Wiki - KEONHACAI COPA

Từ mượn trong tiếng Việt

Căn cứ vào nguồn gốc của các từ, các nhà nghiên cứu chia từ vựng tiếng Việt thành hai lớp: từ thuần Việt và từ mượn hay còn gọi là từ ngoại lai. Nội dung của hai khái niệm từ thuần Việt và từ mượn không có ranh giới rõ ràng vì từ vựng có xu hướng biến đổi, phát triển qua nhiều giai đoạn, cho nên người ta chỉ có thể xác định ranh giới một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Những từ mượn trong giai đoạn này có thể được coi là từ thuần Việt trong giai đoạn tiếp theo. Tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Nùng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán (bao gồm cả từ Hán-Việt gốc Nhật), tiếng Pháp, tiếng Nga,... và đặc biệt trong thời gian gần đây là tiếng Anh[1]. Tiếng Việt mượn khá nhiều từ tiếng Anh trong ẩm thực, thể thaogiải trí. Dù nhiều từ đã có từ thuần Việt nhưng mọi người vẫn quen sử dụng từ mượn tiếng Anh[2]. Tuy nhiên do trình độ tiếng Anh khác nhau, sự khác nhau về ngữ âm giữa các phương ngữ của tiếng Việt và do quan niệm về cách đọc của các biên tập viên mà chưa có sự thống nhất cách đọc, cách viết của nhiều từ mượn. Ví dụ, cùng bắt nguồn từ từ tiếng Anh Valentine /ˈvæləntaɪn/ có hai cách nói là "va-len-tin" và "va-len-thai".

Theo thống kê của H. Maspéro, vào năm 1972 thì có hơn 60% từ Việt có gốc Hán. Về từ mượn tiếng Pháp, thống kê của Nguyễn Quảng TuânNguyễn Đức Dân, vào năm 1992 cho biết có khoảng hơn 2.000 từ gốc Pháp được sử dụng tại Việt Nam. Từ điển từ mới (Viện Ngôn ngữ học, 2002) đã thu thập khoảng 3.000 từ mới các loại trong vòng 15 năm (1985 - 2000) từ mượn chủ yếu từ tiếng Anh.[3]

Sự Việt hóa từ mượn[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống như những ngôn ngữ khác, hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của một ngôn ngữ vào tiếng Việt không diễn ra một cách đơn giản mà các từ mượn phải chịu sự biến đổi theo quy luật của tiếng Việt. Quá trình đồng hoá các từ ngoại lai diễn ra trên cả bốn mặt là chữ viết, ngữ âm, ngữ nghĩangữ pháp[4].

Việt hóa ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Cách phát âm của các từ mượn cần phải phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt, những âm mà tiếng Việt không có hoặc có nhưng xuất hiện ở những vị trí bất thường, trái với ngữ âm tiếng Việt sẽ bị biến đổi thành các âm tiếng Việt có cách phát âm gần giống hoặc bị bỏ qua, không chuyển đổi thành âm tiếng Việt nào. Ví dụ như ba từ tiếng Pháp "poupée" /pupe/, "équipe" /ekip/ và "valise" /valiz/ được phiên âm là "búp bê", "ê kíp" và "va li". Tiếng Việt gọi sự chuyển đổi ngữ âm này là "phiên âm". Đây là một từ Hán Việt, viết bằng chữ Hán là "翻音", trong đó "phiên" có nghĩa là "dịch".

Tiếng Việt không có các tổ hợp phụ âm nên khi được phiên âm sang tiếng Việt các tổ hợp phụ âm sẽ bị loại bỏ theo các cách sau:

  1. Âm tiết hóa các phụ âm cấu thành nên các tổ hợp phụ âm đó. Nguyên âm thêm vào để tạo thành âm tiết thường là "ơ". Ví dụ: địa danh tiếng Pháp "Genève" /ʒə.nɛv/ được phiên âm là "Giơ-ne-vơ", phụ âm /v/ được âm tiết hóa thành "vơ".
  2. Bỏ qua một bộ phận của tổ hợp phụ âm. Ví dụ: từ tiếng Pháp "gramme" /gram/ được phiên âm là "gam", phụ âm /r/ trong phụ âm kép /gr/ bị bỏ qua.
  3. Áp dụng đồng thời cả hai cách trên.

