Wiki - KEONHACAI COPA

Sheshi

Maaibre Sheshi (cũng là Sheshy) là một vị vua của các vùng đất thuộc Ai Cập trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai. Vương triều, vị trí trong biên niên sử, khoảng thời gian và phạm vi triều đại của ông lại không chắc chắn và là chủ đề đang được tranh được tranh luận. Sự khó khăn của việc đồng nhất được phản ánh thông qua các vấn đề trong việc xác định những sự kiện từ sự kết thúc của thời kỳ Trung Vương quốc cho tới khi người Hyksos có mặt ở Ai Cập. Dù sao, khi xét về phương diện số lượng các hiện vật được quy cho là thuộc về ông, Sheshi là vị vua được chứng thực tốt nhất của giai đoạn kéo dài từ lúc thời kỳ Trung Vương quốc kết thúc cho tới thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai; xấp xỉ từ khoảng năm 1800 TCN cho tới năm 1550 TCN. Hàng trăm con dấu hình bọ hung có mang tên của ông đã được tìm thấy ở khắp Canaan, Ai Cập, Nubia, và xa tới tận Carthage, tại đó một số con dấu vẫn còn được sử dụng khoảng 1500 năm sau khi ông qua đời.

Ba giả thuyết cạnh tranh đã được đưa ra đối với vương triều mà Sheshi thuộc về. Các nhà Ai Cập học như là Nicolas Grimal, William C. Hayes, và Donald B. Redford cho rằng ông nên được đồng nhất với Salitis, ông ta là người sáng lập nên vương triều thứ 15 theo như các ghi chép lịch sử và là vua của người Hyksos trong cuộc xâm lăng Ai Cập của họ. Salitis được ghi nhận là có một triều đại kéo dài 19 năm và sẽ sống trong khoảng thời gian giữa khoảng năm 1720 TCN và năm 1650 TCN. Nhà Ai Cập học William Ayres Ward và nhà khảo cổ học Daphna Ben-Tor đề xuất rằng Sheshi là một vị vua người Hyksos và thuộc về giai đoạn nửa sau của vương triều thứ 15, ông đã cai trị giữa KhyanApophis. Ngoài ra, Manfred Bietak đã đề xuất rằng Sheshi là một chư hầu của người Hyksos, ông đã trị vì một vài vùng đất của Ai Cập hoặc Canaan. Sự tồn tại thực sự của các chư hầu như vậy đang được tranh luận. Cuối cùng, Sheshi có thể là một vị vua thuộc giai đoạn đầu vương triều thứ 14, một dòng dõi các vị vua có nguồn gốc Canaan đã cai trị toàn bộ khu vực phía đông đồng bằng châu thổ sông Nile ngay trước khi người Hyksos đặt chân tới. Những người đề xuất giả thuyết này, như là Kim Ryholt và Darrell Baker, đã cho rằng Sheshi có một triều đại kéo dài trong 40 năm bắt đầu vào khoảng năm 1745 TCN.

Ryholt đề xuất rằng Sheshi đã liên minh vương quốc của mình với người KushNubia thông qua một cuộc hôn nhân giữa hai vương triều với công chúa Nubia tên là Tati. Ryholt hơn nữa còn khẳng định rằng người con trai của Sheshi với Tati là Nehesy, tên của ông ta có nghĩa là "Người Nubia", và tin rằng ông ta chính là vị pharaon Nehesy Aasehre đã kế vị Sheshi.

Chứng thực[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Nomen và prenomen trên các con dấu[sửa | sửa mã nguồn]

Tên nomen của Sheshi[note 4] được khắc trên hai trăm con dấu hình bọ hung, mà tạo thành những sự chứng thực duy nhất cho triều đại của ông. Số lượng các con dấu bọ hung quy cho thuộc về Sheshi lại được tương đương về số lượng chỉ duy nhất bởi những con dấu bọ hung có mang tên prenomen Maaibre,[9] có nghĩa là "Người lương thiện là trái tim của Ra".[7]Dựa trên những nét gần giống nhau về phong cách giữa cả hai nhóm con dấu hình bọ hung cũng như số lượng đáng lẽ ra phải không tương xứng của chúng,[10] các nhà Ai Cập học đã đi đến sự đồng thuận rằng Maaibre là tên prenomen của Sheshi.[8][9][11]

Nguồn gốc một số con dấu bọ hung của Maaibre Sheshi[12]

Do đó, Maaibre Sheshi là vị vua được chứng thực tốt nhất của thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai xét về phương diện các đồ tạo tác được quy cho ông, với 396 con dấu và hai vết dấu cho thấy tên nomen hoặc prenomen của ông.[13] Con số này cao hơn gấp 3 lần so với con số 123 con dấu được quy cho vị vua được chứng thực tốt tiếp theo của thời kỳ này, Yakbim Sekhaenre.[note 5][14]

Ngoài những con dấu này, Manfred Bietak đã đề xuất rằng một con dấu được phát hiện ở Avaris và được khắc cùng với tên của một vị vua "Shenshek" có thể được quy cho Sheshi.[15] Kết luận này bị Kim Ryholt và Darrell Baker bác bỏ, họ tin rằng Shenshek là một vị vua khác biệt.[16][17]

Vị trí của các hiện vật[sửa | sửa mã nguồn]

