Wiki - KEONHACAI COPA

Teerasil Dangda

Teerasil Dangda
Teerasil Dangda tại Asian Cup 2019
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Teerasil Dangda
Ngày sinh 6 tháng 6, 1988 (35 tuổi)
Nơi sinh Bangkok, Thái Lan
Chiều cao 1,81 m
Vị trí Tiền đạo cắm
Thông tin đội
Đội hiện nay
BG Pathum United
Số áo 10
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2003–2005 Assumption College Thonburi
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2005 Air Technical Training School 6 (3)
2006 Rajpracha 18 (9)
2007 Muangthong United 15 (7)
2007–2008 Manchester City 0 (0)
2008Grasshopper II (mượn) 6 (2)
2008 Rajpracha 10 (6)
2009–2020 Muangthong United 270 (117)
2014–2015Almería (mượn) 6 (1)
2018Sanfrecce Hiroshima (mượn) 32 (6)
2020 Shimizu S-Pulse 24 (3)
2021– BG Pathum United 49 (20)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2002–2004 U-17 Thái Lan 11 (7)
2005–2006 U-19 Thái Lan 7 (9)
2006–2010 U-23 Thái Lan 13 (3)
2007– Thái Lan 127 (64)
Thành tích huy chương
U-23 Thái Lan
Sea Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtSEA Games 2007Bóng đá
Thái Lan
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
Á quânAFF Suzuki Cup 20082008
Á quânAFF Suzuki Cup 20122012
Vô địchAFF Suzuki Cup 20162016
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 26 tháng 10 năm 2019
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 19 tháng 6 năm 2023

Teerasil Dangda (tiếng Thái: ธีรศิลป์ แดงดา, phát âm tiếng Thái: [tʰīː.rā.sǐn dɛ̄ːŋ.dāː]; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá người Thái Lan hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Thai League BG Pathum Untiedđội tuyển quốc gia Thái Lan.

Sự nghiệp câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Teerasil bắt đầu sự nghiệp bóng đá khi chơi cho đội trẻ của Assumption College Thonburi năm 2003 khi mới 15 tuổi. Hai năm sau anh rời câu lạc bộ do thiếu một đội bóng chuyên nghiệp (chỉ được thành lập năm 2011).

Mùa 2004-05 anh gia nhập học viện của Air Force Central tại Thai Division 1 League. Trong cùng mùa giải đó anh có trận ra mắt cho đội, ghi sáu bàn thắng chỉ sau sáu trận cho câu lạc bộ. Mùa 2006 anh chuyển đến Rajpracha và trở thành một nhân tố tấn công quan trọng trong đội bóng, trở thành vua phá lưới của câu lạc bộ (9 bàn trong 18 trận), đồng thời kiến tạo hơn năm bàn trong cả mùa.

Manchester City[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 7 năm 2007, Teerasil được đưa tới tập huấn tại câu lạc bộ nước Anh Manchester City (bên cạnh Suree SukhaKiatprawut Saiwaeo), sau khi vị doanh nhân người Thái Thaksin Shinawatra mua lại City vào đầu tháng.[1][2] Sau một thời gian dài chờ đợi giấy phép lao động, cả ba cầu thủ đã ký hợp đồng với City vào ngày 16 tháng 11.[3]

Tuy nhiên sau những vấn đề về giấy phép lao động, Teerasil được cho mượn đến đội bóng liên minh mới của City là Grasshopper. Sau khi trở về City năm 2008, anh vẫn không thể thi đấu tại xứ sương mù và sau khi Tập đoàn Abu Dhabi United mua lại đội bóng, bộ ba người Thái được giải phóng hợp đồng ngày 16 tháng 10 năm 2008..[4] Sau đó anh nói rằng khoảng thời gian ở City "đã khiến anh thành một cầu thủ tốt hơn" mặc dù chưa có lần ra sân nào trong đội hình một.[5]

Sự nghiệp quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Teerasil đã góp mặt trong đội hình U-16 và U-17 Thái Lan năm 2004, cùng đội bóng tham dự Giải vô địch bóng đá U-17 Châu Á 2004. Hai năm sau anh cũng có tên trong đội U-19 chơi tại Giải vô địch bóng đá trẻ Châu Á 2006, ghi bàn thắng đầu tiên trong chiến thắng 2-1 trước Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; đó cũng là thắng lợi duy nhất của Thái Lan tại giải đấu.[6]

