Wiki - KEONHACAI COPA

Tổng thống lĩnh

Tổng thống lĩnh Francisco de Miranda

Tổng thống lĩnh (Generalissimus hoặc tiếng Ý: Generalissimo), còn được gọi là Đại nguyên soái hoặc Đại thống tướng, Đại thống lĩnh, là một danh xưng cấp bậc dùng để tôn xưng một cá nhân là Vị thống soái tối cao của các tướng soái. Đây là cấp bậc danh dự dành cho giới quân sự ở một số quốc gia, dù trong hầu hết trường hợp đều không nằm trong hệ thống quân hàm chính thức. Do đó, những trường hợp được tôn xưng hoặc tự xưng là Tổng thống lĩnh, nhưng không thuộc giới quân nhân, hoặc không nắm giữ quyền lực quân sự tối cao nên không được xếp vào phạm vi này.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử quân sự thế giới, từ thời cổ đại đã có nhiều trường hợp một số cá nhân được tôn lên vị trí tổng chỉ huy tối cao chỉ huy các tướng soái tư lệnh của các đội quân trong liên minh quân đội đa quốc gia hoặc lãnh thổ. Tuy nhiên, toàn bộ đều là những chức vụ theo thời vụ chứ chưa hình thành những cấp bậc quân hàm thực sự.

Nguyên nghĩa của từ Generalissimo bắt nguồn từ một thuật ngữ trong tiếng Ý, gồm Generale (tướng lĩnh), cộng với hậu tố -issimo, bắt nguồn từ tiếng Latin issimus (tối cao). Thuật ngữ ghép này nhằm mục đích để xưng danh hiệu cho một cá nhân quân sự là Vị thống soái tối cao của các tướng soái (tiếng Đức: General der Generäle).

Cấp bậc Tổng thống lĩnh chỉ thực sự bắt nguồn từ cuộc Chiến tranh 30 năm (1618-1648), khi nảy sinh nhu cầu cần có một quân nhân nắm giữ vị trí tối cao, chỉ huy các tướng soái tư lệnh của các đội quân trong liên minh quân đội đa quốc gia hoặc lãnh thổ. Về sau, danh hiệu này dần được một số quốc gia sử dụng như một cấp bậc quân sự tối cao dùng để tôn vinh những cá nhân có vai trò ảnh hưởng đặc biệt đến quân đội của quốc gia đó.

Các Tổng thống lĩnh trong lịch sử thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các Tổng thống lĩnh được phong với tư cách là Tổng tư lệnh tối cao Liên quân hoặc được tôn phong bởi bậc quân hàm chính thức kể từ sau khi danh hiệu này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1624.

TênThời gian sốngCấp bậcChỉ huyNăm tôn phongPhụ chú
Albrecht von Wallenstein1583–1634GeneralissimoĐế quốc La Mã Thần thánh1624
Lennart Torstenson1603–1651GeneralissimusThụy Điển1641
Aleksei Shein1603–1651ГенералиссимусNga1696
Franz du Hamel?-1705GeneralissimoCộng hòa Venezia1701
Friedrich av Hessen1676-1751GeneralissimusThụy Điển1716
Aleksandr Menshikov1673–1729ГенералиссимусNga1727
Maurice d'Elbée1752–1794GénéralissimePháp1793
Alexander Suvorov1730–1800ГенералиссимусNga1799
Manuel Godoy1767-1851GeneralísimoTây Ban Nha1801
Karl von Österreich-Teschen1771-1847GeneralissimusÁo1806
Jean-Baptiste Bernadotte1763–1844GeneralissimusThụy Điển1810Cấp bậc bấy giờ là Thống chế Pháp
Francisco de Miranda1750–1816GeneralísimoVenezuela1812
Miguel de Bragança1802—1866GeneralíssimoBồ Đào Nha1822
Antonio López de Santa Anna1794–1876GeneralísimoMéxico1846[1]
Deodoro da Fonseca1827—1892)GeneralíssimoBrasil1890
Joseph Joffre1852-1931GeneralissimusKhối Hiệp ước1914Cấp bậc bấy giờ của Joffre là Général de division.
Ferdinand Foch1851–1929GeneralissimusKhối Hiệp ước1918[2]Cấp bậc bấy giờ của Foch là Général de division.
John J. Pershing1860–1948General of the ArmiesHoa Kỳ1919
Trương Tác Lâm1873-1928大元帅Trung Hoa Dân quốc1927Quyền lực thực tế chỉ trong lãnh thổ Mãn Châu Lý
Rafael Trujillo1891-1961GeneralísimoCộng hòa Dominica1933[3]
Tưởng Giới Thạch1887-1975特級上將Trung Hoa Dân quốc1935[4]Cấp bậc ban đầu của Tưởng là Thượng tướng, đến năm 1935 mới được thăng hàm Đặc cấp Thượng tướng, dù ông đã nắm chức Tổng tư lệnh tối cao từ năm 1928.
Francisco Franco1892-1975GeneralísimoTây Ban Nha1936[5]
Benito Mussolini1883–1945Primo Maresciallo dell'ImperoPhát xít Ý1938
Hermann Göring1893-1946ReichsmarschallĐức Quốc xã1941
Iosif Stalin1879–1953ГенералиссимусLiên Xô1945[6]Giữ chức Tổng tư lệnh tối cao từ năm 1941, đến năm 1943 được phong hàm Nguyên soái, đến năm 1945 được tôn phong Đại nguyên soái[7].
Lon Nol1913-1985Ouk Dam Nea EkCộng hòa Khmer1970[8]
George Washington1732–1799General of the ArmiesHoa Kỳ1976Sinh thời Washington chỉ giữ chức Tổng tư lệnh tối cao nhưng không mang quân hàm cụ thể nào. Được truy phong hàm Đại thống tướng năm 1976.
Kim Il-sung1912-1994대원수Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên1992[9]Nhận chức Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên từ năm 1948. Năm 1953, được tôn phong hàm Nguyên soái, đến năm 1992 được tôn phong lên Đại Nguyên soái.
Than Shwe1933-nayBo Gyoke Hmu GyiMyanmar1992
Kim Jong-il1942-2011대원수Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên2012[10]Nhận chức Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên từ năm 1994. Năm 1992, được tôn phong hàm Nguyên soái. Truy phong Đại Nguyên soái năm 2012.