Trên 80 phần trăm các con dấu được quy cho Maaibre Sheshi lại không rõ nguồn gốc,[note 6] nhưng 20 phần trăm còn lại đã được tìm thấy trên khắp Ai Cập, NubiaCanaan, điều này cho thấy sự tiếp xúc về thương mại và ngoại giao rộng rãi dưới triều đại của Sheshi.[19]

Những phát hiện quan trọng bao gồm các con dấu từ Lachish, Gezer, Jericho, Tel Michal[20], AmmanTell el-Ajjul[21] ở Canaan. Ở Hạ Ai Cập, ba con dấu đã được phát hiện ở Tell el-YahudiyaTell el-Mashkuta và tám con dấu khác đến từ khu vực châu thổ rộng lớn hơn.[22] Bốn con dấu có nguồn gốc từ Saqqara[23] và năm con dấu khác đến từ các địa điểm ở miền Trung Ai Cập như Abusir el-Melek, Kom Medinet Ghurab, Kom el-Ahmar và Deir Rifa. Về phía Nam, ở Thượng Ai Cập, có tổng cộng có hai mươi con dấu được biết đến từ Abydos, Hu, Thebes, Elephantine, EsnaEdfu,[24]Ở Nubia, các con dấu của Sheshi đã được tìm thấy trong pháo đài của người Ai Cập ở UronartiMirgissa, ngoài ra chúng còn được tìm thấy ở Dakka, Kerma, Sayala, Aniba, Masmas, Faras, Ukma, Akasha và Sai.[18] Cuối cùng, hai vết dấu của Sheshi đã được tìm thấy ở Carthage,[25][26] trong một văn cảnh có niên đại về mặt khảo cổ học là vào thế kỷ thứ 2 TCN.[27]

Các con dấu của Sheshi ngày nay nằm rải rác ở nhiều bảo tàng khác nhau, bao gồm bảo tàng Israel,[28] bảo tàng Petrie,[note 7][30] Ashmolean, Bảo tàng Anh Quốc, Louvre, Bảo tàng Nghệ thuật Walters,[31] Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan[32]Bảo tàng Ai Cập của Cairo.[33]

Nguồn lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Không có sự chứng thực lịch sử nào cho Sheshi được biết đến chắc chắn. Sheshi không có mặt trong cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được viết trên giấy cói vào thời đại Ramesses và giữ vai trò như là nguồn lịch sử chính cho thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai.[34]Điều này là bởi vì đoạn ghi lại các vị vua từ vương triều thứ 13 tới 17 trong cuộn giấy cói này đã bị hư hỏng nặng[35] và do đó không thể dựa vào văn kiện này để giải quyết được vấn đề về vị trí của Sheshi trong biên niên sử.

Chúng ta không chắc chắn liệu rằng Sheshi có được đề cập tới trong tác phẩm Aegyptiaca, một tác phẩm lịch sử Ai Cập được vị tư tế Manetho viết vào thế kỷ thứ 3 TCN dưới triều đại của Ptolemaios II (283–246 TCN) hay không. Thực vậy, tác phẩm Aegyptiaca chỉ ghi lại tên gọi theo tiếng Hy Lạp cho các vị pharaon của Ai Cập và việc đồng nhất Sheshi với bất cứ tên gọi cụ thể nào lại vẫn còn gây tranh cãi.[36]

Cuối cùng, Aharon Kempinski và Donald B. Redford đã đề xuất rằng Sheshi chính là nhân vật lịch sử được lấy làm hình mẫu cho nhân vật Sheshai trong Kinh thánh, một trong những Anakim sống ở Hebron vào thời điểm người Hebrew chinh phục Canaan theo Câu 13:22.[37][38] David Rohl còn tiến xa hơn và dứt khoát đồng nhất Sheshi với Sheshai.[39]

Vương triều[sửa | sửa mã nguồn]

Con dấu đọc là "Người con trai của Ra, Sheshi, sống mãi mãi", Bảo tàng Nghệ thuật Walters[40]

Ba giả thuyết cạnh tranh đã được đề xuất liên quan đến vương triều mà Sheshi thuộc về.

Vua của người Hyksos[sửa | sửa mã nguồn]

William C. Hayes, Nicolas Grimal, Redford, và Peter Clayton đồng nhất Sheshi với Salitis (còn được biết đến như là Saites).[3][41][42][43][44] Theo tác phẩm Aegyptiaca, Salitis là người đã sáng lập nên vương triều thứ 15 của người Hyksos.[45] Ngoài ra, Bietak và Janine Bourriau đã đề xuất rằng Salitis nên được đồng nhất với Sakir-Har,[46] một vị vua ít được biết đến thuộc thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai, mà trái ngược với Sheshi,[47] ông ta được biết là đã mang tước hiệu "Hyksos".[48]

Nếu Sheshi được đồng nhất với Salitis, thì những con dấu của Sheshi được phát hiện ở Nubia gợi ý rằng người Hyksos đã liên minh với người Nubia để chống lại vương triều thứ 13 của những người Ai Cập bản địa ngay sau khi họ đặt chân đến khu đồng bằng châu thổ sông Nile,[42] một sự kiện được Grimal xác định là vào khoảng năm 1720 TCN.[42] Grimal hình dung rằng vương quốc của Sheshi bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng châu thổ sông Nile và khu vực thung lũng sông Nile nằm ở phía bắc của Gebelein. Theo Manetho và được Josephus ghi lại trong Chống lại Apion,[49] Salitis trị vì từ Memphis,[8][50] và đã củng cố thành phố Avaris vốn tồn tại từ trước đó,[51] trở thành trung tâm quyền lực của người Hyksos.[43]