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, hầu hết các âm tiết trong tiếng Việt đều mang một ý nghĩa nào đó, các từ trong tiếng Việt thường chỉ gồm một hoặc hai âm tiết, do đó người Việt có xu hướng lược bớt âm tiết của những từ ngoại lai thường dùng có từ hai âm tiết trở lên miễn là không gây hiều nhầm. Ví dụ: "ét-xăng" (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "essence") được rút gọn thành "xăng".

Khi đã được Việt hóa, từ mượn chịu sự biến đổi theo quy luật riêng của tiếng Việt. Từ mượn và từ gốc mà nó xuất thân có thể phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Thí dụ: Vào thời kì của tiếng Hán cổ, cả tiếng Việt và tiếng Hán đều có phụ âm vô thanh. Từ "can" của tiếng Hán cổ khi chuyển sang tiếng Việt vẫn giữ nguyên diện mạo như vậy. Nhưng sau đó, các từ trong tiếng Hán biến đổi theo quy luật vô thanh hoá, còn các từ trong tiếng Việt lại biến đổi theo quy luật hữu thanh hoá. Do đó, từ "can" trong tiếng Hán hiện đại vẫn đọc như vậy, còn trong tiếng Việt, "can" đã đổi thành "gan"[4]. Một ví dụ khác, từ "tết" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ "tiết". Tuy cùng có gốc là tiếng Hán song việc sử dụng chúng hiện nay khác nhau, "tiết" để chỉ các tiết khí như tiết Thanh minh, tiết Lập Xuân, tiết Đông Chí..., "tết" để chỉ ngày lễ lớn hằng năm, thường có cúng lễ, vui chơi, hội hè, theo truyền thống dân tộc Việt Nam như tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, tết Đoan Ngọ...

Việt hóa chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Về mặt chữ viết không phải bao giờ các từ mượn trong tiếng Việt cũng được ghi lại giống như cách chúng được phát âm, tức là nói một đằng viết một nẻo. Hiện nay các từ mượn trong tiếng Việt có hai cách viết:

Một là ghi lại bằng chữ cái La-tinh các từ mượn sao cho càng giống với cách chúng được viết trong ngôn ngữ gốc càng tốt. Ví dụ: "phét-ti-van" được viết là "festival". Các chữ cái La-tinh được sử dụng thường chỉ giới hạn trong 26 chữ cái của bảng chữ cái La-tinh cơ bản do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế đặt ra dựa trên bảng chữ cái tiếng Anh đương đại. Cách viết này thường áp dụng với các ngôn ngữ sử dụng ký tự Latinh, với các ngôn ngữ không sử dụng ký tự Latinh thì sẽ chuyển tự sang ký tự Latinh. Khi sử dụng cách viết nguyên dạng mà không hướng dẫn cách đọc thì cách phát âm được dùng trên các chương trình phát thanh, truyền hình đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành cách đọc chung của công chúng.

Hai là viết bằng chữ quốc ngữ theo đúng cách phát âm trong thực tế của từ mượn. Trong tiếng Việt chúng được nói như thế nào thì ghi lại bằng chữ quốc ngữ đúng như thế. Các âm tiết có thể được viết liền nhau hoặc viết tách rời, có khoảng trắng giữa các âm tiết hoặc nối với nhau bằng các dấu gạch ngang đặt giữa các âm tiết, ví dụ như: vali, va li, va-li. Các từ mượn được viết tách rời các âm tiết thường là từ có hai âm tiết. Trong một số trường hợp khi các âm tiết được viết liền nhau, không có khoảng trắng hoặc dấu gạch ngang xen vào giữa các âm tiết, nếu không được chỉ rõ cách đọc từ trước người đọc có thể đọc sai hoặc phân vân không biết nên đọc thế nào mới đúng vì không biết một chữ cái nào đó là chữ cái cuối cùng của một âm tiết hay là chữ cái đầu tiên của một âm tiết khác sau âm tiết đó.

