Wiki - KEONHACAI COPA

Tố Uyên (diễn viên)

Nghệ sĩ ưu tú
Tố Uyên
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Tố Uyên
Ngày sinh
19 tháng 7, 1948 (75 tuổi)
Nơi sinh
Thanh Oai, Hà Tây, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Chồng
Lưu Quang Vũ (1969 – 1972)
Con cái
Lưu Minh Vũ
Đào tạoTrường Múa Việt Nam
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2011)
Sự nghiệp điện ảnh
Tác phẩmNga trong Con chim vành khuyên
Website

Tố Uyên (sinh ngày 19 tháng 7 năm 1948) là một nữ diễn viên điện ảnh người Việt Nam. Bà nổi tiếng nhất với vai Nga trong bộ phim điện ảnh cách mạng năm 1961 Con chim vành khuyên[1] và đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào đợt 7 năm 2011.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tố Uyên, tên đầy đủ là Nguyễn Tố Uyên, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1948. Quê quán của bà ở huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội).[2][3] Gia đình bà là gia đình nhà giáo, sống trong một căn nhà ở đầu phố Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.[4][5] Bà là họ hàng xa của giáo sư Nguyễn Văn Huyên.[6] Mẹ bà đã mất khi bà lên 9 tuổi và bà ở với người mẹ kế.[7][8]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở thiếu thời, Tố Uyên là thành viên Câu lạc bộ thiếu niên Hà Nội và sinh hoạt tại Nhà văn hóa thủ đô.[9][10] Bà đã tham gia diễn kịch trong đoàn kịch Măng Non của thành phố.[11] Từ khi lên 10 tuổi, bà bắt đầu tham gia lồng tiếng trong những vở phát thanh và phim hoạt họa của Xưởng phim truyện Việt Nam, trong số đó có Ngô, khoai, sắn – được cho là bộ phim hoạt họa đầu tiên của Việt Nam.[8]

Năm 1961, thông qua lời giới thiệu của nhà quay phim Nguyễn Đăng Bảy, Tố Uyên được tuyển đóng vai Nga trong bộ phim tốt nghiệp của đạo diễn Nguyễn Văn Thông: Con chim vành khuyên.[12][13] Khi đó, bà mới 13 tuổi.[14] Là cuốn phim thuộc thời kỳ đầu điện ảnh cách mạng Việt Nam, Con chim vành khuyên nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam thập niên 1960 khi đem về giải Đặc biệt hạng mục phim ngắn từ ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary[15][16] – là một trong số nhũng bộ phim Việt Nam đầu tiên có giải thưởng lớn tại đấu trường quốc tế,[17][18] làm nên tên tuổi Hãng phim truyện Việt Nam[19] – và ghi dấu tài năng diễn xuất của bà lên công chúng suốt nhiều năm.[16][20] Thậm chí, tuy sau này đã đóng vô số phim khác nhau, vẫn không có vai nào của bà đạt được phong độ như vai diễn cũ.[21]

Sau thành công lớn này, Tố Uyên đã được nhà nước cử đi học Trường Múa Việt Nam.[16] Tại đây, bà học cả piano và là học trò của Nghệ sĩ nhân dân Thái Thị Liên.[22] Cùng trong khoảng thời gian này, bà đã nhiều lần gặp Hồ Chí Minh và được hỏi thăm về gia đình, học tập.[23][24] Năm 1966, sau khi tốt nghiệp trường múa, bà được điều về Xưởng phim truyện Hà Nội.[16][25] Đến năm 1967 thì bà hoạt động tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, tham gia diễn chính trong nhiều vở múa lớn như "Cô Sao", "Núi rừng lên tiếng",...[11][1] Năm 1969, nữ nghệ sĩ tiếp tục trở lại Xưởng phim Hà Nội để đóng vai chính phim Cô giáo vùng cao.[26][16] Tác phẩm này đã nhận được bằng khen tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 tổ chức năm 1973.[27][28] Trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, bà từng hai lần đi phục vụ biểu diễn ở chiến trường để khích lệ, động viên các chiến sĩ và thương binh Quân đội nhân dân Việt Nam.[12][29] Bà cũng tham gia làm thuyết minh phim trực tiếp cho nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.[12] Tuy nhiên, bà đã gặp phải nhiều bất cập tại hãng phim Việt Nam[16] và đến năm 1985 thì chuyển về làm việc tại FAFIM Việt Nam.[25]

Sau khi chuyển công tác sang FAFIM, Tố Uyên dần không còn hoạt động nhiều ở lĩnh vực điện ảnh, chỉ tham gia các vai diễn ngắn của truyền hình công an, còn công việc chủ yếu là thuyết minh phim, sửa morat,[a] thỉnh thoảng viết báo cộng tác.[16][30] Trong những năm thập niên 90, bà đã hoạt động mạnh trở lại với tư cách là nhà thơ và có bài in trên báo Tiền phong.[31] Năm 1999, bà cho in tập thơ Ngày ấy mưa rơi do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, gồm 25 bài thơ, đi kèm đó là tư liệu xoay quanh tình yêu và hôn nhân của bà với Lưu Quang Vũ.[32][33]