Grimal và Hayes hơn nữa còn đồng nhất Sheshi với Sharek,[42] một vị vua có sự chứng thực duy nhất được tìm thấy trên một phiến đá mà ghi lại chi tiết gia phả của Ankhefensekhmet, ông ta là một vị tư tế sống vào giai đoạn cuối của vương triều thứ 22 vào khoảng năm 750 TCN, khoảng 900 năm sau khi Sheshi qua đời.[note 8][52]

William Ayres Ward và nhà khảo cổ học Daphna Ben-Tor dựa vào các sự sắp xếp thứ tự những con dấu của Sheshi và các vị vua khác thuộc thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai để xác định niên đại của Sheshi là thuộc vào giai đoạn nửa sau vương triều thứ 15, nằm giữa các triều đại của những vị pharaon Hyksos được biết rõ là KhyanApophis.[53][54]

Chư hầu của người Hyksos[sửa | sửa mã nguồn]

Jürgen von Beckerath thì lại ít khẳng định về danh tính của Sheshi và quy cho ông là thuộc về hai vương triều kết hợp thứ 15/16 của ông ta, vốn bao gồm các vị vua Hyksos với vị trí trong biên niên sử chưa chắc chắn cùng với những vị vua được ông ta xem như là chư hầu của người Hyksos.[55] Sự phân tích của Von Beckerath dựa trên giả thuyết rằng vương triều thứ 16 của Manetho bao gồm các vị vua nhỏ ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile được gọi là tiểu Hyksos, họ đã phụng sự các vị vua Hyksos thuộc vương triều thứ 15 như là Khyan và Apophis.[56]

Theo Manfred Bietak, số lượng lớn các chứng thực của Sheshi gợi ý rằng ông là một vị vua Hyksos quan trọng,[8] tuy vậy việc gộp ông vào vương triều thứ 15 có thể gây nên sự hoài nghi do việc thiếu vắng hoàn toàn các công trình tưởng niệm có thể quy cho ông.[57] Vì vậy, Bietak kết luận rằng Sheshi nên được đặt vào trong một nhóm các vị vua Tây Semit tồn tại đồng thời với vương triều thứ 15, có thể là chư hầu hoặc độc lập một phần khỏi họ, và một số người thậm chí mang tước hiệu "Hyksos".[58]

Sự tồn tại của các tiểu vương Hyksos ở Ai Cập hiện đang được tranh luận.[59] Ryholt chỉ ra rằng một lời tuyên bố trong bản tóm tắt của Eusebius đối với tác phẩm Aegyptiaca mà ngụ ý rằng người Hyksos đã có các chư hầu chứa đựng một sự sai lệch đối với văn bản gốc của Manetho.[59][60] Vì vậy, ông ta đã bác bỏ giả thuyết cho rằng vương triều thứ 16 bao gồm các chư hầu của người Hyksos và thay vào đó chủ trương rằng đó là một vương triều độc lập của người Ai Cập bản địa và đã cai trị toàn bộ khu vực Thebes trong khoảng thời gian từ lúc vương triều thứ 13 sụp đổ cho tới vương triều thứ 17.[61] Kết luận trên về vương triều thứ 16 đã được chấp thuận bởi nhiều học giả, bao gồm Ben-Tor, James Peter Allen, Susan Allen,[62] Baker và Redford.[63]Tuy nhiên, đối với cả Redford[64] và Bietak thì "không có gì nghi ngờ nữa, dưới sự bảo vệ của các vị vua thuộc vương triều thứ 15, đã có một loạt các chư hầu ở khu vực miền Nam và ven biển Palestine, ở Miền Trung Ai Cập, và ở Thebes. ... Hệ thống chính trị như vậy là của người Hyksos, và là đặc trưng của các vương quốc Amorite ở Syria và các thành bang ở Palestine".[58]

Vua của vương triều thứ 14[sửa | sửa mã nguồn]

Con dấu đọc là "Người con trai của Ra, Sheshi, sống mãi mãi", Bảo tàng Nghệ thuật Walters.[65]

Ryholt và Baker bác bỏ sự đồng nhất Sheshi như là một vị vua thuộc vương triều thứ 15.[66][67] Ryholt chú ý rằng các vị vua Hyksos đầu tiên, như là Sakir-Har và Khyan, được biết là đã chấp nhận tước hiệu Heqa khasewet nghĩa là "Vua của các vùng đất ngoại bang",[note 9] một tước hiệu mà Sheshi đã không mang.[47] Ngoài ra, Khyan, chỉ chấp nhận một tên prenomen Ai Cập trong giai đoạn nửa sau triều đại của mình— một tập tục đã được tiếp nối bởi các vị vua Hyksos tiếp theo.[47] Trái lại, nếu Sheshi được đồng nhất với Maaibre, vậy thì Sheshi đã mang một tên prenomen. Điều này ngụ ý rằng ông đã là một vị vua Hyksos trị vì tiếp sau Khyan, điều này lại mâu thuần với những người kế vị được biết đến của Khyan là Apophis và Khamudi;[69] hoặc là ông thuộc về một vương triều khác.[47]

