Wiki - KEONHACAI COPA

Scent of a Woman (phim 1992)

Scent of a Woman
Đạo diễnMartin Brest
Sản xuấtMartin Brest
Kịch bảnBo Goldman
Dựa trênIl buio e il miele
của Giovanni Arpino
Diễn viênAl Pacino
Chris O'Donnell
James Rebhorn
Gabrielle Anwar
Philip Seymour Hoffman
Âm nhạcThomas Newman
Quay phimDonald E. Thorin
Dựng phimHarvey Rosenstock
William Steinkamp
Michael Tronick
Hãng sản xuất
City Light Films
Phát hànhUniversal Pictures
Công chiếu
  • 23 tháng 12 năm 1992 (1992-12-23)
Độ dài
157 phút
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí31 triệu USD[1]
Doanh thu134.095.253 USD

Scent of a Woman là một phim điện ảnh Mỹ ra mắt năm 1992 do Martin Brest làm đạo diễn. Phim kể câu chuyện về một học sinh dự bị đại học làm thêm nhân dịp nghỉ Lễ Tạ ơn trong vai trò trợ lý của một vị sĩ quan quân đội khiếm thị, cáu kỉnh và đã về hưu. Phim có sự góp mặt của Al Pacino, Chris O'Donnell, James Rebhorn, Philip Seymour HoffmanGabrielle Anwar. Đây là bản làm lại của bộ phim Ý Profumo di donna ra mắt năm 1974 do Dino Risi làm đạo diễn.

Phim được Bo Goldman chuyển thể từ tiểu thuyết Il buio e il miele (dịch nghĩa: Bóng tối và mật ong) của nhà văn Giovanni Arpino và từ kịch bản phim năm 1974 của Ruggero MaccariDino Risi.

Pacino đã đoạt Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho diễn xuất, đồng thời bộ phim được đề cử Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, Giải Oscar cho phim xuất sắc nhấtGiải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Phim thắng ba giải lớn tại Giải Quả cầu vàng: Giải Quả cầu vàng cho kịch bản hay nhất, Giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhấtGiải Quả cầu vàng cho phim chính kịch hay nhất.[2]

Phim được quay chủ yếu ở vùng quanh New York của Hoa Kỳ. Một số phần của phim được quay tại Đại học PrincetonPrinceton, tiểu bang New Jersey; tại Trường nữ sinh Emma WillardTroy, tiểu bang New York và tại Trường Ethical Culture Fieldston ở thành phố New York.

Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Charlie Simms là học sinh một trường dự bị đại học danh tiếng ở tiểu bang New England. Khác với các bạn đồng môn, Charlie không phải là đứa con của một gia đình giàu có. Để có tiền mua vé bay về tiểu bang Oregon dự Lễ Giáng sinh cùng gia đình, Charlie chấp nhận làm thêm nhân dịp Lễ Tạ ơn vào cuối tuần. Nhiệm vụ của cậu là chăm sóc Trung tá biệt động về hưu từng tham gia Chiến tranh Việt Nam là Frank Slade - một người khiếm thị hay gắt gỏng và mắc chứng nghiện rượu.

Charlie và George Willis, Jr. - bạn học tại trường - đã chứng kiến cảnh một số học sinh bày trò chơi khăm thầy hiệu trưởng Trask. Sau vụ chơi khăm, Trask gây sức ép buộc Charlie và George phải tiết lộ tên của các thủ phạm. Trask đề xuất một khoản tiền và một lá thư giới thiệu hầu như đảm bảo một suất đến Đại học Harvard dành cho Charlie. Charlie tiếp tục giữ im lặng nhưng có vẻ mâu thuẫn trong suy nghĩ.

Ít lâu sau khi Charlie đến nhà, Slade bất ngờ kéo Charlie bay cùng ông đến thành phố New York. Slade đặt phòng tại khách sạn Waldorf-Astoria. Trong bữa ăn tối tại một nhà hàng thượng hạng, Slade lém lỉnh nói về mục đích của chuyến đi đến thành phố, tận hưởng phòng nghỉ sang trọng ở New York trước khi tự sát. Charlie được Slade đưa về và không biết rằng liệu điều Slade nói là nghiêm túc hay không.