Vào năm 2011, bà được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho lĩnh vực Điện ảnh, bên cạnh hai diễn viên khác là Đức LưuKim Chi.[34] Trước khi có được danh hiệu này, bà đã phải làm hồ sơ xin xét duyệt ba lần và chờ đợi 10 năm.[35][36] Nhiều báo chí từng gọi tên bà đi kèm "Nghệ sĩ ưu tú", tuy nhiên lúc hỏi rõ mới biết bà chưa có danh hiệu trên.[12][37] Hậu về hưu, bà đảm nhận chức vụ Trưởng ban Đối ngoại Hội Khuyến học Việt Nam kiêm phó giám đốc Trung tâm phát triển hướng nghiệp cộng đồng của hội.[8][22] Bà cũng là hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Múa Việt NamHội Nhà văn Hà Nội.[12]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

NămPhimVai diễnĐạo diễnHãng phimNguồn
1962Con chim vành khuyênNgaNguyễn Văn Thông, Trần Vũ (phó đạo diễn)Xưởng phim truyện Hà Nội[25][38]
1964Nổi gióMaiHuy Thành, Lê Bá HuyếnHãng phim truyện Việt Nam
1967Biển gọiCô SaoNguyễn Tiến Lợi, Nguyễn Ngọc Trung
1969Cô giáo vùng caoTô Thị DỉnhNông Ích Đạt, Long Vân (phó đạo diễn)Xưởng phim truyện Hà Nội
1971Truyện vợ chồng anh LựcLụaTrần VũHãng phim truyện Việt Nam
1973Những ngôi sao biểnNhànĐặng Nhật Minh
1974Dòng sông âm vangDungNguyễn Đỗ Ngọc
1975Ngày lễ ThánhNhàiBách Diệp

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

NămPhimVai diễnĐạo diễnHãng phimNguồn
2017Hoa cỏ may (phần 3)Mẹ ThủyLưu Trọng NinhTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam[39]

Phim hoạt hình[sửa | sửa mã nguồn]

NămPhimHãng phimGhi chúNguồn
1961Ngô, khoai, sắnHãng phim Việt NamĐược cho là phim hoạt họa đầu tiên của Việt Nam[8]

Vở múa[sửa | sửa mã nguồn]

NămVở múaVai diễnNguồn
"Cô Sao"[37]
"Núi rừng lên tiếng"
"Chị Sứ"
"Hòn Đất"[39]

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

NămTập thơNguồn
1999Ngày ấy mưa rơi[33]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Mối tình đầu của bà là với nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Hai người từng quen nhau từ thuở nhỏ, cùng sinh hoạt tại đội ca múa Cung Thiếu nhi Hà Nội.[39] Đến năm 1969, cả hai kết hôn rồi năm 1970 bà hạ sinh con trai là Lưu Minh Vũ.[4][8] Sau ba năm chung sống, bà và chồng đã ly hôn vào 1972 khi con chưa đầy hai tuổi;[40][41] Lưu Quang Vũ sau đó tiến đến hôn nhân với nhà thơ Xuân Quỳnh.[16] Lý do ly hôn được cho là do mặc cảm về sự nghiệp của Lưu Quang Vũ.[4][29][42]