Do đó, Ryholt đề xuất rằng Sheshi đã thực sự là một vị vua của vương triều thứ 14,[5] vương triều thứ 14 là một dòng dõi các vị vua có nguồn gốc Canaan có thể đã trị vì toàn bộ khu vực phía Đông đồng bằng châu thổ Nile ngay trước khi người Hyksos của vương triều thứ 15 xuất hiện. Nhiều nhà Ai Cập học chấp nhận sự tồn tại của vương triều thứ 14 dựa trên bằng chứng khảo cổ học[70][71] và dựa vào thực tế rằng có khoảng 50 vị vua đã được ghi lại trong cuộc giấy cói Turin trong khoảng giữa vương triều thứ 13 và các vị vua Hyksos sau này.[71][72] Ngược lại, Redford đề xuất rằng 50 vị vua này cấu tạo nên bảng phả hệ của các vị vua Hyksos và rằng vương triều thứ 14 chỉ là hão huyền.[73]

Dựa trên một sự sắp xếp các con dấu bọ hung sẵn có thuộc thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai vào năm 1900, George Willoughby Fraser đã có thể xác định niên đại cho triều đại của Sheshi là thuộc "một vương triều ngắn ngủi trước cuộc xâm lược của người Hyksos". Gần đây hơn, Ryholt đã thu được một kết quả tương tự bằng cách sử dụng sự sắp xếp của mình[74] và đặt Sheshi nằm trước Yaqub-Har và các vị vua Hyksos được biết rõ là Khyan và Apophis, và nằm sau triều đại của Yakbim Sekhaenre, Ya'ammu Nubwoserre, Qareh Khawoserre'Ammu Ahotepre.[75] Rolf Krauss cũng đã đi đến kết luận tương tự một cách độc lập.[76] Cho rằng vị vua đầu tiên của vương triều thứ 14 được đề cập tới trong cuộn giấy cói Turin là Nehesy, một vị vua đã để lại một vài sự chứng thực của triều đại mình ở vùng đồng bằng châu thổ, và rằng chỉ có khoảng không gian đủ để dành cho một vị tiên vương của Nehesy trên cuộn giấy này, Ryholt kết luận rằng văn kiện gốc được dùng để sao chép ra cuộn giấy cói này vốn đã có một khoảng trống phía trước Nehesy.[77] Những khoảng trống như vậy được ghi là wsf trên cuộn giấy này và có thể bao gồm một số lượng các vị vua bất kỳ nào đó.[note 10][79] Do vậy, Ryholt nhận thấy không có trở ngại gì trong vấn đề Sheshi đã kế vị 'Ammu Ahotepre và nằm ngay trước Nehesy.[5]

Niên đại[sửa | sửa mã nguồn]

Con dấu bọ hung của Sheshi đọc là "Vị thần tốt Maaibre, ban cho sự sống".[80]

Giữa thế kỷ 18 TCN[sửa | sửa mã nguồn]

Ryholt xác định niên đại cho triều đại của Sheshi là vào giữa thế kỷ thứ 18 TCN. Lý lẽ chính của ông ta đó là sự có mặt của những con dấu thuộc về Sheshi và hai vị vua khác của vương triều thứ 13 là Sekhemrekhutawy KhabawDjedkheperew trong pháo đài Uronarti của người Ai Cập tại Nubia. Pháo đài Uronarti đã bị từ bỏ vào một thời điểm nào đó dưới thời vương triều thứ 13, một sự kiện được Ryholt xác định là diễn ra dưới triều đại của Djedkheperew do sự thiếu vắng các con dấu mà có thể quy cho là thuộc về những vị vua tiếp theo. Do vậy, Ryholt đã đề xuất rằng Sheshi trị vì từ khoảng từ năm 1745 TCN cho tới tận năm 1705 TCN và là một người sống cùng thời với Khabaw và Djedkheperew.[5]

Giả thuyết của Ryholt đối với Sheshi đi kèm với việc xác định niên đại của ông ta đối với sự bắt đầu của vương triều thứ 14 là vào khoảng năm 1805 TCN,[5] sớm hơn 90 năm so với con số được đa số các nhà Ai Cập học chấp thuận.[note 11][82] Thay vào đó họ đề xuất rằng vương triều thứ 14 đã nổi lên dưới triều đại kéo dài hai thập kỷ của Merneferre Ay,[83] mà được xác định là nằm trong khoảng giữa năm 1700 TCN[5] và 1660 TCN, tùy thuộc vào học giả.[84] Ay là vị pharaon cuối cùng của vương triều thứ 13 được chứng thực ở Hạ Ai Cập, và do đó đa số các học giả cho rằng ông ta đã từ bỏ Itjtawy, kinh đô của Ai Cập kể từ triều đại của Amenemhat I (khoảng năm 1980 TCN), để chuyển tới Thebes vì ông ta đã mất quyền kiểm soát khu vực đồng bằng châu thổ vào tay vương triều thứ 14.[note 12][83][87]

