Wiki - KEONHACAI COPA

Susan Blackmore

Susan Blackmore
Blackmore năm 2014
SinhSusan Jane Blackmore
29 tháng 7, 1951 (72 tuổi)
Luân Đôn, Anh
Học vịTrường Đại học St Hilda, Oxford
Đại học Surrey
Nghề nghiệpNhà văn tự do, giảng viên, phát thanh viên
Phối ngẫu
Tom Troscianko
(cưới 1977⁠–⁠2009)

Adam Hart-Davis
(cưới 2010)
Con cái2
Trang webwww.susanblackmore.co.uk
Chú thích

Susan Jane Blackmore (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1951) là nhà văn, giảng viên, người hoài nghi, phát thanh viên người Anh và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Plymouth. Lĩnh vực nghiên cứu của bà bao gồm meme học, cận tâm lý học, ý thức và gây tiếng vang nhờ cuốn sách The Meme Machine (Cỗ máy Meme). Bà đã chấp bút viết hoặc đóng góp cho hơn 40 cuốn sách và 60 bài viết học thuật và còn đóng góp công trình của mình cho tờ báo The Guardian.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1973, Susan Blackmore tốt nghiệp Cử nhân Trường Đại học St Hilda, Oxford chuyên ngành tâm lý họcsinh lý học. Bà nhận bằng Thạc sĩ tâm lý học môi trường năm 1974 tại Đại học Surrey. Năm 1980, bà lấy bằng Tiến sĩ cận tâm lý học tại cùng trường đại học này với luận án tiến sĩ nhan đề "Nhận thức ngoại cảm như một quá trình nhận thức."[2] Trong thập niên 1980, Blackmore đã tiến hành các thí nghiệm khả năng di chuyển đồ vật bằng ý nghĩ để xem liệu con gái nhỏ của bà, Emily, có thể ảnh hưởng đến bộ tạo số ngẫu nhiên hay không. Những thí nghiệm này từng được đề cập trong cuốn sách cùng với bộ phim truyền hình dài tập Arthur C. Clarke's World of Strange Powers.[3] Blackmore còn đảm nhận việc giảng dạy tại Đại học miền Tây nước Anh ở Bristol cho đến năm 2001.[4] Sau khi dành thời gian nghiên cứu về cận tâm lý họchiện tượng huyền bí,[5] thái độ của bà đối với lĩnh vực này đã chuyển từ niềm tin sang hoài nghi.[6][7]

Bà còn là thành viên của Ủy ban Điều tra Hoài nghi (tiền thân là CSICOP)[8] và được trao Giải thưởng Hoài nghi Xuất sắc của tổ chức này vào năm 1991.[4]

Trong một bài báo đăng trên tờ The Observer về bóng đè Barbara Rowland cho biết Blackmore "có thực hiện một nghiên cứu lớn từ năm 1996 đến 1999 về những trải nghiệm 'huyền bí', hầu hết trong số đó rõ ràng đều dựa theo định nghĩa bóng đè."[9]

Blackmore còn tiến hành nghiên cứu về meme (mà bà từng viết trong cuốn sách nổi tiếng The Meme Machine) và thuyết tiến hóa. Cuốn sách của bà có nhan đề Consciousness: An Introduction (2004), là một cuốn sách giáo khoa gói gọn đủ mọi lĩnh vực nghiên cứu về ý thức.[10] Bà là thành viên ban biên tập Tạp chí Meme học (một tạp chí điện tử) từ năm 1997 đến năm 2001, và là biên tập viên tư vấn của tạp chí Skeptical Inquirer từ năm 1998.[11]

Blackmore đóng vai một trong những nhà tâm lý học được giới thiệu trên chương trình truyền hình Big Brother phiên bản nước Anh,[12] nói về trạng thái tâm lý của các thí sinh. Bà còn là người bảo trợ tổ chức Humanists UK.[2]

Blackmore từng tranh luận về sự tồn tại của Chúa với nhà biện hộ Kitô giáo Alister McGrath vào năm 2007. Năm 2018, bà đứng ra tranh luận với Jordan Peterson về việc liệu Chúa có cần thiết để tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống hay không.[13]