Việt hóa ngữ nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình đồng hóa ngữ nghĩa cũng diễn ra tương tự như ngữ âm. Khi tiếp nhận, tiếng Việt có thể thể không tiếp nhận tất cả các ý nghĩa của từ trong ngôn ngữ khác hoặc mang một ý nghĩa hoàn toàn mới. Thí dụ: từ "balle" trong tiếng Pháp có các nghĩa là "quả bóng" và "đầu đạn", nhưng tiếng Việt chỉ tiếp nhận từ này với ý nghĩa "quả bóng".[4]

Việt hóa ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Các từ ngoại lai cũng được đồng hoá theo tiếng Việt về ngữ pháp. Chẳng hạn, tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, hiện tượng biến đổi từ loại xảy ra rất dễ dàng. Nhiều từ tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Pháp cũng tuân theo quy luật đó: "double", "blue" là tính từ, vào tiếng Việt là "đúp", "lơ" có thể làm động từ.[4]

Phân loại từ mượn theo nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Từ mượn tiếng Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Từ mượn tiếng Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp nên tiếng Pháp có điều kiện du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa và ngôn ngữ đó người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà thường thì trong tiếng Việt không có. Phần lớn các từ đó đã bị thay đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ không biến hình[5].

Bảng dưới đây liệt kê một số từ tiếng Việt thông dụng hiện nay bắt nguồn từ tiếng Pháp. Các từ tiếng Pháp được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, âm đọc của chúng được ghi trong cột IPA bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA) của Hiệp hội Ngữ âm học Quốc tế.