Giữa tới cuối thế kỷ 17 TCN[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu như Sheshi được đồng nhất với Salitis, người sáng lập nên vương triều thứ 15 theo Manetho, thì khi đó ông sẽ sống vào khoảng năm 1650 TCN, đây là niên đại được thiết lập bởi hầu hết các nhà Ai Cập học bao gồm cả Ryholt dành cho sự xuất hiện của người Hyksos ở Ai Cập.[88][89][90][91][92] Nếu Sheshi sống trong giai đoạn nửa sau vương triều thứ 15 giữa hai triều đại của Khyan và Apophis như được Ben-Tor và Ward ủng hộ[53][93] thì khi đó Sheshi sẽ trị vì vào khoảng năm 1600 TCN.[88]

Độ dài triều đại[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhà Ai Cập học đồng nhất Sheshi với Salitis tuân theo Josephus, Sextus Julius Africanus và Eusebius, họ thuật lại rằng Manetho đã ghi là triều đại của Salitis kéo dài 19 năm trong tác phẩm Aegyptiaca của ông ta.[4][45] Ryholt thay vào đó dựa vào một phương pháp thống kê và ước tính khoảng thời gian của triều đại Sheshi là nằm trong khoảng từ 20 tới 53 năm. Phương pháp này bao gồm việc kiểm đếm các con dấu của Yakbim Sekhaenre, Ya'ammu Nubwoserre, Qareh Khawoserre và 'Ammu Ahotepre cùng với những cái của Sheshi. Tiếp đó, biết rằng bốn vị vua đầu tiên trong số này đã trị vì ít nhất khoảng 30 năm,[note 13][96] ngụ ý rằng họ đã để lại trong khoảng từ 7.5 đến 20 con dấu cho mỗi năm cai trị. Do vậy, gần 400 con dấu bọ hung của Sheshi sẽ tương đương với 20 tới 53 năm,[96] dựa vào đó Ryholt đưa ra con số là khoảng 40 năm.[97]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ryholt đề xuất rằng Sheshi đã có ít nhất hai người vợ; Tati là người đã sinh cho ông người kế vị, pharaon Nehesy, và một nữ hoàng vô danh đã sinh cho ông một vị hoàng tử tên là Ipqu.[98] Ryholt đã đi đến kết luận này khi nhận thấy rằng những con dấu bọ hung của Tati và hoàng tử Ipqu cùng Nehesy mang các đặc trưng về phong cách nghệ thuật vốn được tìm thấy trên các con dấu của Sheshi và do đó chúng phải cùng thời.[99] Ngoài ra, "Tati" được chứng thực là một tên nữ giới của người Nubia trong các bản văn nguyền rủa trước đó,[98] điều này sẽ giải thích cho tên gọi khác thường của Nehesy mà có nghĩa là "người Nubia". Đối với Ryholt, động cơ của Sheshi đằng sau một cuộc hôn nhân triều đại với một công chúa Kush là để liên minh vương quốc của ông với người Nubia.[100] Giả thuyết liên quan đến Nehesy của Ryholt có thể được chứng minh bởi một số các con dấu hình bọ hung ghi lại tước hiệu của Nehesy là "Người con trai của đức vua" và "người con trai cả của đức vua", điều này ngụ ý rằng cha của Nehesy cũng là một vị vua. Ngoài ra, cả Nehesy và Ipqu đều đã mang tước hiệu "Người con trai đức vua của Ra", một sự hợp nhất của các tước hiệu "Người con trai của Ra" và "người con trai của đức vua", điều này có thể ngụ ý rằng họ đã được tấn phong làm các đồng nhiếp chính trẻ bởi Sheshi.[101]

Những kết luận trên đã được Baker chia sẻ[102] nhưng lại bị Ben-Tor bác bỏ, bà lập luận rằng ngoài vị pharaon Nehesy đã trị vì trước Sheshi mà còn có một Nehesy khác được nhắc đến là "Người con trai của đức vua", ông ta là một hoàng tử Hyksos thuộc giai đoạn sau này. Vào năm 2005, một tấm bia đá của Nehesy đã được phát hiện ở thành phố pháo đài Tjaru, điểm bắt đầu của Con đường Horus, tuyến đường chính dẫn từ Ai Cập tới Canaan. Tấm bia đá này cho thấy "Người con trai của đức vua Nehesy" dâng dầu lên cho thần Banebdjedet và còn mang một dòng chữ khắc đề cập tới "người em gái của đức vua Tany". Một người phụ nữ với tên và tước hiệu như vậy đã được biết đến từ những nguồn khác có niên đại gần với thời đại của vị pharaon Hyksos Apophis khoảng năm 1570 TCN.[103] Điều này gợi ý rằng "Người con trai của đức vua Nehesy" trong tấm bia đá trên sống vào khoảng năm 1570 TCN, hơn 100 năm sau thời đại được ước tính của Nehesy. Điều này có thể được củng cố thông qua nhận xét của Ben-Tor đó là những con dấu bọ hung nhắc đến "Người con trai đức vua Nehesy" lại khác biệt về phong cách với những cái nhắc đến vua Nehesy. Trong hoàn cảnh này, "Người con trai của đức vua Nehesy" sẽ là một hoàng tử Hyksos khác với vị vua Nehesy được biết đến rõ hơn.[104]