Năm 2017, Blackmore xuất hiện tại Đại hội Nhà Hoài nghi châu Âu (ESC) ở Cổ trấn Wrocław, Ba Lan. Đại hội lần này do Klub Sceptyków Polskich (Câu lạc bộ Nhà Hoài nghi Ba Lan) và Český klub skeptiků Sisyfos (Câu lạc bộ Nhà Hoài nghi Séc) cùng nhau tổ chức. Tại đại hội, bà cùng với Scott Lilienfeld, Zbyněk Vybíral và Tomasz Witkowski tham gia hội đồng bàn về tâm lý hoài nghi dưới sự chủ trì của Michael Heap.[14]

Meme học và văn hóa tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Video
What are memes?, Web of Stories

Susan Blackmore đã có những đóng góp trong lĩnh vực meme học.[15] Thuật ngữ meme này do chính Richard Dawkins đặt ra trong cuốn sách năm 1976 của ông có tựa đề Gen vị kỷ. Trong phần đề tựa cho cuốn sách của Blackmore mang tên The Meme Machine (1999), Dawkins nói, "Bất kỳ lý thuyết nào cũng xứng đáng được cho là điểm tốt nhất của nó, và đó là những gì Susan Blackmore trình bày lý thuyết về meme."[16] Những công trình nghiên cứu meme khác, trích dẫn từ Blackmore, có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của Robert Aunger: The Electric Meme,[17] và Jonathan Whitty: A Memetic Paradigm of Project Management.[18]

Công trình nghiên cứu meme học của Blackmore khẳng định rằng meme là bản sao tiến hóa thực sự, bản sao thứ hai giống như di truyền học phải tuân theo thuật toán Darwin và trải qua quá trình thay đổi tiến hóa.[19] Dự đoán của bà về vai trò trung tâm từ hành động bắt chước với tư cách là người tái tạo văn hóa và cấu trúc thần kinh độc nhất vô nhị đối với con người nhằm tạo điều kiện thuận lợi mãi tới gần đây mới được hỗ trợ thêm từ nghiên cứu về tế bào nơ-ron gương và sự khác biệt về mức độ cấu trúc này giữa con người và nhánh gần nhất được cho là thuộc về tổ tiên loài khỉ.[20]

Tại hội nghị TED tháng 2 năm 2008, Blackmore đã giới thiệu một loại meme đặc biệt được gọi là teme. Teme là dạng meme sinh sống trong hiện vật công nghệ thay vì trí óc con người.[21]

Tháng 9 năm 2010, Blackmore viết trên tờ The Guardian rằng bà không còn coi tôn giáo chỉ đơn giản là "vi-rút của tâm trí", "trừ khi chúng ta xoay chuyển khái niệm 'vi-rút' để bao trùm thứ gì đó hữu ích và thích ứng với vật chủ của nó cũng như thứ gì đó có hại, thì điều đó đơn giản chỉ là không áp dụng được". Blackmore đã sửa đổi quan điểm của mình khi thấy những tác động có lợi của tôn giáo, chẳng hạn như dữ liệu liên quan đến tỷ lệ sinh cao hơn với tần suất tôn thờ tôn giáo và nhận định "những người theo tôn giáo có thể hào phóng hơn và hợp tác nhiều hơn trong các trò chơi như song đề tù nhân, và việc bổ sung thêm khái niệm tôn giáo và niềm tin vào một 'nhà quan sát siêu nhiên' góp phần làm tăng tác dụng hơn nữa".[22][23]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Blackmore là người tán thành chủ trương tâm linh thế tục, người vô thần, nhà nhân văn học và người thực hành Thiền định, mặc dù bà tự nhận mình "không phải là một Phật tử" vì bà chưa chuẩn bị bước theo bất kỳ giáo lý nào khác.[24][25] Blackmore là người bảo trợ cho tổ chức Humanists UK.[26] Bà còn là cộng sự danh dự của Hội Thế tục Quốc gia.[27]

Ngày 15 tháng 9 năm 2010, Blackmore cùng với 54 nhân vật công chúng khác đã ký một bức thư ngỏ đăng trên tờ The Guardian, nêu rõ sự phản đối của họ đối với chuyến thăm cấp nhà nước của Giáo hoàng Benedict XVI tới Vương quốc Anh.[28]

