Wiki - KEONHACAI COPA

Sao dãy chính loại K

Một ngôi sao dãy chính loại K (K V), còn được gọi là sao lùn cam hoặc sao lùn K, là một sao dãy chính (đốt hydrogen) của loại phổ K và độ sáng V. Những ngôi sao này có kích thước nằm giữa các sao dãy chính loại M ("sao lùn đỏ") và các sao dãy chính loại G ("sao lùn vàng"). Chúng có khối lượng nằm giữa 0,45 và 0,8 lần khối lượng của Mặt Trời[1] và nhiệt độ bề mặt nằm giữa 3.900 đến 5.200°K.[2] Ví dụ như Alpha Centauri B (K1V), Epsilon Eridani (K2V), Epsilon Indi (K5V) và 54 Piscium (K0V). Một số ngôi sao khổng lồ như Arcturus (K1.5lll) và Aldebaran (K5lll) cũng thuộc lớp này.[3] Sao dãy chính loại K còn là ngôi sao có điều kiện sống cao nhất vì nó không phát ra những bức xạ mạnh mẽ như các sao dãy chính loại M, sao dãy chính loại K cũng có tuổi thọ rất lâu, vào khoảng 18 - 34 tỷ năm, thậm chỉ có thế đến 50 tỷ năm, so với 10 tỷ năm của Mặt Trời. Không những thế, các sao dãy chính loại K cũng chiếm phần lớn các sao trong vũ trụ, cụ thể là đó đứng thứ hai, chiếm tận 12%.

Các tiêu chuẩn của sao dãy chính loại K[sửa | sửa mã nguồn]

Các tiêu chuẩn của sao dãy chính loại K điển hình

Kiểu quang phổBán kính (Mặt Trời = 1)Khối lượng (Mặt Trời = 1)Độ sáng (Mặt Trời = 1)Nhiệt độ (c)Chỉ lục màu

(B - V)

K0V0,8130,880,4649970,82
K1V0,7970,860,4148970,86
K2V0,7830,820,3748270,88
K3V0,7550,780,2845570,99
K4V0,7130,730,243271,09
K5V0,7010,70,1741671,15
K6V0,6690,690,1440271,24
K7V[4]0,630,640,138271,34
K8V0,6150,620,08737171,36
K9V0,590,6080,07936571,40

Hệ thống Yerkes Atlas đã sửa đổi, liệt kê 12 sao lùn[5] loại K làm các sao tiêu chuẩn cho quang phổ K. Tuy nhiên không phải tất cả các tiêu chuẩn đó đều tồn tại đến ngày hôm nay. Đây là tên các sao làm tiêu chuẩn của sao dãy chính loại K:

Các sao loại K không thể bỏ qua[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ A Modern Mean Stellar Color and Effective Temperatures (Teff) # Sequence for O9V-Y0V Dwarf Stars, E. Mamajek, 2011, website
  2. ^ Empirical bolometric corrections for the main-sequence, G. M. H. J. Habets and J. R. W. Heintze, Astronomy and Astrophysics Supplement 46 (November 1981), pp. 193–237.
  3. ^ SIMBAD, entries for Alpha Centauri B and Epsilon Indi, accessed on line ngày 19 tháng 6 năm 2007.
  4. ^ Những ngôi sao từ loại sao này trở xuống đều là các sao lùn đỏ
  5. ^ Sao lùn là sao dãy chính
  6. ^ Ngôi sao này nằm trong hệ sao ba Alpha centauri ABC với tên thật của từng ngôi sao lần lượt là : Alpha Centauri A : Rigil centaurus, Alpha centauri B : Toliman, Alpha centauri C : Proxima centauri. Đồng thời, hệ sao này cũng gần Trái Đất nhất với khoảng cách của Alpha centauri AB là 4,37 năm ánh sáng còn Alpha centauri C hay Proxima centauri thì gần hơn chút, cách 4,243 năm ánh sáng. Tuy vậy khi cả ba ngôi sao hợp lại thì độ sáng của nó khi nhìn từ Trái Đất cũng là - 0,27 hay đứng thứ ba vì độ sáng của nó tối hơn nhiều so với ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm Sirius và sáng sao sáng thứ hai trên bầu trời là Canopus dù gần hơn nhiều. Độ sáng biểu kiến của các ngôi sao cụ thể như sau : Rigil centaurus : - 0,01, Toliman : 1,33 và Proxima centauri là 11.05 còn cấp sao tuyệt đối là Rigil centaurus : 4,38, Toliman : 5,71 và Proxima centauri là 15,49. Có thể nói Proxima centauri rất tối.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao_d%C3%A3y_ch%C3%ADnh_lo%E1%BA%A1i_K