Chú thích, tham khảo và nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ William C. Hayes gives the reign of Sheshi as three years c. 1675 BC.[2]
  2. ^ Identifying Sheshi with Salitis/Saites,[3] founder of the 15th Dynasty according to the Aegyptiaca.[4]
  3. ^ Ryholt dates the reign of Sheshi to 1745–1705 BC.[5]
  4. ^ The meaning of Sheshi is uncertain, it could be the diminutive of another name.[8]
  5. ^ The dynasty and chronological position of Yakbim Sekhaenre are highly uncertain.[14]
  6. ^ On the 396 seals of Sheshi catalogued by Ryholt, 325 are of unknown provenance—having possibly been dug up illegally.[18]
  7. ^ The Petrie Museum houses over 25 seals with catalog numbers UC 11682, 11683, 11684, 11685, 11986, 11687, 11688, 11689, 11690, 11692, 11693, 11694, 11695, 11696, 11697, 11698, 11699, 11700, 11701, 11702, 11703, 11704, 11705, 11706, 11825 and 16595.[29]
  8. ^ Sharek's existence is doubted by Ryholt.[52]
  9. ^ This title is also often rendered as Heka-chasut, from the Egyptian Ḥq3-ḫ3swt.[68]
  10. ^ Ryholt's theory concerning the meaning of wsf on the Turin canon has been accepted by other scholars including Allen and Ben-Tor.[78]
  11. ^ The 14th dynasty is traditionally dated to 1710–1650 BC.[81]
  12. ^ Most Egyptologists consider Nehesy to have been either the founder[85] or the second king of this dynasty.[86]
  13. ^ This 30 years figure is strongly dependent on Ryholt's controversial reconstruction of the early 14th Dynasty. First, Ryholt uses a seriation of the seals of Yakbim, Ya'ammu, Qareh and 'Ammu to posit that they were Sheshi's predecessors,[94] a conclusion rejected by S. and J. Allen and Ben-Tor.[95] Then, Ryholt observes that the abandonment of the Egyptian fortress at Uronarti suggests that Sheshi and Djedkheperew were contemporaries, something which is also contested by Allen, Allen and Ben-Tor.[95] Finally, Ryholt uses his reconstruction of the 13th Dynasty to date Djedkheperew's reign to c. 1770, leaving around 30 years for Sheshi's four predecessors.[96]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Walters Art Museum 2015, Online catalog Seal 29621.
  2. ^ Hayes 1978, tr. xiv.
  3. ^ a b Redford 1992, tr. 110.
  4. ^ a b Redford 1992, tr. 107.
  5. ^ a b c d e f g h Ryholt 1997, tr. 409.
  6. ^ Hayes 1978, tr. 6.
  7. ^ a b Leprohon 2013, tr. 75.
  8. ^ a b c d Bietak 1999, tr. 453.
  9. ^ a b Ben-Tor 2010, tr. 97.
  10. ^ Ben-Tor 2007, tr. 107.
  11. ^ Ben-Tor, Allen & Allen 1999, tr. 55.
  12. ^ Ryholt 1997, tr. 367–369.
  13. ^ Ryholt 1997, tr. 252–254, 366–376.
  14. ^ a b Ryholt 1997, tr. 199, table 38.
  15. ^ Bietak 1991, tr. 52, fig. 18.
  16. ^ Ryholt 1997, tr. 52, 60.
  17. ^ Ryholt 2010, tr. 121.
  18. ^ a b Ryholt 1997, tr. 369.
  19. ^ Ryholt 1997, tr. 114–115.
  20. ^ Bryce 2009.
  21. ^ Ryholt 1997, tr. 367.
  22. ^ Ryholt 1997, tr. 367–368.
  23. ^ Ryholt 1997, tr. 368.
  24. ^ Ryholt 1997, tr. 368–369.
  25. ^ Redissi 1999, tr. 7, 61–62, pl. 3.
  26. ^ Ryholt 1997, tr. 366.
  27. ^ Ryholt 2010, tr. 122.