Năm 2007, anh xuất hiện trong đội U-23 nhưng đội tuyển đã thất bại trong việc giành vé đến Thế vận hội Mùa hè 2008. Tháng 12 năm 2007 anh đoạt tấm huy chương vàng U-23 tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007, trong đó ghi một bàn vào lưới Myanmar. Cùng năm đó anh có lần triệu tập đầu tiên lên đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng có tên trong danh sách 23 cầu thủ tham dự Cúp bóng đá châu Á 2007, qua đó trở thành cầu thủ trẻ nhất trong đội.[7]

Năm 2008, anh được huấn luyện viên Peter Reid triệu tập tham dự AFF Cup 2008, ở lượt trận cuối cùng của vòng bảng gặp Malaysia, anh đã lập một cú đúp trong chiến thắng 3–0 trước đối thủ để kết thúc vòng bảng với 9 điểm sau 3 trận toàn thắng. Ở trận bán kết lượt đi trên đất Indonesia, anh đã ghi bàn thắng duy nhất giúp voi chiến vượt qua đối thủ với tỉ số tối thiểu 1–0. Đội tuyển Thái Lan sau đó lọt vào trận chung kết sau khi vượt qua Indonesia với tổng tỉ số 3–1 sau 2 lượt trận. Ở trận chung kết lượt về trên sân vận động Quốc gia Mỹ ĐìnhHà Nội, Việt Nam, Teerasil ghi bàn thắng mở tỉ số bằng một cú đánh đầu, tuy nhiên Thái Lan đã thất bại trước Việt Nam với tổng tỉ số 2–3 sau 2 lượt trận, qua đó giành vị trí á quân. Kết thúc giải, anh giành danh hiệu vua phá lưới với 4 bàn thắng cùng với Budi Sudarsono của Indonesia và Agu Casmir của Singapore.

Năm 2012, Teerasil Dangda được huấn luyện viên Winfried Schäfer triệu tập tham dự AFF Cup 2012, ở lượt trận thứ hai vòng bảng gặp Myanmar, anh trở thành cầu thủ Thái Lan đầu tiên lập một cú hat-trick trong chiến thắng trước đối thủ với tỉ số 4–0. Chung cuộc Thái Lan kết thúc vòng bảng với 9 điểm sau 3 trận toàn thắng. Ở hai lượt trận bán kết, anh tiếp tục tỏa sáng với cả 2 bàn thắng trước Malaysia để rồi vượt qua đối thủ với tổng tỉ số 3–1 và chịu thất thủ trước Singapore với tổng tỉ số 2–3 sau 2 lượt trận chung kết, qua đó giành vị trí á quân, đây cũng là thất bại thứ hai của anh tại giải đấu này. Kết thúc giải, anh được nhận danh hiệu vua phá lưới với 5 bàn thắng.

Năm 2016, Teerasil Dangda được huấn luyện viên Kiatisuk Senamuang triệu tập tham dự AFF Cup 2016, trong trận đấu đầu tiên của vòng bảng gặp Indonesia, anh trở thành cầu thủ đầu tiên lập một cú hat-trick giúp Thái Lan giành chiến thắng trước đối thủ với tỉ số 4–2. Đội tuyển Thái Lan sau đó thắng lần lượt là SingaporePhilippines để kết thúc vòng bảng với 9 điểm sau ba trận toàn thắng. Trong trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà Myanmar, anh tiếp tục lập cú đúp giúp đội tuyển Thái Lan giành vé vào chơi ở trận chung kết sau chiến thắng với tổng tỉ số sau hai lượt trận bán kết là 6–0. Ở trận chung kết lượt đi gặp Indonesia, Teerasil là người ghi bàn trước nhưng sau đó chủ nhà Indonesia lội ngược dòng thắng lại với tỉ số 2–1, tuy nhiên trong trận chung kết lượt về tại sân vận động Rajamangala, anh lại thực hiện không thành công quả phạt đền nhưng Thái Lan vẫn giành chiến thắng chung cuộc 2–0 trước Indonesia và giành ngôi vô địch AFF Cup 2016 lần thứ 5, đồng thời anh trở thành vua phá lưới của giải đấu với 6 bàn thắng.