Hai người bất ngờ đến ăn tối cùng người anh trai của Slade nhân dịp Lễ Tạ ơn. Chuyến thăm này là một điều bất ngờ không mấy thích thú xét về phía gia đình kia do Slade chủ tâm chọc tức tất cả mọi người, khiến buổi tối kết thúc trong sự gay gắt. Nguyên nhân Slade bị mù cũng được tiết lộ trong khoảng thời gian này.

Sau khi hai người trở về New York, Charlie cho Slade biết về những phức tạp ở trường học. Slade khuyên cậu khai báo việc làm của các bạn và đến Harvard học, cảnh báo cậu rằng George hầu như chắc chắn sẽ bị ép phải nói ra sự thật. Lúc sau ở một nhà hàng nọ, Slade để ý đến Donna - một cô gái trẻ đang đợi tình nhân. Mặc dù bị khiếm thị nhưng Slade vẫn dẫn dắt Donna qua một vũ điệu tango ("Por una Cabeza") rất đẹp mắt. Đêm đó, Slade thuê phòng cùng một cô gái bán hoa.

Sáng hôm sau, Slade tỏ ra vô cùng chán nản. Ông đáp lại lời đề nghị của Charlie rằng họ sẽ lái thử một chiếc Ferrari. Charlie để Slade lái xe, và ông bắt đầu tăng tốc, thu hút sự chú ý của cảnh sát viên (Ron Eldard) - người mà Slade cố gắng nhượng bộ nhưng vẫn không để lộ rằng ông bị mù.

Sau khi quay về khách sạn, Slade đưa cho Charlie một danh sách các việt lặt vặt. Lúc đầu Charlie rời phòng nhưng nhanh chóng sinh nghi và quay lại. Cậu thấy Slade mặc quân phục và đang chuẩn bị tự sát bằng một khẩu súng; đây là khẩu súng mà lúc trước Charlie đã yêu cầu Slade hứa phải tháo hết đạn, tuy nhiên khi này Slade bảo "Tôi đã nói dối". Charlie can thiệp và cố giật lấy khẩu súng của Slade. Tuy nhiên, Slade dễ dàng chế ngự cậu và đe dọa sẽ bắn Charlie trước. Cả hai tranh cãi kịch liệt và đều cố giành giật khẩu súng. Tuy vậy, sau khi Charlie dũng cảm trấn tĩnh Slade thì ông đã rút lại ý định.

Cặp đôi quay về New England. Tại trường, Charlie và George là đối tượng của một cuộc thẩm tra chính thức trước mặt các học sinh toàn trường và ủy ban kỷ luật. Khi hiệu trưởng Trask đọc lời mở đầu, Slade bất thình lình quay lại trường của Charlie và tham gia bảo vệ cậu tại hội trường. Để bảo vệ mình, George tranh thủ sự giúp đỡ từ người cha giàu có và khai ra tên những kẻ bày trò chơi khăm, đồng thời biện bạch rằng cậu không nhìn thấy rõ vào đêm đó. Khi bị ép phải khai chi tiết hơn thì George quay sang đẩy gánh nặng lên vai Charlie. Mặc dù phải đấu tranh nội tâm khi ra quyết định nhưng Charlie vẫn không khai ra, vì thế Trask cho rằng cần đuổi học cậu.

Đến lúc này, Slade không thể chịu được nữa và liền đăng đàn phát biểu rất sôi nổi nhằm bảo vệ Charlie và chất vấn về tính chính trực của một hệ thống mà tại đó việc tố cáo bạn học lại được khuyến khích. Ông cho họ biết rằng Charlie đã tỏ ra chính trực trong các hành động của cậu, rằng ủy ban không nên đuổi học cậu do việc cậu làm đã thể hiện tố chất làm nên những nhà lãnh đạo vĩ đại và rằng cậu sẽ khiến họ thấy tự hào trong tương lai. Ủy ban kỷ luật quyết định tạm tha cho các học sinh mà George nêu tên, đồng thời không công nhận cũng như không khen ngợi lời khai của George. Họ tha tội cho Charlie và cho phép cậu không phải trả lời chất vấn nữa. Trong hội trường vang lên tiếng vỗ tay của đông đảo học sinh.