  28. ^ Israel Museum 2015, Scarab of Sheshi, reading "the son of Ra, Sheshi, living for ever".
  29. ^ Digital Egypt for Universities 2015, King Sheshi Maaibre.
  30. ^ Petrie Museum 2015, Online catalog.
  31. ^ Walters Art Museum 2015, Seals of Seshi, online catalog.
  32. ^ Met. Museum of Art 2015, Seal impression of Sheshi, the central column reading "the good god, Maaibre, given life".
  33. ^ Ryholt 1997, tr. 366–376.
  34. ^ Ryholt 1997, tr. 9–18.
  35. ^ Ryholt 1997, tr. 94–97.
  36. ^ Ryholt 2010, tr. 109–110.
  37. ^ Kempinski 1983, tr. 69–74.
  38. ^ Redford 1992, tr. 257.
  39. ^ Rohl 2007, tr. 77.
  40. ^ Walters Art Museum 2015, Online catalog Seal 14091.
  41. ^ Hayes 1978, tr. 5, 8.
  42. ^ a b c d Grimal 1992, tr. 185.
  43. ^ a b Clayton 1994, tr. 94.
  44. ^ Encyclopædia Britannica 2015, Salitis.
  45. ^ a b Waddell 1971, tr. 90–91.
  46. ^ Bourriau 2003, tr. 179.
  47. ^ a b c d Ryholt 2010, tr. 120.
  48. ^ Ryholt 1997, tr. 123.
  49. ^ Waddell 1971, tr. 79–82.
  50. ^ Grimal 1992, tr. 187.
  51. ^ Redford 1992, tr. 98.
  52. ^ a b Ryholt 1997, tr. 402.
  53. ^ a b Ward 1984, tr. 168.
  54. ^ Ben-Tor 2007, tr. 106.
  55. ^ von Beckerath 1999, tr. 116–117, king f..
  56. ^ von Beckerath 1999, tr. 116, footnote 1.
  57. ^ Bietak 2001, tr. 138.
  58. ^ a b Bietak 2001, tr. 139.
  59. ^ a b Ryholt 2010, tr. 110.
  60. ^ Ryholt 1997, tr. 323, 325.
  61. ^ Ryholt 1997, tr. 151–159.
  62. ^ Ben-Tor, Allen & Allen 1999, tr. 48, 65–66.
  63. ^ Redford 1997, tr. 8, 27–28.
  64. ^ Redford 1992, tr. 111.
  65. ^ Walters Art Museum 2015, Online catalog Seal 9619.
  66. ^ Willoughby Fraser 1900, tr. 21.
  67. ^ Baker 2008, tr. 428–429.
  68. ^ Hannig 2006, tr. 606, 628–629.
  69. ^ von Beckerath 1999, tr. 114–115.
  70. ^ Ryholt 1997, tr. 103.
  71. ^ a b Bourriau 2003, tr. 178.
  72. ^ Ryholt 1997, tr. 97.
  73. ^ Redford 1992, tr. 106–107, also footnote 46.
  74. ^ Ryholt 1997, tr. 57, 59.
  75. ^ Ryholt 2010, tr. 124.
  76. ^ Krauss 1998, tr. 41.
  77. ^ Ryholt 1997, tr. 12, See the comment on entry 8/29 of the Turin canon.
  78. ^ Ben-Tor, Allen & Allen 1999, tr. 50.
  79. ^ Ryholt 1997, tr. 10–11.
  80. ^ Hall 1913, tr. 26.
  81. ^ Bietak 1997, tr. 90, fig. 4.3.
  82. ^ Ben-Tor, Allen & Allen 1999, tr. 55–58.
  83. ^ a b Ben-Tor 2010, tr. 92.
  84. ^ Hornung 2012, tr. 492.
  85. ^ Quirke 2001, tr. 261.
  86. ^ von Beckerath 1999, tr. 108–109.
  87. ^ Bourriau 2003, tr. 186–187.
  88. ^ a b Bourriau 2003, tr. 484.
  89. ^ Ryholt 1997, tr. 410.
  90. ^ von Beckerath 1999, tr. 285.
  91. ^ Bietak 2001, tr. 136.
  92. ^ Rice 1999, tr. 174.
  93. ^ Ben-Tor 2010, tr. 103, 106.
  94. ^ Ryholt 1997, tr. 50.
  95. ^ a b Ben-Tor, Allen & Allen 1999, tr. 52.
  96. ^ a b c Ryholt 1997, tr. 199.
  97. ^ Ryholt 1997, tr. 200.
  98. ^ a b Ryholt 1997, tr. 253.
  99. ^ Ryholt 1997, tr. 51, 53, 57.
  100. ^ Ryholt 1997, tr. 115.
  101. ^ Ryholt 1997, tr. 288.
  102. ^ Baker 2008, tr. 277.
  103. ^ 'Abd El-Maksoud & Valbelle 2005.
  104. ^ Ben-Tor 2007, tr. 110.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