Tiếng PhápIPATiếng ViệtGhi chú
acide/asid/a-xít
affiche/afiʃ/áp phích
allô/alo/a lôTừ được sử dụng để hỏi "bên kia có nghe rõ không?" được dùng thường xuyên khi liên lạc với ai đó.
antenne/ɑ̃tεn/ăng ten
auto/oto/ô tô
auvent/ovɑ̃/ô văng
balcon/balkɔ̃/ban công
ballot/balo/ba lô
béton/betɔ̃/bê tông
bière/bjεr/bia"Bia" trong "bia hơi"
biscuit/biskɥi/bánh quy, bánh bích quy
blockhaus/blɔkos/lô cốt
blouse/bluz/(áo) bờ luTừ "áo bờ lu" thường dùng để chỉ đồng phục áo choàng màu trắng của các bác sĩ
brosse/bʀɔs/bót (bàn chải) đánh răng
bus/bys/(xe) buýt
cacao/kakao/ca cao
café/kafe/cà phê
calot/kalo/(mũ) ca lô
canot/kano/(tàu) ca nô
carotte/karɔt/cà rốt
cerise/səriz/sơ riTên một loại cây. Từ này bắt nguồn từ từ "cerise" trong tiếng Pháp, nhưng tiếng Pháp không gọi theo tên này để chỉ "sơ ri" trong tiếng Việt mà gọi là "acérola"
champagne/ʃɑ̃paɲ/(rượu) sâm banh, sâm panh
chef/ʃεf/sếp"Chef" trong tiếng Pháp có nghĩa là người đứng đầu, thủ trưởng.
chemise/ʃ(ə)miz/(áo) sơ mi
chèque/ʃεk/sécCòn gọi là "chi phiếu"
chou-fleur/ʃuflɶr/súp lơ
chou-rave/ʃurav/su hào
ciment/simɑ̃/xi măng
cirque/sirk/xiếc, xiệc
clé/kle/cờ lê
coffrage/kɔfraʒ/cốt pha, cốp pha
compas/kɔ̃pa/com pacông cụ dùng để vẽ hình tròn
complet/kɔ̃plε/com lêtrang phục nam giới
coupe/kup/cúp"Cúp" trong "cúp vô địch"
cravate/kravat/cà vạt, ca-ra-vát
cresson/kresɔ̃/cải xoong
crème/krεm/kem, cà rem
essence/esɑ̃s/xăngTrước đây còn gọi là "ét-xăng"
équerre/ekεr/ê ke
équipe/ekip/ê kíp, kíp"Équipe" trong tiếng Pháp có nghĩa là tốp, tổ, nhóm, đội
film/film/phim
fosse septique/fos sεptik/(bể) phốt (phương ngữ miền Bắc)Phương ngữ miền Nam gọi là "hầm cầu". "Fosse septique" dịch sát nghĩa từng chữ sang tiếng Việt là "hố vi khuẩn", trong đó "fosse" /fos/ có nghĩa là cái hố.
fromage/frɔmaʒ/pho mát (phương ngữ miền Bắc), phô mai (phương ngữ miền Nam)
galant/galɑ̃/ga lăng
garde/gard/gác"Gác" trong "canh gác". "Garde" trong tiếng Pháp có nghĩa là canh giữ, trông coi
garde-manger/gaʁd mɑ̃ʒe/Gạc-măng-rêbố trí lắp đặt trong nhà bếp dùng để cất trữ thực phẩm
gare/gar/(nhà) ga"Gare" trong tiếng Pháp có nghĩa là bến tàu hỏa
gaz/gaz/ga"Ga" trong "bếp ga", "nước uống có ga", "xe tay ga"
gâteau/gato/(bánh) ga tô
gilet/ʒilε/(áo) gi lê"Gi" trong "gi lê" đọc là /zi/.
glaïeul/glajɶl/(hoa) lay ơn
gant/gɑ̃/găng (tay)Bao tay, tất tay
guitare/gitar/(đàn) ghi ta
jambon/ʒɑ̃bɔ̃/giăm bôngGiăm bông hay còn gọi là thịt nguội, đừng nhầm lẫn với chà bông.
kiosque/kjɔsk/ki ốt"Kiosque" trong tiếng Pháp có nghĩa là quán bán hàng
lavabo/lavabo/la-va-bô
lipide/lipid/li-pít
maillot/majo/áo may ô
manchette/mɑ̃ʃεt/măng sét
mandoline/mɑ̃dɔlin/(đàn) măng-đô-lin
maquette/mæ.ˈkɛt/ma kétBản thiết kế mẫu, bản mô hình chưa hoàn thiện.
meeting/mitiŋ/mít tinh
molette/mɔlεt/mỏ lết
mouchoir/muʃwar/khăn mùi soaKhăn tay
moutarde/mutard/mù tạt
Noël/nɔεl/Nô-enLễ Giáng sinh
olive/ɔliv/ô liu
pédé/pede/bê đê, pê đêNgười đồng tính luyến ái nam. Còn gọi là "gay".
pile/pil/pin
poupée/pupe/búp bê
radio/radjo/ra-đi-ôMáy phát âm thanh hoặc gọi là máy phát đài truyền hình.
salade/salad/xa lát, xà láchrau cải
salon/salɔ̃/(ghế) xa lông
sauce/sos/(nước) xốt
saucisse/sosis/xúc xích
savon/savɔ̃/xà phòng, xà bông
scandale/skɑ̃dal/xì căng đan
seau/so/Cái xô đựng nước.
série/seri/xê ri
signal/siɲal/xi nhanđèn tín hiệu
slip/slip/quần xịt, quần sịp, xi líp
talus/taly/ta luy
tank/tɑ̃k/(xe) tăng
taxi/taksi/tắc xi
tournevis/turnəvis/tua vít, tuốc-nơ-vít, tuốt vít
tôle/tol/tôn"Tôn" trong "mái tôn"
tube/tyb/tuýp"Tuýp" trong "tuýp thuốc đánh răng". "Tube" trong tiếng Pháp có nghĩa là cái ống.
turbine/tyrbin/tuốc bin, tua bin
type/tip/típ"Típ" trong "típ người", hay bị nhầm thành "tuýp". "Type" trong tiếng Pháp có nghĩa là kiểu, loại.
un deux trois/œ̃ dø tʁwɑ/"uyn đô xì", gọi tắt là "(chơi) uyn"trò này từ hồi Pháp thuộc. (Xem "oẳn tù tì" bên dưới)
vaccin/vaksε̃/vắc xin
valise/valiz/va li
veine/vεn/ven"Ven" trong "tiêm ven". "Veine" trong tiếng Pháp có nghĩa là tĩnh mạch.
veston/vεstɔ̃/(áo) vét-tôngcũng gọi tắt là vest
vin/vε̃/(rượu) vang
vidéo/video /vi-đê-ôMột số người phát âm sai là "vi deo" theo chữ Quốc ngữ.
violon/vjɔlɔ̃/vi-ô-lông
vitamine/vitamin/vi-ta-min
volant/vɔlɑ̃/vô lăngĐôi khi còn gọi là "tay lái" hay "bánh lái"
yaourt/jaurt/da-ua (phương ngữ miền Nam)Sữa chua

Từ mượn tiếng Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các từ mượn tiếng Anh gốc Pháp trong tiếng Việt
Tiếng NgaPhiên âm BGN/PCGNTiếng ViệtGhi chú
БольшевикBolshevikBôn-sê-vích
ЛенинецLeninetsLê-nin-nítNgười theo chủ nghĩa Lênin
МарксистMarksistMác-xítNgười theo chủ nghĩa Mác
СоветSovietXô Viết
ЛитваLitvaLít-vatên tiếng bản địaLietuva, tên tiếng Anh là Lithuania

