Wiki - KEONHACAI COPA

Tôn Thất An

Tôn Thất An
Tên khác尊室安 (sử dụng tại Đài Loan)
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Tôn Thất An
Ngày sinh
16 tháng 7, 1970 (53 tuổi)
Nơi sinh
Pháp
Giới tínhnam
Quốc tịchPháp
Nghề nghiệpNhà soạn nhạc
Đạo diễn
Gia đình
Bố mẹ
Tôn Thất Tiết
Nổi tiếng vìSoạn nhạc phim
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcTri-hop
Nhạc cụKeyboard
Piano
Hợp tác vớiCông ty khiêu vũ Arabesque
Tác phẩmHuyền thoại Thánh Gióng (giao hưởng)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động2018
Tác phẩmYet Untitled [Redux]
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròSoạn nhạc
Trường pháiMúa đương đại
Website

Tôn Thất An (chữ Hán: 尊室安, nghệ danh: Aaken) là nam nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và sản xuất phim người Pháp gốc Việt, định cư tại Đài Loan, anh được biết đến khi soạn nhạc cho một số phim độc lập của Việt Nam như Vợ ba (2018), Song Lang (2018), Ròm (2019) và nước ngoài như: True Mothers (朝が来る 2020), Moonlight Shadow (ムーンライト・シャドウ 2021).

Tôn Thất An sinh năm 1970 tại Pháp, trong một gia đình Việt Nam có truyền thống nghệ thuật; bố anh là nghệ sĩ Tôn Thất Tiết[1] Mẹ anh là phóng viên của BBC tại Paris.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, Tôn Thất An hợp tác với biên đạo múa người Nhật Bản Jo Kanamori và nhóm múa Noism của ông ấy. Trong năm này, anh cho ra mắt Album với tựa đề Circlesongs.[3] Năm 2009, anh tham gia viết nhạc cho chương trình "Chuyện những chiếc giày" của công ty khiêu vũ Arabesque và nghệ sĩ Tấn Lộc.[2][4] Năm 2010, hợp tác với biên đạo múa Huang Yi người Đài Loan. Năm 2013, anh là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên có tác phẩm được biểu diễn tại nhà hát Berlin Philharmonie, với tác phẩm giao hưởng Thánh Gióng viết cho đàn bầu và dàn nhạc do bố anh sáng tác[2]. Năm 2015, anh và công ty khiêu vũ Arabesque tổ chức sự kiện liên hoan nghệ thuật múa đương đại “FEEL in/out” tại Sài Gòn, cùng các nghệ sĩ thuộc nhiều loại hình nghệ thuật: vũ công, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, họa sĩ, đạo diễn.[1] Chương trình còn được tiếp tục tổ chức lần thứ hai vào năm 2016. Trong thời gian này anh và biên đạo John Huy Trần thực hiện một số MV nhạc về Sài Gòn.[2]

Năm 2018, anh sản xuất phim ngắn Yet Untitled [Redux] và được đánh giá cao tại Ici Vietnam Festival, Paris, Pháp (Liên hoan phim uy tín dành cho các nghệ sĩ, đạo diễn gốc Việt).[5]

Nhà sản xuất phim Vợ Ba từng đặt hàng nghệ sĩ Tôn Thất Tiết viết nhạc cho phim, nhưng ông từ chối; sau này Trần Thị Bích Ngọc liên hệ với Tôn Thất An và mời anh thăm quan phim trường. Cuối cùng, anh nhận lời viết nhạc cho bộ phim, và bỏ ra 3 tháng tại Đài Bắc để viết nhạc và demo;[1] nhờ sự thành công của bộ phim, sau này Tôn Thất An được Bích Ngọc và đạo diễn Trần Anh Hùng giới thiệu viết nhạc cho RòmThưa mẹ con đi đều sản xuất năm 2019.[6] Trong bộ phim Song Lang anh viết nhau theo xu hướng của các bôn phim Hồng Kông thập niên 1990.[1]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Circlesongs (Album - 2005)
  • Hyperbody (Album - 2010)
  • We were (t)here (Album - 2015)
  • Mùa xuân (bản nhạc Piano - viết tặng mẹ)[2]

Phim tự sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựa đềĐịnh dạngVai tròDiễn viênGhi chú
2008Yet Untitled [Redux]Phim ngắnTự đảm nhận: Biên kịch,

Đạo diễn, Soạn nhạc

Kết hợp: Quay phim, Dựng phim

Sùng A Lùng, Lex Chiu, Paulina Hsu, Yang Tien Yao, Huang Fu Shen[7]

Sản phẩm hợp tác, đóng góp[sửa | sửa mã nguồn]

NămSản phẩmThể loạiVai tròGhi chú
2002Le Souffle courtVideoSoạn nhạc
2007Les Garçons de la Plage
2009Chuyện kể những chiếc giàyKịch múa[2]
Sương sớm
2010Les Contes d’Hoffmann

(The Tales of Hoffmann)

Vở Ballet[8]
2011The HolePhim ngắn
Thief (小偷)
2014Spring / Dawn

(春)

Điện ảnh
2015 và 2016FEEL in/outSự kiện nghệ thuật múa
2016Warmth

(溫暖)

Điện ảnh
The Mermaid and the Whale (人魚與鯨魚)Điện ảnh
2017Apparition[9]
2018Vợ BaĐiện ảnh
Song Lang
One Body, Two Sides

(遙望彼岸)

2019Ròm
Giữa bóng tối và tâm hồn[10]
Thưa mẹ con đi
Tro tàn rực rỡĐạo diễn: Bùi Thạc Chuyên[11]
2020True Mothers

(朝が来る)

Rain in 2020

(二○二○年的一場雨)

Phim tài liệu
Be Water
Beyond our Horizon

(Hinter unserem Horizont)

[12]
2021Moonlight Shadow

(ムーンライト・シャドウ)

Điện ảnh
Last Meal

(最後一票)

[13]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Nhạc sĩ Tôn Thất An”. Robb Report Vietnam (bằng tiếng Anh). 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f “​Tôn Thất An: Hành trình về "miền thương"!”. Tuổi Trẻ Online. 26 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022. zero width space character trong |tựa đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  3. ^ “Tạp chí văn hóa - Tôn Thất An, chân dung một nghệ sĩ trẻ”. RFI. 11 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ “Chuyện kể từ những chiếc giày”. Tuổi Trẻ Online. 11 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ “Nhạc sĩ Tôn Thất An - Người sưu tầm âm thanh cuộc sống | ELLE Việt Nam”. ELLE Vietnam (bằng tiếng Anh). 9 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ “Nhạc sĩ Tôn Thất An - Đi con đường riêng thì dễ cô đơn”. www.phunuonline.com.vn. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ “Yet Untitled [redux] | The Website of [Aaken] Tôn Thất An” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ Bảo, An (7 tháng 12 năm 2021). “Tôn Thất An: Dám "sạch" như một tờ giấy trắng khi làm nhạc phim”. Vietcetera. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ “Apparition | The Website of [Aaken] Tôn Thất An” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ “Between Shadow and Soul | The Website of [Aaken] Tôn Thất An” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ “Glorious Ashes | The Website of [Aaken] Tôn Thất An” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ “Hinter unserem Horizont | The Website of [Aaken] Tôn Thất An” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ “Last Meal | The Website of [Aaken] Tôn Thất An” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Th%E1%BA%A5t_An