Năm 2019, Teerasil được huấn luyện viên Milovan Rajevac triệu tập tham dự Asian Cup 2019 diễn ra tại UAE, trong trận đấu ra quân gặp Ấn Độ, anh là người ghi bàn gỡ hòa 1–1 cho đội tuyển Thái Lan nhưng sau đó để thua đậm đối thủ với tỉ số 1–4.

Năm 2021, Teerasil Dangda được huấn luyện viên Alexandré Pölking triệu tập tham dự AFF Cup 2020 (bị hoãn lại một năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19), trong trận đấu đầu tiên của vòng bảng gặp Myanmar, anh đã lập một cú đúp trong trận thắng Myanmar 4–0, 3 ngày sau anh tiếp tục lập một cú đúp trong chiến thắng 2–1 trước Philippines để kết thúc vòng bảng với 12 điểm sau 4 trận toàn thắng. Đội tuyển Thái Lan sau đó vượt qua Việt Nam ở vòng bàn kết và vượt qua Indonesia ở trận chung kết để lần thứ 6 lên ngôi vô địch. Kết thúc giải, anh trở thành vua phá lưới với 4 bàn thắng cùng với Safawi Rasid của Malaysia, Bienvenido Marañón của Philippines và người đồng hương Chanathip Songkrasin của Thái Lan.

Năm 2022, anh tiếp tục được huấn luyện viên Alexandré Pölking triệu tập tham dự AFF Cup 2022, trong trận đấu đầu tiên của vòng bảng gặp Brunei, Teerasil ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển quốc gia ở phút thứ 44, chung cuộc Thái Lan vượt qua đối thủ với tỉ số 4–0, 6 ngày sau, anh đã lập một cú đúp trong chiến thắng 4–0 trước Philippines, đến lượt trận cuối cùng gặp Campuchia, anh tiếp tục lập thêm một cú đúp trong chiến thắng 3–1 trước đối thủ để kết thúc vòng bảng với 10 điểm, 3 trận thắng và 1 trận hòa, bằng điểm với Indonesia nhưng Thái Lan đứng đầu do hơn về hiệu số bàn thắng thua. Ở trận bán kết lượt về trên sân Thammasat với Malaysia, Teerasil ghi bàn thắng mở tỉ số ở phút thứ 19 của hiệp 1, chung cuộc Thái Lan vượt qua đối thủ với tổng tỉ số 3–1 sau hai lượt trận để tiến vào trận chung kết gặp đại kình địch Việt Nam, đồng thời anh trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại ở các giải đấu khu vực với 25 bàn thắng, vượt thành tích 17 bàn thắng của cựu tiền đạo Singapore Noh Alam Shah. Tuy nhiên, anh đã không thể góp mặt trong cả 2 lượt trận chung kết do chấn thương gân kheo chưa bình phục. Dẫu vậy, Thái Lan đã giành chức vô địch lần thứ 7 sau khi vượt qua Việt Nam với tổng tỉ số 3–2 sau 2 lượt trận, đồng thời anh cùng với tiền đạo Nguyễn Tiến Linh của Việt Nam giành danh hiệu vua phá lưới với 5 bàn thắng.

Thống kê sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến 16 tháng 3 năm 2019[8]
Câu lạc bộGiải đấuCúp quốc giaCúp liên đoànChâu lụcTổng cộng
Câu lạc bộMùa giảiGiải đấuTrậnBànTrậnBànTrậnBànTrậnBànTrậnBàn
Thái LanThai Premier LeagueFA CupLeague CupChâu ÁTổng cộng
Royal Thai Air Force2005Division 16363
Raj Pracha2006Division 2189189
Muangthong United2007Division 2157157
AnhPremier LeagueFA CupLeague CupChâu ÂuTổng cộng
Manchester City2007–08Premier League
Thụy SĩSwiss Super LeagueSwiss CupLeague CupChâu ÂuTổng cộng
Grasshopper II2007–081. Liga Classic6161
Thái LanThai Premier LeagueFA CupLeague CupChâu ÁTổng cộng
Raj Pracha2008Division 28686
Muangthong United2009Thai Premier League25710267
201026732713610
201126135531844223
2012292411203225
201332164421504321
20141891231202412
Tây Ban NhaLa LigaCopa del ReySupercopa
de España
Châu ÂuTổng cộng
UD Almería2014–15La Liga6041101
Thái LanThai Premier LeagueFA CupLeague CupChâu ÁTổng cộng
Muangthong United2015Thai Premier League311151123714
201628113431103516
201731144155754827
20180000002020
20194200000042
Nhật BảnJ1 LeagueEmperor's CupJ.League CupChâu ÁTổng cộng
Sanfrecce Hiroshima2018J1 League1950051246
Tổng cộng sự nghiệp329144322125123210418189

Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến 21 tháng 11 năm 2023[9][10]
Thái Lan
NămTrậnBàn
200752
2008128
2009104
201090
201183
201289
201371
201410
2015104
2016159
201762
201840
201993
202164
202297
202383
Tổng cộng12764

Bàn thắng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Teerasil Dangda – Bàn thắng cho đội tuyển Thái Lan
1.8 tháng 10 năm 2007Sân vận động Suphachalasai, Bangkok, Thái Lan Ma Cao2–06–1Vòng loại FIFA World Cup 2010
2.15 tháng 10 năm 2007Sân vận động Campo Desportivo, Ma Cao Ma Cao0–11–7
3.20 tháng 5 năm 2008Sân vận động Rajamangala, Bangkok, Thái Lan Nepal1–07–0Giao hữu
4.4–0
5.25 tháng 5 năm 2008 Iraq2–02–1
6.16 tháng 11 năm 2008Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam Việt Nam1–22–2Cúp T&T
7.10 tháng 12 năm 2008Sân vận động Surakul, Phuket, Thái Lan Malaysia2–03–0AFF Cup 2008
8.3–0
9.16 tháng 12 năm 2008Sân vận động Gelora Bung Karno, Jakarta, Indonesia Indonesia0–10–1
10.28 tháng 12 năm 2008Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam Việt Nam0–11–1
11.21 tháng 1 năm 2009Sân vận động Surakul, Phuket, Thái Lan Liban1–02–1Cúp Nhà vua 2009
12.5 tháng 2 năm 2009Vegalta Sendai, Sendai, Nhật Bản Ả Rập Xê Út1–21–2Giao hữu
13.28 tháng 3 năm 2009Sân vận động Suphachalasai, Bangkok, Thái Lan New Zealand1–13–1
14.3–1
15.18 tháng 7 năm 2009Sân vận động SCG, Pak Kret, Thái Lan Pakistan1–04–0
16.3–0
17.14 tháng 7 năm 2011Sân vận động New I-Mobile, Buriram, Thái Lan Myanmar1–01–0
18.2 tháng 9 năm 2011Sân vận động Suncorp, Brisbane, Úc Úc0–12–1Vòng loại FIFA World Cup 2014
19.6 tháng 9 năm 2011Sân vận động Rajamangala, Bangkok, Thái Lan Oman2–03–0
20.24 tháng 2 năm 2012Sân vận động kỷ niệm 700 năm, Chiang Mai, Thái Lan Maldives2–03–0Giao hữu
21.17 tháng 11 năm 2012Sân vận động Rajamangala, Bangkok, Thái Lan Bangladesh2–05–0
22.3–0
23.4–0
24.27 tháng 12 năm 2012 Myanmar1–04–0AFF Cup 2012
25.3–0
26.4–0
27.9 tháng 12 năm 2012Sân vận động Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia Malaysia1–11–1
28.13 tháng 12 năm 2012Sân vận động Suphachalasai, Bangkok, Thái Lan Malaysia1–02–0
29.15 tháng 10 năm 2013Sân vận động Azadi, Tehran, Iran Iran2–12–1Vòng loại AFC Asian Cup 2015
30.16 tháng 6 năm 2015Sân vận động Thành phố Đài Bắc, Đài Bắc, Đài Loan Đài Bắc Trung Hoa0–10–2Vòng loại FIFA World Cup 2018
31.0–2
32.3 tháng 9 năm 2015Sân vận động Rajamangala, Bangkok, Thái Lan Afghanistan2–02–0Giao hữu
33.12 tháng 11 năm 2015 Đài Bắc Trung Hoa1–14–2Vòng loại FIFA World Cup 2018
34.3 tháng 6 năm 2016 Syria1–02–2Cúp Nhà vua 2016
35.15 tháng 11 năm 2016 Úc1–12–2Vòng loại FIFA World Cup 2018
36.2–1
37.19 tháng 11 năm 2016Sân vận động Thể thao Philippines, Bocaue, Philippines Indonesia2–04–2AFF Cup 2016
38.3–2
39.4–2
40.4 tháng 12 năm 2016Sân vận động Thuwunna, Yangon, Myanmar Myanmar1–02–0
41.2–0
