Wiki - KEONHACAI COPA

Tỉnh ủy Bắc Giang

Tỉnh ủy Bắc Giang


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XIX
(2020 - 2025)
Cơ cấu tỉnh ủy
Bí thưDương Văn Thái
Phó Bí thư (2)Lê Thị Thu Hồng -T.trực
Lê Ánh Dương
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy (15)Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX
Tỉnh ủy viên (51)Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quảnBan chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năngCơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh Bắc Giang
Cấp hành chínhCấp Tỉnh
Văn bản Ủy quyềnĐiều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởiĐại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ10 Đường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang
Trang webhttp://tinhuybacgiang.org.vn
Lịch sử
Tiền thân
8/1929Ban chấp hành Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh - Bắc Giang
2/1930Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang
8/1940Ban chấp hành cán sự Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
6/1945Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
1/1963Ban chấp hành Đảng bộ Thường trực Tỉnh uỷ lâm thời Hà Bắc
1/1997Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang

Tỉnh ủy Bắc Giang hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, hay Đảng ủy tỉnh Bắc Giang. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy hiện nay là ông Dương Văn Thái.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh ủy Bắc Giang có tiền thân từ Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh - Bắc Giang được thành lập ngày 4/8/1929 tại núi Hồng Vân (núi Lim, Tiên Du), gồm hơn 20 hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên của 2 tỉnh được triệu tập.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tháng 2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh-Bắc Giang đổi tên thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang.

Trong khoảng thời gian từ 1930-1940 tỉnh ủy được chỉ đạo trực tiếp từ Xứ ủy Bắc Kỳ, các ủy viên xứ ủy thường là người đứng đầu tỉnh ủy.

Tháng 8/1940, thành lập đảng bộ riêng với tên gọi Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang do Xứ ủy Bắc Kỳ cử Trần Quốc Hoàn làm Trưởng ban.

Cuối tháng 6/1945 Ban cán sự tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại ấp Quan Đình (Phú Bình). Hội nghị đã thành lập Ban Chấp hành Đảng và bầu bí thư tỉnh ủy là Nguyễn Trọng Tỉnh. Ban cán sự tỉnh Bắc Giang đổi tên thành tỉnh ủy Bắc Giang.

Từ ngày 7/1/1963 hợp nhất 2 tỉnh ủy Bắc NinhBắc Giang, và thành lập Thường trực Tỉnh uỷ lâm thời Hà Bắc. Ngày 6/11/1996 tỉnh Hà Bắc được tách trở lại thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ 1/1997 tái lập tỉnh ủy Bắc Giang, bí thư tỉnh ủy lâm thời là Đỗ Bình Dương.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh ủy Bắc Giang gồm các cơ quan tham mưu và đơn vị trực thuộc sau[2]:

  • Văn phòng Tỉnh ủy
  • Ban tổ chức Tỉnh ủy
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
  • Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy
  • Ban Dân vận Tỉnh ủy
  • Ban Bảo vệ sức khỏe tỉnh
  • Báo Bắc Giang
  • Trường chính trị tỉnh
  • Ban Nội chính Tỉnh ủy
  • Các huyện ủy trực thuộc tỉnh
  • Đảng ủy Phân đạm hóa chất Hà Bắc
  • Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh
  • Đảng ủy các cơ quan tỉnh
  • Đảng ủy Quân sự
  • Đảng ủy Công An tỉnh.

Bí thư tỉnh ủy[sửa | sửa mã nguồn]

Bí thư Tỉnh ủy là người đứng đầu Đảng bộ tỉnh. Bắc Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh nên các bí thư tỉnh ủy thường là Ủy viên Trung ương Đảng.

Giai đoạn 1930-1948[sửa | sửa mã nguồn]

STTTênNhiệm kỳChức vụGhi chú
1Phạm Văn Chất8-11/1929Bí thư Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh-Bắc GiangBị Pháp bắt
2Trần Quốc Hoàn8/1940-12/1940Trưởng ban Ban cán sự tỉnh Bắc GiangBị Pháp bắt
3Trần Quốc Tuân12/1940-6/1941Trưởng ban Ban cán sự tỉnh Bắc GiangBị Pháp bắt
4Nguyễn Văn Lục6/1941-12/1941Trưởng ban Ban cán sự tỉnh Bắc GiangXứ ủy Bắc Kỳ điều động công tác khác
5Ngô Thế Sơn1/1942-7/1944Trưởng ban Ban cán sự tỉnh Bắc GiangXứ ủy Bắc Kỳ phân công nhiệm vụ khác
6Nguyễn Trọng Tỉnh7/1944-6/1945Trưởng ban Ban cán sự tỉnh Bắc Giang
Trưởng ban công tác đội của An toàn khu
6/1945-6/1946Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangTrung ương Đảng điều động công tác khác
7Đinh Đức Thiện6/1946-1947Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang
Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Giang
Trung ương Đảng điều động
8Hoàng Quốc Thịnh1947-6/1948Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang
Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Bắc Giang