Một số Đại thống lĩnh chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách một số nhân vật chính trị nổi tiếng trong lịch sử cũng từng tự xưng hoặc được tôn xưng là Đại thống lĩnh nhưng không thuộc giới quân sự hoặc nắm thực quyền quân sự tối cao. Một số nhân vật chỉ huy quân sự của các lực lượng không chính quy cũng được liệt kê vào đây.

TênThời gian sốngCấp bậcChỉ huyNăm tôn phongPhụ chú
Anton Ulrich von Braunschweig1714-1774ГенералиссимусNga1740Do vợ là Nữ hoàng Nga Anna Leopoldovna phong cấp Tổng thống lĩnh nhưng không chỉ huy quân đội và cũng không nắm quyền.
Henri Christophe1767–1820GénéralissimeHaiti1807Tổng thống Haiti
Miguel Hidalgo y Costilla1753–1811GeneralísimoMéxico1810Lãnh tụ quân khởi nghĩa trong Chiến tranh giành độc lập Mexico
Mutsuhito1852–1912大元帅Nhật Bản1872Thiên hoàng Nhật Bản. Không nắm thực quyền quân sự
Cao Tông1852–1919대원수nhà Triều Tiên1897Hoàng đế Hàn Quốc.
Máximo Gómez1836–1905GeneralísimoCuba1898Lãnh tụ quân khởi nghĩa trong Chiến tranh giành độc lập Cuba
Thuần Tông1874-1926대원수nhà Triều Tiên1907 Hoàng đế Hàn Quốc.
Yoshihito1879–1926大元帅Nhật Bản1912Thiên hoàng Nhật Bản. Không nắm thực quyền quân sự
Tôn Trung Sơn1866-1925大元帅Trung Hoa Dân quốc1917Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân quốc. Không nắm thực quyền quân sự
Hirohito1901–1989大元帅Nhật Bản1926Thiên hoàng Nhật Bản. Không nắm thực quyền quân sự
Victor Emmanuel III1869-1947Primo Maresciallo dell'ImperoVương quốc Ý1938Vua của Ý. Không nắm thực quyền quân sự
Mao Trạch Đông1893–1976大元帅Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa1955[11]Từ chối nhận quân hàm [12].

Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Pakistan[sửa | sửa mã nguồn]

Đế quốc La Mã La Mã Thần thánh / Đế quốc Áo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Stephen L Hardin, Angus McBride: The Alamo 1836 (2001) Osprey. pp24, 100
  2. ^ John McGroarty:The Gray Man of Christ: Generalissimo Foch (1919) Los Angeles, Walter A Abbott
  3. ^ Stanley Walker: Generalissimo Rafael L. Trujillo (1955) Caribbean Library
  4. ^ Jay Taylor:The Generalisimo:Chiang Kai-shek and the struggle for modern China (2009) Harvard Press
  5. ^ Cover Lưu trữ 2012-09-15 tại Wayback Machine, TIME magazine, 18 Oct 1943
  6. ^ Joseph Stalin was appointed Generalissimus of the Soviet Union. See: Ivan Aleksandrovich Venediktov, Selskokhozyaystvennaya yentsiklopediya, Vol. 4, Gos. izd-vo selkhoz, 1956, p. 584. (tiếng Nga)
  7. ^ Tuy nhiên, Stalin không đồng ý bất kỳ sự thay đổi dấu hiệu phân biệt nào của cấp bậc này và vẫn giữ nguyên dấu hiệu và quân phục Nguyên soái như tất cả các Nguyên soái Liên Xô khác.
  8. ^ Conboy, FANK: A History of the Cambodian Armed Forces, 1970-1975 (2011), p. 15.
  9. ^ “The Daily Yomuiri, ngày 29 tháng 9 năm 2010, Kim Jong Un spotlighted / 'Heir apparent' promoted to general, makes DPRK media debut”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2010.
  10. ^ The Australian, ngày 15 tháng 2 năm 2012, Late Kim Jong-il awarded highest honour by North
  11. ^ Do Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tôn phong
  12. ^ Trung Quốc: Lịch sử chế độ quân hàm và 10 vị nguyên soái đầu tiên
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_th%E1%BB%91ng_l%C4%A9nh