42.14 tháng 12 năm 2016Sân vận động Pakansari, Bogor, Indonesia Indonesia1–01–2
43.5 tháng 10 năm 2017Sân vận động Mandalarthiri, Mandalay, Myanmar Myanmar2–03–1Giao hữu
44.8 tháng 10 năm 2017Sân vận động SCG, Nonthaburi, Thái Lan Kenya1–01–0
45.6 tháng 1 năm 2019Sân vận động Al Nahyan, Abu Dhabi, UAE Ấn Độ1–11–4AFC Asian Cup 2019
46.10 tháng 10 năm 2019Sân vận động Leo, Pathum Thani, Thái Lan Cộng hòa Congo1–01–1Giao hữu
47.15 tháng 10 năm 2019Sân vận động Thammasat, Pathum Thani, Thái Lan UAE1–02–1Vòng loại FIFA World Cup 2022
48.11 tháng 12 năm 2021Sân vận động Quốc gia, Singapore, Kallang, Singapore Myanmar1–04–0AFF Cup 2020
49.2–0
50.14 tháng 12 năm 2021 Philippines1–02–1
51.2–1
52.31 tháng 5 năm 2022Sân vận động BG, Pathum Thani, Thái Lan Bahrain1–01–2Giao hữu
53.8 tháng 6 năm 2022Sân vận động Markaziy, Namangan, Uzbekistan Maldives2–03–0Vòng loại AFC Asian Cup 2023
54.11 tháng 12 năm 2022Sân vận động Thammasat, Pathum Thani, Thái Lan Myanmar1–06–0Giao hữu
55.5–0
56.20 tháng 12 năm 2022Sân vận động Kuala Lumpur, Kuala Lumpur, Malaysia Brunei2–05–0AFF Cup 2022
57.26 tháng 12 năm 2022Sân vận động Thammasat, Pathum Thani, Thái Lan Philippines1–04–0
58.2–0
59.2 tháng 1 năm 2023 Campuchia1–03–1
60.3–1
61.10 tháng 1 năm 2023 Malaysia1–03–0
62.16 tháng 6 năm 2023Sân vận động quốc gia, Cao Hùng, Đài Loan Đài Bắc Trung Hoa1–12–2Giao hữu
63.19 tháng 6 năm 2023Sân vận động Hồng Kông, So Kon Po, Hồng Kông Hồng Kông1–01–0
64.7 tháng 9 năm 2023Sân vận động kỷ niệm 700 năm, Chiang Mai, Thái Lan Liban2–12–1Cúp Nhà vua 2023

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Lan

U-23 Thái Lan

Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Muangthong United

Cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Man City take Thai trio on trial”. BBC Sport. ngày 25 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ “I've joined City because of my talent not politics, says Thai star”. London: Daily Mail. ngày 19 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009.
  3. ^ “Jihai to a Grasshopper? Manchester City add Swiss outfit to their global alliance”. Daily Mail. ngày 16 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ “Regime change sees City terminate Thais”. ESPN FC. ngày 16 tháng 10 năm 2008.
  5. ^ “Thailand's Teerasil Dangda: 'My time at Manchester City made me a better footballer'. Goal.com. ngày 4 tháng 11 năm 2011.
  6. ^ “Asian U-20 Championship 2006”. RSSSF. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2014.
  7. ^ “Thailand and Australia have it all to play for in last group game”. ThaiFootball News. ngày 16 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  8. ^ Teerasil Dangda tại Soccerway
  9. ^ Dangda.html Teerasil Dangda tại National-Football-Teams.com
  10. ^ Teerasil Dangda – Thành tích thi đấu FIFA

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Teerasil_Dangda