Sau khi ly hôn, bà trở thành mẹ đơn thân và một mình nuôi con trai khôn lớn.[39] Do tiền lương ít ỏi, bà đi kiếm việc làm thêm, trong đó có cả công việc bê vác, vận chuyển các băng phim.[16] Bà từng có vài mối tình qua lại nhưng đều không đi đến đâu.[7] Tính đến năm 2007, Tố Uyên đã lên chức bà nội và có hai người cháu trai.[8] Hiện bà đang cư trú tại một ngôi nhà nhỏ ở phố Tô Hiến Thành, Hà Nội.[43]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Là công việc đọc và sửa chính tả, hiệu đính.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Ba 'bông hồng' của dòng phim cách mạng Việt Nam”. Tiền phong. Tiin. 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam 1994, tr. 403.
  3. ^ Minh Lê 1995, tr. 476.
  4. ^ a b c Hồng Thanh Quang (13 tháng 10 năm 2008). “Nghệ sĩ Tố Uyên: Giá mình biết tha thứ hơn...”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Trần Trọng Đăng Đàn 2010, tr. 456.
  6. ^ Nguyễn Nữ Kim Hạnh 2003, tr. 276.
  7. ^ a b “Tố Uyên - chim vành khuyên ướt cánh”. Công an nhân dân. 25 tháng 5 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ a b c d e f “Nghệ Sĩ Tố Uyên: Nối dài niềm yêu thương còn dang dở”. Tuổi Trẻ. 15 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ Lê Minh Huệ (23 tháng 10 năm 2014). "Con chim vành khuyên": Từ bài thi tốt nghiệp ...”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ Châu Mỹ (13 tháng 12 năm 2015). “NSƯT Tố Uyên: 'Lưu Quang Vũ là mối tình sâu sắc nhất của tôi'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ a b Tân Phong (19 tháng 8 năm 2008). “Thành danh từ thuở thiếu thời”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ a b c d e Hoàng Phương (26 tháng 8 năm 2009). “Nghệ sĩ Tố Uyên: Không "cay cú" nhưng cũng "ngậm ngùi". Gia đình & Xã hội. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ PV (10 tháng 8 năm 2011). “Con chim vành khuyên: Ngày ấy, bây giờ”. Giáo dục và Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  14. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam 1994, tr. 404.
  15. ^ Lê Hồng Lâm 2018, tr. 31.
  16. ^ a b c d e f g h i Ngọc An (29 tháng 8 năm 2015). “Cuộc đời đầy nước mắt của diễn viên Tố Uyên”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  17. ^ Lê Minh Huệ (23 tháng 10 năm 2014). "Con chim vành khuyên": Từ bài thi tốt nghiệp ...”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  18. ^ Nhà văn quân đội: kỷ yếu và tác phẩm, tập 7. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 1998. tr. 364. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  19. ^ Thu Cúc (22 tháng 9 năm 2017). “Những bộ phim làm nên thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam”. Tri thức và Cuộc sống. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  20. ^ “Những bộ phim đem Điện ảnh Việt ra trường Quốc tế”. Báo Bắc Giang. PetroTimes. 5 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  21. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam 1994, tr. 405.
  22. ^ a b Long Nghệ (2 tháng 3 năm 2010). “Nỗi nhớ của Con chim vành khuyên”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ “Chuyện chưa biết về mối tình đầu của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ”. Người đưa tin. 17 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ “Nghệ sĩ Tố Uyên: "Bác Hồ ơi, cháu nhớ Bác nhiều". Công an nhân dân. 18 tháng 5 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ a b c Trần Trọng Đăng Đàn 2010, tr. 457.
  26. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2003, tr. 264.
  27. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2003, tr. 265.
  28. ^ Trần Trọng Đăng Đàn 2010, tr. 768-769.
  29. ^ a b 'Có trách thì trách Xuân Quỳnh...'. Báo điện tử Tổ quốc. 8 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  30. ^ Tố Uyên (28 tháng 12 năm 2006). “Tố Uyên: "Có lúc tôi đã nghĩ đến cái chết...". Dân trí. Tiếp thị & Gia đình. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  31. ^ “Truân chuyên hồng nhan phố Huế”. Người lao động. Tiền phong. 16 tháng 5 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  32. ^ Ngô Minh (25 tháng 12 năm 2014). “Tố Uyên - Lưu Quang Vũ, một mối tình thơ”. Công an Thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  33. ^ a b Tố Uyên (1999). Ngày ấy mưa rơi. Nhà xuất bản Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  34. ^ “Chờ hàng chục năm không được phong NSƯT”. Báo Hòa Bình. VietNamNet. 15 tháng 7 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  35. ^ Hoàng Vy (11 tháng 4 năm 2013). “Vì sao nghệ sĩ Văn Hiệp không có danh hiệu gì?”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  36. ^ Lê Nhi (9 tháng 7 năm 2015). “Xét phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú: Vẫn nặng cơ chế XIN - CHO!”. Công luận. Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  37. ^ a b Đình Hoàng (4 tháng 9 năm 2009). 'Chim vành khuyên' Tố Uyên: Chưa là Nghệ sỹ ưu tú?!”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  38. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam 1994, tr. 403-404.
  39. ^ a b c d Phương Bùi (15 tháng 1 năm 2017). “Trải lòng về cố thi sĩ Lưu Quang Vũ”. Lao động thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  40. ^ 'Đừng để mẹ tôi nói về Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ'. Zing News. 9 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  41. ^ Tuy Hòa (3 tháng 4 năm 2018). “Ba người đẹp lưu dấu trong thơ Lưu Quang Vũ”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  42. ^ “NSƯT Tố Uyên: 'Lưu Quang Vũ là mối tình sâu sắc nhất của tôi'. Báo điện tử VOV. 13 tháng 12 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  43. ^ Hà Tùng Long (29 tháng 10 năm 2018). “NSƯT Tố Uyên: "Cuộc đời tôi vinh quang và cay đắng song hành". Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91_Uy%C3%AAn_(di%E1%BB%85n_vi%C3%AAn)