Wiki - KEONHACAI COPA

Tứ nghệ

Tứ nghệ (tiếng Trung: 四藝) là bốn bộ môn nghệ thuật mà giới quyền quý Trung Quốc cổ đại ưa chuộng để học tập, rèn luyện nhằm trở thành một sĩ đại phu hoặc ít ra là người kiện toàn về học thức. Tứ nghệ bao gồm: cầm (chơi đàn hoặc một nhạc cụ nào đó), kỳ (chơi cờ, thông thường là cờ vây), thư (viết thư pháp) và họa (biết vẽ tranh). Tứ nghệ cũng thường được gọi gộp chung là cầm kỳ thư họa. Đôi khi, thư cũng được thay thế bằng thi (biết làm thơ hoặc đối thơ).

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi bộ môn nghệ thuật trong Tứ nghệ đều có nguồn gốc lâu đời, cách gọi chung là "Cầm kỳ thư họa" được nhắc đến sớm nhất là vào thời Đường khoảng thế kỷ thứ 9, trong tác phẩm "Pháp yếu thư lục" của Trương Ngạn Viễn (张彦远). Tuy nhiên, cách gọi "Tứ nghệ" lại xuất hiện muộn hơn, căn cứ khảo chứng, tài liệu sớm nhất gọi chung "Tứ nghệ" là "Nhàn tình ngẫu ký" thời Minh mạt Thanh sơ.[1]

Cầm[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ cầm

Cầm (琴) là nhạc cụ của các văn nhân, những người có học ở Trung Quốc. Thời cổ đại, Cầm là một từ để chỉ loại nhạc cụ Cổ cầm, tuy nhiên ngày nay được dùng để chỉ chung các loại đàn dây.

Cổ cầm là một đàn tranh bảy dây được phát minh ra vào khoảng 3000 năm trước, là một trong những nhạc cụ cổ nhất, cũng là nhạc cụ bằng dây xuất hiện sớm nhất tại Trung Quốc. Từ xưa, việc đánh cổ cầm được các văn nhân nhã sĩ xem là đại biểu cho sự thanh lịch, tao nhã, tiếng đàn xa xưa, tri âm tri kỷ lưu truyền đến ngày nay. Việc chơi cổ cầm không chỉ là một bộ môn nghệ thuật mà còn được xem là một môn "khoa học". Các bản "Cổ cầm phổ" được phát minh ra vào khoảng 1500 năm trước, đến nay vẫn không có thay đổi lớn. Một cuốn sách tập hợp các bản nhạc phổ này xuất hiện vào khoảng 500 trước. Sự ảnh hưởng của Cổ cầm thậm chí đã được đưa vào vũ trụ: một bản ghi âm bài "Lưu thủy" được Quản Bình Hồ chơi bằng Cổ cầm đã theo Đĩa ghi vàng Voyager trên con tàu Voyager được Mỹ phóng vào vũ trụ năm 1977.

Ở khu vực Đông Á, các quốc gia sẽ lấy một loại đàn dây đặc trưng của bản địa để thay thế cho Cổ cầm, như Huyền cầm của Triều Tiên, Hòa cầm của Nhật Bản.

Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Một bức tranh thời Minh vẽ cảnh các kỳ thủ đang chơi cờ vây

Cờ vây là một loại cờ chiến lược dành cho hai người chơi, sử dụng bàn cờ hình ô vuông và hai quân cờ trắng đen để tiến hành đánh cờ. Cờ vây khởi nguyên tại Trung Quốc cổ đại, ước chừng niên đại là khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Truyền thuyết kể lại rằng, người con trai của Đế Nghiêu là Đan Chu ngang bướng khó dạy, Nghiêu đã phát minh ra cờ vây để dạy dỗ Đan Chu, bồi dưỡng tính tình của con trai. Ghi chép sớm nhất về Cờ vây là "Tả truyện" thời Xuân Thu. Dịch Thu thời Chiến Quốc là kỳ thủ được ghi nhận sớm nhất trong các sách sử. Mặc dù hầu hết các tài liệu đều nhận định "kỳ" trong "tứ nghệ" là chỉ cờ vây, tuy nhiên một số người vẫn cho rằng "kỳ" là để chỉ Cờ tướng.[2]

Thư[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thư pháp

Thư pháp

Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật được nhắc tới trong tứ nghệ. Người viết thư pháp không những đòi hỏi phải có kỹ năng điêu luyện mà còn thể hiện tâm tư tình cảm của mình vào nét chữ khiến cho những nét chữ có hồn hơn. Người viết chữ thư pháp không phải ai cũng có thể viết bởi người viết chữ thư pháp ngoài việc luyện tập ra cần có tài năng mới có thể viết được.

Họa[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Tranh thủy mặc

Tranh thủy mặc

Họa là một bộ môn nghệ thuật được nhắc tới trong tứ nghệ. Người xưa cho rằng việc vẽ tranh đòi hỏi người đó phải có hoa tay và đặc biệt phải có năng khiếu đặc biệt. Điều kiện là người đó phải có con mắt nghệ thuật và quan sát sự vật hiện tượng tốt cộng thêm tài sáng tạo của bản thân.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gossett, David. “The Four Arts of the Chinese Scholar”. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ “中国古代象棋棋具收藏与欣赏” [Sưu tầm và thưởng thức cờ tướng cổ đại]. Digital Museum of Science and Art. 20 tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_ngh%E1%BB%87