Giai đoạn 1948-1963[sửa | sửa mã nguồn]

STTĐại hội Đảng bộTênNhiệm kỳChức vụPhó Bí thưGhi chú
1ILê Hoàng6/1948-11/1949Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang-
2IIBùi Việt Hồng11/1949-12/1950Bí thư Tỉnh uỷ Bắc GiangNguyễn Văn Thành
3Trần Trung12/1950-4/1951Bí thư Tỉnh uỷ Bắc GiangNguyễn Văn ThànhLiên khu uỷ Việt Bắc điều đồng
III4/1951-3/1961Bí thư Tỉnh uỷ Bắc GiangKim Ngọc

Giai đoạn 1963-1996[sửa | sửa mã nguồn]

STTĐại hội Đảng bộTênNhiệm kỳChức vụPhó Bí thưGhi chú
1-Trần Trung1/1963-10/1963Bí thư tỉnh ủy lâm thời Hà BắcNguyễn Ly
Phương Minh Nam
Ngô Duy Phương
Phạm Văn Quyện
I10/1963-1964Bí thư tỉnh ủy Hà BắcNguyễn Ly
Phương Minh Nam
2Lê Quang Tuấn1964-6/1971Bí thư tỉnh ủy Hà BắcPhương Minh Nam
II6/1971-6/1976Đỗ Văn
Phương Minh Nam
3IIIVũ Thơ6/1976-6/1977Bí thư tỉnh ủy Hà BắcĐỗ Văn
Phương Minh Nam
IV6/1977-11/1979Nguyễn Thanh Quất
Trương Thế Cửu
V11/1979-1/1983Nguyễn Thanh Quất
Trương Thế Cửu
4VINguyễn Thanh Quất1/1983-10/1986Bí thư tỉnh ủy Hà BắcTrương Thế Cửu
Nguyễn Huy Duyên
VII10/1986-11/1991Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc
Mai Thúc Lânđến tháng 10/1990
Ngô Đình Loan
Đỗ Bình Dươngtừ tháng 10/1990
5VIIIĐỗ Bình Dương11/1991-4/1996Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc
Ngô Đình Loan
Lê Xuân Sơ
IX4/1996-12/1996Ngô Đình Loan
Nguyễn Ty


Giai đoạn 1996-nay[sửa | sửa mã nguồn]

      Ủy viên Trung ương Đảng       Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết

STTĐại hội Đảng bộTênNhiệm kỳChức vụPhó Bí thưGhi chú
1-Đỗ Bình Dương1/1997-11/1997Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Bắc GiangPhạm Thị Hải Chuyền
Nguyễn Quốc Cường
XIV11/1997-1998Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangPhạm Thị Hải Chuyền
Nguyễn Quốc Cường
2Nguyễn Quốc Cường1998-12/2000Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangPhạm Thị Hải Chuyền
Hoàng Thanh Khiếtbổ sung từ 5/1999
XV12/2000-3/2005Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangPhạm Thị Hải Chuyềnđến 6/2001
Hoàng Thanh Khiết
Đào Xuân Cầntừ 5/2004
3Đào Xuân Cần4/2005-12/2005Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangHoàng Thanh Khiết
Thân Văn Mưutừ 2005
XVI12/2005-8/2010Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangThân Văn Mưu
Dương Văn Trọng
Nguyễn Đăng Khoabổ sung 4/2008
Nông Quốc Tuấnbổ sung 4/2009
4Nông Quốc Tuấn8/2010-10/2010Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangNguyễn Đăng Khoa
Dương Văn Trọng
XVII10/2010-6/2012Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangBùi Văn Hải
Thân Văn Khoa
5Trần Sỹ Thanh6/2012-2/2015Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangBùi Văn Hải
Thân Văn Khoa
6Bùi Văn Hải2/2015-10/2015Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangThân Văn Khoa
Nguyễn Văn Linhbổ sung 4/2015
XVIII10/2015-10/2020Bí thư Tỉnh ủy Bắc GiangLê Thị Thu HồngThường trực
Nguyễn Văn Linh
Dương Văn Thái10/2019
7XIXDương Văn Thái10/2020-nayBí thư Tỉnh ủy Bắc GiangLê Thị Thu HồngThường trực
Lê Ánh Dương

Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX (2020 - 2025)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15/10/2020, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã ra mắt Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX.[3]

STTHọ và tênChức vụ
1Dương Văn TháiỦy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Giang
2Lê Thị Thu HồngPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh [4]
3Lê Ánh DươngPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh
4Phạm Văn ThịnhTrưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
5Lê Ô PíchPhó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh
6Đỗ Đức HàTrưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
7Vũ Trí HảiBí thư Thành uỷ Bắc Giang
8Đại tá Nguyễn Quốc ToảnGiám đốc Công an tỉnh
9Đại tá Phạm Văn TạoChỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh [5]
10Nguyễn Thị HươngChủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
11Tống Ngọc BắcTrưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy
12Trần Công ThắngChủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
13Lâm Thị Hương ThànhPhó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
14Vũ Mạnh ThắngTrưởng ban Nội chính Tỉnh ủy
15Mai SơnPhó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh

Cơ quan tham mưu Tỉnh ủy[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng Tỉnh ủy[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các ban, cơ quan của Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ.

Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của Tỉnh uỷ và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của Tỉnh ủy. Đồng thời quản lý mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ tỉnh.

Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng tỉnh ủy Bắc Giang có nhiệm vụ sau:

  • Nghiên cứu, đề xuất
  1. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình công tác và Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.
  2. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
  3. Tham mưu, đề xuất, thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh uỷ.
  4. Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp uỷ.
  • Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
  1. Công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ; chế độ cung cấp thông tin cho cấp uỷ viên và các tổ chức; theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
  2. Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh uỷ. Chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác thông tin, báo cáo phục vụ sự lãnh đạo của cấp uỷ và chế độ lưu trữ bảo mật của Đảng, Nhà nước ở văn phòng cấp uỷ cấp dưới theo quy định.
  3. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, tài sản của Đảng ở các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ và văn phòng cấp uỷ cấp dưới; thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ tài chính - kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh uỷ.
  • Thẩm định, thẩm tra
  1. Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ về: yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.
  2. Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (nếu có khả năng hoặc được Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao).
  • Phối hợp công tác
  1. Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tham gia với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương về công tác tư pháp; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  2. Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành động do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ ban hành.
  3. Với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh uỷ và văn phòng cấp uỷ trực thuộc Tỉnh ủy theo phân cấp.
  4. Với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ và các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh để tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh uỷ.
  5. Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao
  1. Là đầu mối giúp Thường trực Tỉnh uỷ xử lý công việc hằng ngày; tham mưu sắp xếp chương trình công tác của đồng chí Bí thư, các Phó Bí thư Tỉnh ủy và một số hoạt động của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo quy chế làm việc và chương trình công tác; phối hợp, điều hoà hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ.
  2. Tiếp nhận và phối hợp tham mưu xử lý đơn, thư gửi đến Tỉnh uỷ; kiến nghị với Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn thư được Thường trực Tỉnh uỷ giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân.
  3. Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh uỷ và hoạt động của các cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban, cơ quan thuộc Tỉnh uỷ. Giúp Tỉnh uỷ thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.
  4. Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội; giúp Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh theo quy định của pháp luật, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng về lưu trữ.
  5. Là đại diện chủ sở hữu tài sản của Tỉnh uỷ; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng hằng năm đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách của Tỉnh ủy. Bảo đảm điều kiện vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy; đồng thời bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các ban, cơ quan của Tỉnh uỷ, các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.
  6. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ; hướng dẫn công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu đối với văn phòng cấp uỷ cấp dưới, các ban, cơ quan thuộc Tỉnh uỷ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh.
  7. Tham gia tổ chức, phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh; hội nghị của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; các hội nghị do Thường trực Tỉnh uỷ triệu tập; các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
  8. Tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ông Dương Văn Thái được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang”.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang”.
  4. ^ “Bắc Giang có tân Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026”.
  5. ^ “Bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang”.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh_%E1%BB%A7y_B%E1%BA%AFc_Giang