Quan điểm cá nhân của Blackmore về sự hiểu biết mang tính khoa học về ý thức, bà thường tự cho mình là một người theo chủ nghĩa ảo tưởng; bà tin rằng ý thức mang tính hiện tượng là một "ảo ảnh" và "ảo tưởng lớn".[29][30]

Bà kết hôn với nhà văn Adam Hart-Davis.[12] Blackmore phải chịu đựng một đợt hội chứng mệt mỏi mãn tính vào năm 1995.[1]

Ấn phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Sách đã in[sửa | sửa mã nguồn]

  • —; Troscianko, E. (2018). Consciousness: An Introduction, (3rd ed.). London, Routledge. 2018. ISBN 1138801313. ISBN 9781317625865. OCLC 1008770304.
  • Seeing Myself : the new science of out-of-body experiences. 2018. ROBINSON. ISBN 147213737X. OCLC 1015243143.
  • Consciousness: A Very Short Introduction. Very Short Introductions. Oxford University Press. 2017 (2nd Ed). ISBN 978-0198794738. ISBN 0198794738
  • Consciousness: An Introduction, (2nd Ed). New York, Oxford University Press, Feb 2011, pb ISBN 0199739099
  • Zen and the Art of Consciousness, Oxford, Oneworld Publications (2011), ISBN 185168798X
  • Consciousness: An Introduction (2nd Ed). London, Hodder Education (2010) . doi:10.4324/9780203783986. ISBN 144410487X
  • Ten Zen Questions. Oxford: Oneworld Publications. 2009. ISBN 9781851686421. (paperback). ISBN 185168798X.
  • Conversations on Consciousness. Oxford University Press. 2005. ISBN 9780191604867.
  • Consciousness: A Very Short Introduction. Oxford University Press. 2005. ISBN 9780191578052.
  • Consciousness: An Introduction (ấn bản 1). London: Hodder & Stoughton. 2003. ISBN 9780340809099. (US ed.) ISBN 9780195153439.
  • The Meme Machine (ấn bản 1). Oxford University Press. 1999. ISBN 978-0198503651.
  • —; Hart-Davis, Adam (1995). Test your psychic powers (ấn bản 1). London: Thorsons. ISBN 978-1855384415. (US ed.). ISBN 0806996692.
  • Dying to Live: Science and the Near-death Experience. London: Grafton. 1993. ISBN 9780586092125. (US ed.). ISBN 0879758708.
  • The Adventures of a Parapsychologist (ấn bản 1). Buffalo, NY: Prometheus. 1986. ISBN 9780879753603. (2nd ed. revised). ISBN 9781573920612.
  • Beyond the Body: An Investigation of Out-of-the-Body Experiences (ấn bản 1). London: Heinemann. 1982. ISBN 9780434074709. (2nd ed.). ISBN 978089733-3443.
  • Parapsychology and out-of-the-body experiences. Hove, England: Transpersonal Books. 1978. ISBN 9780906326015.

