Wiki - KEONHACAI COPA

Suxamethonium

Suxamethonium
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/ˌsʌksɪnɪlˈkln/
Tên thương mạiQuelicin, Anectine
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngtiêm tĩnh mạch, tiêm cơ
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngNA
Chuyển hóa dược phẩmBy pseudocholinesterase, to succinylmonocholine and choline
Bắt đầu tác dụng30–60 sec (IV), 2–3 min (IM)
Thời gian hoạt động< 10 phút (IV), 10–30 phút (IM)
Bài tiếtThận (10%)
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC14H30Cl2N2O4
Khối lượng phân tử290.399 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Suxamethonium chloride, hay còn được gọi là suxamethonium hoặc succinylcholine, là một loại thuốc được sử dụng để gây tê liệt ngắn hạn, đây là một phần trong quá trình gây mê toàn thân.[1] Điều này được thực hiện để giúp điều trị nội khí quản hoặc liệu pháp sốc điện.[1] Thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào cơ bắp.[2] Khi được sử dụng qua đường tĩnh mạch, nhìn chung thuốc sẽ có tác dụng trong vòng một phút sau khi sử dụng và các hiệu ứng kéo dài đến 10 phút.[2]

Tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như huyết áp thấp, tăng sản xuất nước bọt, đau cơ và phát ban.[2] Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có như tăng thân nhiệt ác tính và phản ứng dị ứng.[3] Thuốc không được khuyến cáo sử dụng ở những người có nguy cơ tăng kali máu hoặc tiền sử bệnh cơ.[1] Sử dụng trong khi mang thai dường như an toàn cho em bé.[4] Suxamethonium thuộc họ thuốc ức chế thần kinh-cơ và là loại khử cực.[2] Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn các tác động của acetylcholine lên cơ xương.[2]

Suxamethonium được mô tả vào đầu năm 1906 và được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực y tế vào năm 1951.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Suxamethonium có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,45 đô la Mỹ đến 1,31 đô la Mỹ một liều.[7] Thông thường, thuốc có thể được gọi đơn giản là "sux".[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 426–428. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f “Succinylcholine Chloride”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “Anectine Injection - Summary of Product Characteristics (SPC) - (eMC)”. www.medicines.org.uk. ngày 12 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “Prescribing medicines in pregnancy database”. Therapeutic Goods Administration (TGA) (bằng tiếng Anh). ngày 16 tháng 12 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ a b Lee, C; Katz R. (2009). “Clinical implications of new neuromuscular concepts and agents: So long, neostigmine! So long, sux!”. J Crit Care. 24 (1): 43–9. doi:10.1016/j.jcrc.2008.08.009. PMID 19272538.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Suxamethonium Cl”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Suxamethonium