Wiki - KEONHACAI COPA

Tôn Thiều

Tôn Thiều
Tên chữCông Lễ
Thông tin cá nhân
Sinh188
Mất241
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Tôn Dị, Tôn Khải
Nghề nghiệpquân nhân
Quốc tịchĐông Ngô

Tôn Thiều (chữ Hán: 孙韶, 188 – 241), tự Công Lễ (公禮), người Thọ Xuân, quận Ngô,[1] tông thất, tướng lãnh nhà Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Du Thiều vốn mang họ Du, là cháu gọi Tôn Hà (con nuôi nhà họ Du) bằng bác, nhờ được Tôn Sách yêu mến, ban cho họ Tôn, liệt vào tông tộc.

Thiều lên 17 tuổi (204), thu nhặt những bộ hạ còn lại của Tôn Hà (đã đi Đan Dương dẹp loạn), sửa sang kinh thành. Ông dựng lâu lỗ [2], tu sửa khí cụ sẵn sàng chống địch. Quyền nghe tin ở Đan Dương, từ Tiêu Khâu[3] về, ghé qua Đan Dương (cuộc nổi loạn đã bị dẹp xong), rồi đưa quân về Ngô quận. Quyền đến dưới kinh thành (thành Ngô huyện thuộc Ngô quận) trong đêm, thử tấn công nhằm gây sợ hãi, không ngờ binh sĩ trên thành nhận lệnh phòng bị, tiếng hô dậy đất, tên bắn như mưa, sứ giả Quyền đợi trời sáng mới bảo họ ngừng được. Hôm sau gặp Thiều, Quyền rất xem trọng, lập tức bái làm Thừa liệt hiệu úy, cho thống lãnh bộ khúc của Tôn Hà (đã bị giết hại ở Đan Dương), ăn lộc 2 huyện Khúc A, Đan Đồ, được tự đặt các chức (huyện) trưởng, lại như Hà trước đây. Sau Tôn Thiều thăng chức thái thú Quảng Lăng, Thiên tướng quân.[4]

Năm 222, Tôn Quyền được Ngụy Văn đế Tào Phi phong vương, Thiều được thăng làm Dương uy tướng quân, tước Kiến Đức hầu.[4]

Năm 229, Tôn Quyền xưng đế, phong Thiều làm Trấn bắc tướng quân. Thiều làm tướng ở biên thùy mấy chục năm, giỏi vỗ về sĩ tốt, bọn họ sẵn lòng chết vì ông. Thường tiến hành dò xét tình hình bờ cõi, nắm bắt động tĩnh mà có chuẩn bị, nên ít khi thất bại. Thanh, Từ, Nhữ, Bái có rất nhiều người quy phụ, sau khi ông đóng đồn ở Tân Giang thuộc Hoài Nam thì quân Ngụy rút về thật xa, vùng Từ, Tứ, Giang, Hoài hàng trăm dặm không có người sanh hoạt.[4]

Sau khi chiếm Kinh Châu (219), Tôn Quyền dời đô về Vũ Xương, Thiều không được gặp hơn 10 năm. Quyền dời đô về Kiến Nghiệp (229), ông mới được vào triều. Quyền hỏi về thành trì, nhân sự ở Thanh, Từ, tên họ của các tướng Ngụy, Thiều đều nắm rõ, đối đáp trôi chảy. Lúc này ông mình dài 8 thước, dáng vẻ nho nhã, Quyền vui mừng nói: Trẫm đã lâu không gặp Công Lễ, không ngờ tiến bộ thế này. Được gia lãnh U Châu mục, giả tiết.[4]

Năm 241, mất. Con là Việt kế tự.[4]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Thiều có năm con trai Khải, Việt, Dị, Dịch, Khôi.

  • Tôn Khải (孫楷), thay em làm Kinh Hạ đốc, quan đến Xa kỵ tướng quân, Lâm Thành hầu.
  • Tôn Việt (孫越), thay cha trấn thủ Kinh Khẩu, quan đến Hữu tướng quân, tập tước Kiến Đức hầu.
  • Tôn Dị (孫異), quan đến Lĩnh quân tướng quân.
  • Tôn Dịch (孫奕), quan đến Tông chính khanh.
  • Tôn Khôi (孫恢), quan đến thái thú Vũ Lăng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thọ Xuân, nay là Phú Dương, Chiết Giang
  2. ^ Lâu lỗ (chữ Hán: 楼橹 hay 楼樐; lâu nghĩa là lầu, lỗ là mộc chắn tên) là loại đài cao được xây dựng để trông xa, nhằm phục vụ việc phòng thủ trong chiến tranh đời xưa, hình dáng gọn nhẹ có thể lắp đặt trên xe, thuyền…
  3. ^ Tiêu Khâu (椒丘), nay là phía bắc Tân Kiến, Giang Tây.
  4. ^ a b c d e Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngô thư, quyển 6, Tông thất truyện.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Thi%E1%BB%81u