Bài viết chọn lọc[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lisman, S.R.; Dougherty, K. (2007). Chronic Fatigue Syndrome For Dummies. John Wiley & Sons. tr. 298. ISBN 9780470117729.
  2. ^ a b “Distinguished Supporters: Dr Susan Blackmore”. British Humanist Association website. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ John Fairley; Simon Welfare (1984). Arthur C. Clarke's world of strange powers. Putnam. tr. 91. ISBN 978-0-399-13066-3.
  4. ^ a b “A Who's Who of Media Skeptics: Skeptics or Dogmatists?”. Skeptical Investigations website. Association for Skeptical Investigations. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ Blackmore 1986, tr. 163.
  6. ^ Berger, R.E. (tháng 4 năm 1989). “A Critical Examination of the Blackmore Psi Experiments”. The Journal of the American Society for Psychical Research. 83: 123–144. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ Blackmore 1986, tr. 249.
  8. ^ “CSI Fellows and Staff”. Committee for Skeptical Inquiry website. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
  9. ^ Rowlands, B. (17 tháng 11 năm 2001). “In the dead of the night”. The Observer. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  10. ^ Saunders, G. (tháng 12 năm 2003). “Is Consciousness Insoluble?”. Scientific and Medical Review. The Scientific and Medical Network. Bản gốc (book review of Consciousness: An Introduction) lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2008.
  11. ^ “Curriculum Vitae”. Susan Blackmore official website. 15 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
  12. ^ a b Susan Blackmore trên IMDb
  13. ^ “Unbelievable? Jordan Peterson vs Susan Blackmore: Do we need God to make sense of life?”. premierchristianradio.com. Premier Christian Radio. 9 tháng 6 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018.
  14. ^ Gerbic, Susan. “Skeptical Adventures in Europe, Part 2”. www.csicop.org. Committee for skeptical inquiry. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
  15. ^ Aunger, R. (2000). Darwinizing Culture: The Status of Memetics as a Science. Oxford University Press. ISBN 9780192632449.
  16. ^ Dawkins, Richard. "Foreword". In Blackmore (1999), p. xvi.
  17. ^ Aunger, R. (2002). The Electric Meme: A New Theory of How We Think. Simon and Schuster. ISBN 9780743201506.
  18. ^ Whitty, J. (2005). “A memetic paradigm of project management” (PDF). International Journal of Project Management. 23 (8): 575–83. CiteSeerX 10.1.1.513.2861. doi:10.1016/j.ijproman.2005.06.005. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
  19. ^ “Susan Blackmore: Memetic Evolution”. Evolution: "The Minds Big Bang" (video). 2001. PBS. WGBH.
  20. ^ Iacoboni, M. (2005). “Chapter 2: Understanding Others: Imitation, Language and Empathy”. Trong Hurley, S.; Chater, N. (biên tập). Perspectives on Imitation: From Neuroscience to Social Science. I: Mechanisms of Imitation and Imitation in Animals. Cambridge, MA: MIT Press. tr. 77–100. ISBN 9780262582506.
  21. ^ Zetter, K. (29 tháng 2 năm 2008). “Humans Are Just Machines for Propagating Memes”. Wired website.
  22. ^ Blume, M. (2011). “God in the Brain? How Much Can "Neurotheology" Explain?”. Trong Becker, P.; Diewald, U. (biên tập). Zukunftsperspektiven Im Theologisch-naturwissenschaftlichen Dialog (bằng tiếng Đức và Anh). Göttingen, Germany: Vandenhoeck & Ruprecht. tr. 306–14. ISBN 9783525569573.[liên kết hỏng]
  23. ^ Blackmore, S. (16 tháng 9 năm 2010). “Why I no longer believe religion is a virus of the mind”. The Guardian. London. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.
  24. ^ Blackmore, S.; Jacobsen, S.D. (22 tháng 4 năm 2014). “Dr. Susan Blackmore, Visiting Professor, University of Plymouth”. In-Sight (4.A): 91–105.
  25. ^ Paulson, S. (interviewer) (31 tháng 10 năm 2012). “Susan Blackmore on Zen Consciousness”. To the Best of Our Knowledge. NPR. Wisconsin Public Radio. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2013. Transcript for Susan Blackmore uncut.
  26. ^ “Dr. Susan Blackmore”. Humanists UK. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  27. ^ “National Secular Society Honorary Associates”. National Secular Society. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2019.
  28. ^ “Letters: Harsh judgments on the pope and religion”. The Guardian. London. 15 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.
  29. ^ Susan Blackmore (14 tháng 9 năm 2017). Consciousness: a Very Short Introduction. Oxford University Press. tr. 130–. ISBN 978-0-19-879473-8. My own view is this. Consciousness is an illusion: an enticing and compelling illusion [...] This, I suggest, is how the grand delusion of consciousness comes about.
  30. ^ Blackmore, Susan (2016). “Delusions of consciousness”. Journal of Consciousness Studies. 23 (11–12): 52–64. Frankish's illusionism aims to replace the hard problem with the illusion problem; to explain why phenomenal consciousness seems to exist and why the illusion is so powerful. My aim, though broadly illusionist, is to explain why many other false assumptions, or delusions, are so powerful.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Susan_Blackmore