'Abd El-Maksoud, Mohamed; Valbelle, Dominique (2005). “Tell Héboua-Tjarou. L'apport de l'épigraphie”. Revue d'Égyptologie (bằng tiếng Pháp). 56. tr. 1–44.
Baker, Darrell D. (2008). The Encyclopedia of the Egyptian Pharaohs. Volume I: Predynastic to the Twentieth Dynasty (3300–1069 BC). London: Bannerstone Press. ISBN 978-1-905299-37-9.
Ben-Tor, Daphna; Allen, Susan; Allen, James Peter (1999). “Seals and Kings”. Bulletin of the American Schools of Oriental Research (BASOR). 315. tr. 47–74.
Ben-Tor, Daphna (2007). Scarabs, Chronology, and Interconnections: Egypt and Palestine in the Second Intermediate Period. Orbis biblicus et orientalis, Series Archaeologica 27. Fribourg: Academic Press. ISBN 978-3-7278-1593-5.
Ben-Tor, Daphna (2010). “Sequence and chronology of Second Intermediate Period royal-name scarabs, based on excavated series from Egypt and the Levant”. Trong Marée, Marcel (biên tập). The Second Intermediate Period (Thirteenth-Seventeenth Dynasties). Current Research, Future Prospects. Orientalia Lovaniensia Analecta 192. Leuven; Walpole, MA: Peeters. ISBN 978-90-429-2228-0.
Bietak, Manfred (1991). “Egypt and Canaan during the Middle Bronze Age”. Bulletin of the American Schools of Oriental Research (BASOR). 281.
Bietak, Manfred (1997). “The Center of Hyksos Rule: Avaris (Tell el-Dab'a)”. Trong Oren, Eliezer D. (biên tập). The Hyksos: New Historical and Archaeological Perspectives. University Museum monograph 96; University Museum symposium series, vol. 8. Philadelphia: University Museum. tr. 87–139. ISBN 978-0-924171-46-8.
Bietak, Manfred (1999). “Hyksos”. Trong Bard, Kathryn (biên tập). Encyclopedia of the Archaeology of Ancient Egypt (ấn bản 3). Routledge. ISBN 978-0-415-18589-9.
Bietak, Manfred (2001). “Hyksos”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 136–143. ISBN 978-0-19-510234-5.
Bourriau, Janine (2003). “The Second Intermediate Period (c. 1650–1550 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt . Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-280458-7.
Clayton, Peter (1994). Chronicle of the Pharaohs. Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-05074-3.
Grimal, Nicolas (1992). A History of Ancient Egypt. Translated by Ian Shaw. Oxford: Blackwell publishing. ISBN 978-0-631-19396-8.
Hayes, William (1978). The Scepter of Egypt: A Background for the Study of the Egyptian Antiquities in The Metropolitan Museum of Art. Vol. 2, The Hyksos Period and the New Kingdom (1675–1080 B.C.). The Metropolitan Museum of Art. ISBN 978-0-87099-191-2.
Hall, Harry Reginald (1913). Catalogue of Egyptian scarabs, etc., in the British Museum. London: British Museum, Department of Egyptian and Assyrian Antiquities. OCLC 494841105.
Hannig, Rainer (2006). Grosses Handwörterbuch Ägyptisch-Deutsch (2800–950 v. Chr.): die Sprache der Pharaonen. Kulturgeschichte der antiken Welt, Bd. 64 (bằng tiếng Đức). Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-1771-9.
Hornung, Erik; Krauss, Rolf; Warburton, David biên tập (2012). Ancient Egyptian Chronology. Handbook of Oriental Studies. Leiden, Boston: Brill. ISBN 978-90-04-11385-5. ISSN 0169-9423.
Kempinski, Aharon (1983). Syrien und Palästina (Kanaan) in der letzten Phase der Mittelbronze IIB – Zeit (1650–1570 v. Chr.). Ägypten und Altes Testament, Bd. 4 (bằng tiếng Đức). Wiesbaden: Harrassowitz. ISBN 978-3-447-02295-8.
Krauss, Rolf (1998). “An Examination of Khyan's Place in W. A. Ward's Seriation of Royal Hyksos Scarabs”. Ägypten und Levante. 7. tr. 39–42.
Leprohon, Ronald J. (2013). The Great Name: Ancient Egyptian Royal Titulary. Writings from the ancient world, no. 33. Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-736-2.
“Maaibre Sheshi”. Digital Egypt for Universities. University College London. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2015.
Quirke, Stephen (2001). “Second Intermediate Period”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 3. Oxford University Press. tr. 260–265. ISBN 978-0-19-510234-5.
Redford, Donald (1992). Egypt, Canaan, and Israel in Ancient Times. Princeton: Princeton University Press. ISBN 978-0-691-03606-9.
Redford, Donald B. (1997). “Textual Sources for the Hyksos Period”. Trong Oren, Eliezer D. (biên tập). The Hyksos: New Historical and Archaeological Perspectives. University Museum monograph 96, University Museum symposium series vol. 8. Philadelphia: University Museum, University of Pennsylvania. tr. 1–44. ISBN 978-0-924171-46-8.
Redissi, Taoufik (1999). “Étude des empreintes de sceaux de Carthage”. Trong Rakob, Friedrich (biên tập). Karthago, III. Die deutschen Ausgrabungen in Karthago. Mainz: Philipp von Zabern. tr. 4–92. ISBN 978-3-8053-1679-8.
Rice, Michael (1999). Who's Who in Ancient Egypt. Routledge London & New York. ISBN 978-0-203-44328-6.
Rohl, David (2007). The Lords of Avaris: Uncovering the Legendary Origins of Western Civilization. London: Century. ISBN 978-0-7126-7762-2.
Ryholt, Kim (1997). The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c. 1800–1550 B.C. CNI publications, 20. Carsten Niebuhr Institute of Near Eastern Studies, University of Copenhagen: Museum Tusculanum Press. ISBN 978-87-7289-421-8.
Ryholt, Kim (2010). “The date of kings Sheshi and Yaqubhar and the rise of the fourteenth dynasty”. Trong Marée, Marcel (biên tập). The Second Intermediate Period (Thirteenth-Seventeenth Dynasties). Current Research, Future Prospects. Orientalia Lovaniensia Analecta 192. Leuven; Walpole, MA: Peeters. ISBN 978-90-429-2228-0.
“Salitis”. Encyclopædia Britannica Online. 2015. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2015.
“Scarab of Sheshi”. The Israel Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2015.
“Sheshi, MMA online catalog”. Metropolitan Museum of Art. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2015.
“Sheshi, Petrie Museum online catalog”. Petrie Museum. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der ägyptischen Königsnamen (bằng tiếng Đức). Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-2591-2.
Waddell, William Gillan (1971). Manetho. Loeb classical library, 350. Cambridge, Massachusetts; London: Harvard University Press; W. Heinemann. OCLC 6246102.
“Walters Art Museum, Online Collection”. Walters Art Museum. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2015.
Ward, William A. (1984). “Royal-Name Scarabs”. Trong Tufnell, Olga (biên tập). Scarab Seals and their Contribution to History in the Early Second Millennium B.C. Studies on Scarab Seals 2. Warminster: Aris & Phillips. tr. 151–192.
Willoughby Fraser, George (1900). A Catalogue of the Scarabs belonging to George Fraser. London: B. Quaritch. OCLC 1119018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Sheshi