Wiki - KEONHACAI COPA

Setipinna tenuifilis

Setipinna tenuifilis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Clupeiformes
Họ (familia)Engraulidae
Chi (genus)Setipinna
Loài (species)S. tenuifilis
Danh pháp hai phần
Setipinna tenuifilis
(Valenciennes, 1848)[2]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Engraulis tenuifilis Valenciennes, 1848
  • Setipinna tenuifilis tenuifilis (Valenciennes, 1848)
  • Setipinna godavari Babu Rao, 1962
  • Setipinna godavariensis Babu Rao, 1962
  • Setipinna papuensis Munro, 1964
  • Setipinna taty (non Valenciennes, 1848)
  • Setipinna gilberti Jordan & Starks, 1905

Setipinna tenuifilis là một loài cá trong họ Engraulidae.[3]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài cá nước mặn/nước lợ và có thể di cư xuôi ngược vào nước ngọt này sinh sống trong Ấn Độ Dương, từ vùng duyên hải miền bắc và miền đông vịnh Bengal, gồm cả Myanmarquần đảo Andaman. Nó cũng có mặt ở miền tây Thái Bình Dương, từ Hoàng Hải và vùng biển miền nam Nhật Bản, ngoài khơi Hồng Kông, Trung Quốc, tới Đài Loan, về phía nam tới Philippines, Sarawak, Kalimantan, trong vịnh Papua, biển Arafura ngoài khơi miền bắc Australia. Các ghi chép phía nam sông Godavari ở Ấn Độ vẫn chưa được kiểm chứng.[2][4]

S. tenuifilisS. taty rất dễ bị nhầm lẫn, và có lẽ loài này là loài duy nhất của chi Setipinna có ở ngoài khơi Trung Quốc.[4][5][6] Dựa trên dữ liệu từ các loài có liên quan khác, ước tính phạm vi độ sâu sinh sống của loài này là 0–50 m.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Loài cá sống trong bề mặt nước và di chuyển thành bầy này sinh sống trong các vùng nước duyên hải và cửa sông. Nó từng được tìm thấy ở xa cửa sông tới 20 km về phía thượng nguồn sông Godavari và dường như chịu được độ mặn tương đối thấp. Thức ăn của nó là động vật chân kiếm (Copepoda), động vật giáp xác (Crustacea) và động vật thân mềm (Mollusca). Chiều dài tiêu chuẩn tối đa là 14 cm.[4] Theo Li et al. (2012), loài này (đề cập dưới danh pháp S. taty) sinh sản trong Hoàng Hải từ tháng 2 đến tháng 4, còn ở miền bắc biển Hoa Đông thì từ tháng 5 tới tháng 6.[7] Tuổi thọ cao nhất đạt tới 4 năm.[8]

Ngư nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có thể là mục tiêu đánh bắt cá bằng lưới trong Hoàng Hảibiển Hoa Đông, với sản lượng hàng năm có thể đạt trên 200.000 tấn. Loài này bị một số tác giả Trung Quốc nhận dạng không chính xác thành Setipinna taty,[7][9][10][11][12] do các nghiên cứu này thực tế là đề cập tới Setipinna tenuifilis.[4][5][6] Dựa trên các nghiên cứu này, S. tenuifilis là loài duy nhất sinh sống trong khu vực từ Hoàng Hải đến biển Hoa Đông;[7] và nó đã bị đánh bắt thái quá tại biển Hoa Đông.[12] Từ thập niên 1970, đánh bắt S. tenuifilis đã tăng lên và quần thể suy giảm do đánh bắt thái quá và ô nhiễm nước.[6][7][12] Tại Sarawak, Malaysia, S. tenuifilis là loài chủ đạo thu được trong khảo sát nghề cá độc lập gần đây.[13]

Loài này là phổ biến trong nghề cá thủ công trong khu vực sông Hooghly và Godavari ở Ấn Độ.[4] Nó cũng là nguồn cá quan trọng tại khu vực Hoàng Hải và biển Hoa Đông, nơi nó bị đánh bắt bằng lưới xếp (stow net).[11] Loài này có lẽ cũng là mục tiêu trong biển Bột Hải (dưới danh pháp S. taty).[9][10] Nó cũng thường bắt gặp như là sản phẩm không mong muốn trong nghề đánh bắt tôm bằng lưới kéo trong vịnh Joseph Bonaparte ở tây bắc Australia.[14]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hata H. (2017). Setipinna tenuifilis. The IUCN Red List of Threatened Species. IUCN. 2017: e.T98991365A98991898. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T98991365A98991898.en.
  2. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Setipinna tenuifilis trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Bisby F. A., Roskov Y. R., Orrell T. M., Nicolson D., Paglinawan L. E., Bailly N., Kirk P. M., Bourgoin T., Baillargeon G., Ouvrard D. (chủ biên) (2011). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ a b c d e Whitehead P. J. P., G. J. Nelson & T. Wongratana (1988). FAO Species Catalogue. Vol. 7. Clupeoid fishes of the world (Suborder Clupeoidei). An annotated and illustrated catalogue of the herrings, sardines, pilchards, sprats, shads, anchovies and wolf-herrings. Part 2 - Engraulididae., FAO Fish. Synop. 125(7/2):305-579.
  5. ^ a b Young S., Chiu T., Shen S. 1994. A Revision of the Family Engraulidae (Pisces) from Taiwan. Zoological Studies 33(3): 217-227.
  6. ^ a b c Xu S., Song N., Lu Z., Wang J., Cai S. & Gao T. 2014. Genetic variation in scaly hair-fin anchovy Setipinna tenuifilis (Engraulididae) based on the mitochondrial DNA control region. Mitochondrial DNA 25(3): 223-230.
  7. ^ a b c d Li H. Y., Xu T. J., Cheng Y. Z., Sun D. Q. & Wang R. X. 2012. Genetic diversity of Setipinna taty (Engraulidae) populations from the China Sea based on mitochondrial DNA control region sequences. Genet. Mol. Res. 2: 1230-7.
  8. ^ Sun Yiping & Ren Shudong. 2003. Study on the fishery biology of Setipinna taty in the southern Yellow Sea. Transaction of Oceanology and Limnology.
  9. ^ a b Tang Q., Jin X., Wang J., Zhuang Z., Cui Y. & Meng T. 2003. Decadal‐scale variations of ecosystem productivity and control mechanisms in the Bohai Sea. Fisheries Oceanography 12(4‐5): 223-233.
  10. ^ a b Jin X. 2004. Long-term changes in fish community structure in the Bohai Sea, China. Estuarine, Coastal and Shelf Science 59(1): 163-171.
  11. ^ a b Sun M. C., Zhang J. & Xu L. X. 2006. Size selectivity of diamond and square mesh codends for hairfin anchovy Setipinna taty in Chinese stow net fisheries. Fisheries Science 72(3): 530-539.
  12. ^ a b c Liu Y., Cheng J. H. & Li S. F. 2006. Utilization status of Setipinna taty in the East China Sea and its rational exploitation. Journal of Fishery Sciences of China 3: 24.
  13. ^ Nyanti L., Grinang J., Bali J. & Ismail N. 2014. Fish Fauna and fisheries in the coastal waters of Similajau, Bintulu, Sarawak, Malaysia. Kuroshio Science 8-1: 53-57.
  14. ^ Tonks M. L., Griffiths S. P., Heales D. S., Brewer D. T. & Dell Q. 2008. Species composition and temporal variation of prawn trawl bycatch in the Joseph Bonaparte Gulf, northwestern Australia. Fisheries Research 89: 276-293.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Setipinna_tenuifilis