Wiki - KEONHACAI COPA

Thành viên:Bảo Minb/Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (National Archives Center III Of VietNam) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có chức năng trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ và thực hiện hoạt động lưu trữ thuộc phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.[1]

Toàn cảnh Lễ đài tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, ngày 02-09-1945. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản.
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Ngày thành lập10/6/1995
LoạiĐơn vị sự nghiệp
Giám đốc đầu tiênNguyễn Thị Mận
Giám đốc đương nhiệmTrần Việt Hoa
Địa chỉSố 34 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Hotline043 832 62 91
Điện thoại04.37626620 Fax: 04.37626620
Emailquantri.ltqg3@gmail.com
Facebookhttps://www.facebook.com/luutruquocgia3/

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Kể từ ngày Độc lập đến nay, trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã sản sinh ra khối lượng lớn tài liệu, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan, tổ chức nhà nước đó.

Nhằm bảo quản an toàn và phát huy giá trị của khối tài liệu này, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) đã được thành lập theo Quyết định số 118/TCCB ngày 10 tháng 6 năm 1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).[2]

Chức năng, nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III có chức năng sưu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu, tư liệu có ý nghĩa quốc gia hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức trung ương; cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay trên địa bàn từ Quảng Bình trở ra Bắc theo quy định của pháp luật và quy định của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

1. Đề xuất, trình Cục trưởng để trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án, dự án về bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên đối với tài liệu được giao quản lý.

2. Đề xuất, trình Cục trưởng phê duyệt, ban hành kế hoạch thực hiện các hoạt động lưu trữ đối với tài liệu được giao quản lý.

3. Thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Cục trưởng

a) Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân:

- Tài liệu của cơ quan, tổ chức Trung ương và các cơ quan, tổ chức cấp liên khu, khu, đặc khu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa;

- Tài liệu của cơ quan, tổ chức Trung ương của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc.

- Hồ sơ địa giới hành chính các cấp;

- Tài liệu được sưu tầm, hiến tặng, ký gửi từ các tổ chức, cá nhân, gia đình dòng họ tiêu biểu.

- Các tài liệu khác được giao quản lý;

b) Thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ được giao trực tiếp quản lý:

- Thu thập, sưu tầm, bổ sung tài liệu lưu trữ đối với các phông, sưu tập thuộc phạm vi trực tiếp quản lý của Trung tâm; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức chuẩn bị tài liệu nộp lưu; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hồ sơ, tài liệu trước khi thu thập vào lưu trữ lịch sử.

- Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ.

- Tổ chức giải mật tài liệu và xác định tài liệu thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ: Sắp xếp, vệ sinh tài liệu trong kho; khử trùng, khử axit, tu bổ, phục chế, số hóa tài liệu và các biện pháp khác.

- Xây dựng và quản lý an toàn, bảo mật toàn bộ cơ sở dữ liệu, hệ thống công cụ thống kê, tra cứu tài liệu lưu trữ.

- Tổ chức khai thác, sử dụng và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;

c) Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn công tác của Trung tâm;

d) Quản lý người làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo quy định pháp luật, Bộ Nội vụ và phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;

đ) Thực hiện các dịch vụ công, dịch vụ lưu trữ và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định pháp luật và quy định của Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, bao gồm:

- Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ: Thực hiện chỉnh lý tài liệu thông thường và tham gia giải mật, chỉnh lý tài liệu thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng và tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật tại các cơ quan, tổ chức.

- Số hóa tài liệu: Thực hiện số hóa tất cả các loại tài liệu, kể cả tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước và chịu trách nhiệm bảo mật và bàn giao toàn bộ cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; cung cấp phần mềm chuyên dụng về quản lý, khai thác tài liệu lưu trữ.

- Bảo quản tài liệu: Cung cấp dịch vụ cho thuê kho tàng bảo quản, thống kê và khai thác tài liệu lưu trữ.

- Tu bổ, phục chế tài liệu hư hỏng, xuống cấp, khử trùng; khử a xit.

- Trưng bày, khai thác tài liệu.

- Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

- Tư vấn, trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ về lưu trữ;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước giao.[3]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quyết định số số 06/QĐ-BNV ngày 02/01/2020 của Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, gồm có:

BAN GIÁM ĐỐC

VÀ 5 PHÒNG:

1. Phòng Thu thập và Chỉnh lý.

2. Phòng Bảo quản.

3. Phòng Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

4. Phòng Tài liệu nghe nhìn.

5. Phòng Hành chính – Tổng hợp.[4]

Số lượng và thành phần tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đang bảo quản hơn 13 km giá tài liệu, bao gồm 4 loại hình chủ yếu sau:

1. Tài liệu Hành chính

2. Tài liệu Khoa học kỹ thuật

3. Tài liệu phim ảnh ghi âm

4. Tài liệu xuất xứ cá nhân; tài liệu được sưu tầm, hiến tặng, ký gửi từ các tổ chức, cá nhân, gia đình dòng họ tiêu biểu.[5]

Hoạt động nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

- Viết bài công bố, giới thiệu tài liệu, hàng năm[6]

- Triển lãm: Kỷ vật của cán bộ đi B: Quảng Trị - Ngày trở về, tại Quảng Trị, năm 2018[7]

- Triển lãm: Hội nghị Paris: Đường tới hòa bình, tại Bảo tàng Hà Nội, năm 2018 [8]

- Triển lãm Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam, tại Trung tâm, năm 2020[9]

- Triển lãm Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sĩ Bùi Trang Chước, tại Bảo tàng Mỹ Thuật, năm 2020[10]

- Biên soạn và xuất bản sách: "Liên Xô và Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Hội nghị Giơnevơ năm 1954", (phối hợp Lưu trữ Liên Bang Nga), năm 2018[11]

- Biên soạn và xuất bản sách: "Chuyến du hành vũ trụ đầu tiên" (phối hợp Lưu trữ Liên Bang Nga), năm 2020 [12]

Giờ mở cửa phục vụ độc giả[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng Đọc của Trung tâm mở cửa phục vụ độc giả từ thứ Hai đến hết sáng thứ Sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ).

Sáng từ 8h00 - 11h30, Chiều từ 13h00 - 16h30

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “vị trí, chức năng”.
  2. ^ “thành lập”.
  3. ^ “chức năng, nhiệm vụ”.
  4. ^ “cơ cấu tổ chức”.
  5. ^ “loại hình tài liệu”.
  6. ^ “công bố, giới thiệu”.
  7. ^ “kỷ vật đi B: Quảng Trị ngày trở về”.
  8. ^ “Hội nghị Pari - Đường đến hòa bình”.
  9. ^ “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy và hành trình trở thành biểu tượng Việt Nam”.
  10. ^ “Khai mạc triển lãm 'Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sĩ Bùi Trang Chước'.
  11. ^ "Liên Xô và Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Hội nghị Giơnevơ năm 1954".
  12. ^ “ra mắt ấn phẩm”.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:B%E1%BA%A3o_Minb/Trung_t%C3%A2m_L%C6%B0u_tr%E1%BB%AF_qu%E1%BB%91c_gia_III