 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  34. ^ “PM Tusk stands firm on ACTA despite internet attacks”. Polskie Radio. 24 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  35. ^ “Poland signs ACTA agreement”. Polskie Radio. 26 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  36. ^ “Thousands march in Poland over Acta internet treaty”. BBC News. 26 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  37. ^ “Anonymous hacks foreign minister's web site”. Polskie Radio. 25 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  38. ^ “Poland poses latest problem for EU”. BBC News. 7 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  39. ^ “Poland delays adoption of the Euro until 2015”. MercoPress. 16 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  40. ^ “Adopting euro currency currently 'unthinkable'. Polskie Radio. 24 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  41. ^ “Poland pushes for place at eurozone negotiations table”. Polskie Radio. 24 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  42. ^ “Half-year Polish Presidency in figures”. Council of the European Union. 28 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  43. ^ “Croatia signs EU treaty”. Polskie Radio. 9 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  44. ^ “Tusk – Don't leave crisis to Paris and Berlin”. Polskie Radio. 19 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  45. ^ Cienski, Jan (27 tháng 1 năm 2009). “Polish president, prime minister at loggerheads”. Global Post. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  46. ^ Baczynska, Gabriela (22 tháng 11 năm 2009). “Polish PM says president should lose veto power”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2014.
  47. ^ a b c d “Proponujemy zmiany w konstytucji” (bằng tiếng Ba Lan). krzakala.pl. 10 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2014.
  48. ^ “Poland's PM proposes constitutional changes”. Civic Platform. 15 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2010.
  49. ^ “Civic Platform overhauling the constitution”. Polskie Radio. 2 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  50. ^ “Battle over the Constitution”. Polskie Radio. 15 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  51. ^ “FT interview transcript: Donald Tusk”. Financial Times. 27 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2010.
  52. ^ “Tusk not running in 2010 presidential election”. Polskie Radio. 28 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  53. ^ “Merkel, Tusk focus on EU economic woes at award ceremony”. Deutsche Welle. 13 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2014.
  54. ^ “PM Tusk collects award for promoting European integration”. Polskie Radio. 31 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2014.
  55. ^ “Tusk Awarded Honorary Doctor's Title by Pécs University”. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2017.
  56. ^ “TU Dortmund University Awards Honorary Doctorate to Donald Tusk, President of the European Council”. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2018.
  57. ^ "Doctor and friend": Donald Tusk awarded with "Doctor Honoris Causa of Lviv University". Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  58. ^ “Perú y Polonia inician una nueva etapa en sus relaciones, afirma presidente García” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Andina. 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  59. ^ “Donald Tusk został "Słońcem Peru" (bằng tiếng Ba Lan). RMF24. 15 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  60. ^ “State Awards Issued by Georgian Presidents in 2003-2015”. Institute for Development of Freedom of Information. 10 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2019.
  61. ^ “Teenetemärkide kavalerid – Donald Franciszek Tusk” (bằng tiếng Estonia). President of Estonia. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  62. ^ “Poroshenko presents awards to Tusk and Juncker”. Ukrinform. 14 tháng 5 năm 2019.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:NguyenThuNgan269/Th%E1%BB%A7_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_Ba_Lan_Donald_Tusk_(2007-2014)