Từ mượn tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Ở Việt Nam tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông và cũng là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi. Trong tiếng Việt đã xuất hiện nhiều từ mượn tiếng Anh như:

Tiếng AnhIPATiếng ViệtGhi chú
camera/ˈkæmrə/Ca-mê-ra, Ca-me-raTuỳ trường hợp nó sẽ là máy ảnh hoặc máy quay
clip/klɪp/cờ-líp, líp
damage/ˈdamɪdʒ/đam (sát thương)Giới trẻ Việt hay viết sai chính tả thành "dame". Dame mang nghĩa khác trong tiếng Anh
depot/ˈdepəʊ/

/ˈdiːpəʊ/

đê-pô, đề-pâu, đì-pâuNơi điều hành tuyến đường sắt, tập kết tàu đường sắt để bảo trì. Một số người phát âm sai là "đề-pót" theo chữ Quốc ngữ.
developer/dɪˈveləpə/đépKỹ sư lập trình, phát triển ngành công nghê thông tin. Viết tắt là "dev".
dollar/ˈdɒlə/đô-laĐơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia
font/fɑnt/phông, phông chữLỗi phông: máy tính hiển thị sai nội dung văn bản, hiển thị rác.
gay/ɡeɪ/gayNgười đồng tính luyến ái nam. Còn gọi là "bê đê", "pê đê".
internet/ˈɪntərnet/in-tơ-nétMạng máy tính, thế giới mạng
jeans/dʒiːnz/quần jinCòn gọi là quần bò
jeep/dʒiːp/xe gíp
laptop/ˈlæptɑːp/láp-tóp, láp tópMáy tính xách tay
lesbian/ˈlezbiən/létNgười đồng tính luyến ái nữ. Trên sách báo thường được viết là "les".
one two three/wʌn tuː θriː/oẳn tù tì, oẳn tù xì.'One two three' có nghĩa là "một hai ba", đây là khẩu lệnh dùng khi chơi, không phải là tên gọi trong tiếng Anh của trò chơi này.
PC/ˌpiː ˈsiː/pi-ximáy tính cá nhân
PR/ˌpiː ˈɑːr/pi-aQuan hệ công chúng, chỉ sự quảng bá
robot/ˈroʊ.bɑːt/rô-bốtNgười máy
rock/rɑːk/nhạc rốc
sandwich/ˈsæn(d)wɪtʃ/xăng-guýchHay "bánh mì kẹp"
scag/'skæg/xì ke (phương ngữ miền Nam)"Scag" là từ tiếng lóng tiếng Anh Mỹ chỉ hê-rô-in. Phương ngữ miền Nam dùng từ "xì ke" để chỉ ma tuý và người nghiện ma tuý.
sex/seks/SếchQuan hệ tình dục
selfie/ˈselfi/seo-phichụp ảnh tự sướng
shorts/ʃɔː(ɹ)ts/quần soóc, quần soọc
same/seim/xêmTrong "xêm xêm", có nghĩa là gần giống.
radar/'reidɑː/rađa
(Maria) Schellsến
show/ˈʃoʊ/trong "bầu sô", "chạy sô"...
smartphone/ˈsmɑːtfəʊn/sờ-mát-phôn, mát phônđiện thoại di động thông minh
tablet/ˈtæblət/táp-létmáy tính bảng
tiny/ˈtaɪni/tí nịDùng đặt tên gọi trong nhà cho trẻ em
TV/ˌtiː ˈviː/tiviMáy thu hình, vô tuyến truyền hình
fan/fæn/fanNgười hâm mộ

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ bản ngữ và từ ngoại lai (phần 1). Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Giáo dục, H., 1998, trang 129–134. http://ngonngu.net/ dẫn lại. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2015
  2. ^ Từ mượn tiếng Anh trong tiếng Việt. Theo Australia Plus, ngày 16 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2015
  3. ^ Tiếng Việt đang “lệch chuẩn”: Chẳng đáng lo!. VOV online phỏng vấn PGS-TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam), 22/02/2014. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ a b c d Từ bản ngữ và từ ngoại lai (phần 2). Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Giáo dục, H., 1998, trang 129–134. http://ngonngu.net/ dẫn lại. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2015
  5. ^ SỰ ĐỒNG HOÁ CÁC TỪ GỐC PHÁP TRONG TIẾNG VIỆT PGS.TS. Phan Thị Tình khoa Pháp- ĐHNN-ĐHQGHN

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_m%C6%B0%E1%BB%A3n_trong_ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t