Khi Charlie tiễn Slade ra xe limousine của ông, một nữ giáo viên dạy môn khoa học chính trị tên là Christine Downes - thành viên của ủy ban kỷ luật - đến khen ngợi bài phát biểu của ông. Charlie cho cô Downes biết rằng Slade từng phục vụ Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson. Phim cho thấy một viễn cảnh tình cảm giữa Slade và Downes khi họ chia tay nhau.

Charlie đưa Slade về nhà rồi họ chia tay nhau. Slade bước vào nhà và đón chào cô cháu gái nhỏ một cách hạnh phúc.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Scent of a Woman được quay tại những địa điểm sau ở Hoa Kỳ:[3]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Những lời phê bình tích cực dành cho Scent of a Woman chiếm vị thế áp đảo. Phim đạt 88% trên trang web Rotten Tomatoes,[4] và 7,8/10 sao trên trang web IMDB.com dựa trên 29 phê bình.[5]

Pacino thắng Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất - giải thưởng đầu tiên trong sự nghiệp của ông sau bốn đề cử nhận được trước đó.

Một số người chỉ trích bộ phim vì độ dài của nó.[6] Todd McCarthy từ tạp chí Variety cho rằng phim "dư thừa gần 1 giờ đồng hồ".[7] David Ansen từ tạp chí Newsweek tin rằng "hình tượng hai nhân vật không đủ bảo đảm cho thời lượng 2,5 giờ".[8]

Công nhận của Viện phim Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Câu cửa miệng "Hoo-ah!" của Trung tá Slade được đề cử cho Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ[9]

Doanh thu phòng vé[sửa | sửa mã nguồn]

Phim thu được 63.095.253 USD tại thị trường Hoa Kỳ và 71 triệu USD tại thị trường quốc tế, tổng cộng thu về 134.095.253 USD trên toàn cầu.[10][11][12]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Box Office Information for Scent of a Woman. Lưu trữ 2013-06-28 tại Wayback Machine The Wrap. Truy cập 4 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ Fox, David J. (ngày 25 tháng 1 năm 1993). 1 golden-globe-awards “Pacino Gives Oscar Derby a New Twist: Awards: Actor wins Golden Globe for role in 'Scent of a Woman,' which also wins as best dramatic picture, surprising Academy Awards competitors” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Los Angeles Times. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ “A Sight For Sore Eyes”. Tạp chí Newsweek. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  4. ^ of a woman/ “Scent of a Woman” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Rotten Tomatoes. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2012.[liên kết hỏng]
  5. ^ Scent of a Woman trên Internet Movie Database
  6. ^ Wells, Jeffrey (ngày 3 tháng 1 năm 1993). 1 “LENGTH OF 'A WOMAN': Minutes, Shphút--Does It Play?” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Los Angeles Times. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  7. ^ “Scent of a Woman”. Variety. ngày 31 tháng 12 năm 1991. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  8. ^ “Not A Season To Be Jolly”. Tạp chí Newsweek. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  9. ^ AFI's 100 Years...100 Movie Quotes Nominees (PDF), American Film Institute, 2005, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2013
  10. ^ Fox, David J. (ngày 29 tháng 12 năm 1992). 1 weekend-box-office “Weekend Box Office Holiday Take a Nice Gift for the Studios” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Los Angeles Times. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  11. ^ Fox, David J. (ngày 26 tháng 1 năm 1993). 1 weekend-box-office “Weekend Box Office `Aladdin's' Magic Carpet Ride” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Los Angeles Times. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2010.
  12. ^ Welkos, Robert W. (ngày 2 tháng 2 năm 1993). 1 weekend-box-office “Weekend Box Office `Sniper' Takes Aim at `Aladdin' Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Los Angeles Times. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

 Wikiquote tiếng Anh có sưu tập danh ngôn về: Scent of a Woman

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Scent_of_a_Woman_(phim_1992)