Wiki - KEONHACAI COPA

Sữa thực vật

Sữa thực vật
Phân loạiThành phần chế biến và thức uống không phải sữa
Màu sắcTrắng
Hương vịSánh mịn
Thành phầnDựa trên một loại ngũ cốc, giả ngũ cốc, legume, hạt, hạt mầm hoặc dừa

Sữa thực vật (chất lỏng từ thực vật, sữa thay thế, sữa hạt hoặc sữa thuần chay) là một loại thức uống không phải là sữa được sản xuất từ chiết xuất thực vật để tạo mùi hương và mùi vị.[1][2] Sữa thực vật được tiêu thụ như một dạng thay thế cho sữa từ động vật, và thêm vào một lựa chọn thức uống thuần chay với cảm nhận béo ngậy cho vị giác.[3] Đối với thương mại, chất lỏng từ thực vật thường được đóng gói trong các hộp chứa tương tự và cạnh tranh với chất lỏng được sử dụng cho sữa nhưng không được dán nhãn là 'sữa' trong Liên minh Châu Âu.[4]

Năm 2018 trong số 20 nguồn thực vật được sử dụng trong sản xuất sữa thực vật, hạnh nhân, đậu nành và dừa là những loại sữa thực vật bán chạy nhất trên toàn thế giới. Thị trường sữa thực vật toàn cầu ước tính đạt US$16 tỉ năm 2018.[3]

Đồ uống có nguồn gốc từ thực vật đã được tiêu thụ trong nhiều thế kỷ, với thuật ngữ "nước ép thực vật giống sữa" được sử dụng từ thế kỷ 13.[5] Ở khắp các nền văn hóa khác nhau, sữa thực vật vừa là đồ uống truyền thống vừa là một thành phần tạo hương vị cho các món ăn ngọt và mặn, chẳng hạn như việc sử dụng nước cốt dừa trong món cà ri. Sữa thực vật cũng được sử dụng để làm "kem", kem thực vật, pho mát thuần chay và "sữa chua", chẳng hạn như sữa chua đậu nành. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy 54% người tiêu dùng tại Mỹ "muốn ăn nhiều thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc thực vật hơn".[6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Người Wabanaki và các bộ tộc da đỏ châu Mỹ bản địa khác ở đông bắc Hoa Kỳ đã làm sữa và sữa bột cho trẻ sơ sinh từ các loại hạt theo tài liệu của nhà báo Avery Yale Kamila.[7][8] Theo Hiệp hội Ăn chay Hoa Kỳ vì thực tế này không được nhiều người biết đến nên nó "cho thấy cách ghi chép lịch sử đã vô tình bị bóp méo để che giấu truyền thống thuần chay này."[9]

Horchata, một loại đồ uống ban đầu được sản xuất ở Bắc Phi từ hạt hổ (tiger nut) được ngâm, xay và thêm đường, lan truyền đến Iberia (nay là Tây Ban Nha) trước năm 1000.[10][11] Trong tiếng Anh, từ "milk" đã được dùng để chỉ "nước ép thực vật giống như sữa" kể từ năm 1200 Anno Domini.[5]

Công thức tồn tại ở Levant từ thế kỷ 13 đã mô tả loại sữa đầu tiên từ thực vật: sữa hạnh nhân.[12]

Sữa đậu nành là một loại sữa thực vật được sử dụng ở Trung Hoa từ thế kỷ 14.[3][10] Ở Anh thời Trung cổ, sữa hạnh nhân được sử dụng trong các món ăn như ris alkere (một loại bánh pudding gạo)[13] và xuất hiện trong bộ sưu tập công thức có tên gọi The Forme of Cury.[14]

Nước cốt dừa (và kem dừa) là nguyên liệu truyền thống trong nhiều món ăn như ở Nam và Đông Nam Á, và thường được dùng trong các món cà ri.[15]

Sữa thực vật có thể được coi là sản phẩm thay thế sữa ở các nước phương Tây, nhưng theo truyền thống đã được tiêu thụ ở các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là những nơi có tỷ lệ không dung nạp lactose cao hơn.[2]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Benjamin Kemper (ngày 15 tháng 8 năm 2018). “Nut Milks Are Milk, Says Almost Every Culture Across the Globe”. The Smithsonian. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ a b Sethi, Swati; Tyagi, S. K.; Anurag, Rahul K. (ngày 2 tháng 9 năm 2016). “Plant-based milk alternatives an emerging segment of functional beverages: a review”. Journal of Food Science and Technology. 53 (9): 3408–3423. doi:10.1007/s13197-016-2328-3. ISSN 0022-1155. PMC 5069255. PMID 27777447.
  3. ^ a b c Oliver Franklin-Wallis (ngày 29 tháng 1 năm 2019). “White gold: the unstoppable rise of alternative milks”. The Guardian. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ “Dairy names for soya and tofu face new ban” (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ a b “Milk: Origin and meaning of milk”. Online Etymology Dictionary, Douglas Harper. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2018.
  6. ^ Donna Berry (6 tháng 12 năm 2018). “State of the industry: Dairy”. Food Business News. Truy cập 20 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ Kamila, Avery Yale (ngày 8 tháng 11 năm 2020). “Americans have been enjoying nut milk and nut butter for at least 4 centuries”. Portland Press Herald. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ “Wabanaki Enjoying Nut Milk and Butter for Centuries”. Atowi (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ “America's first milk was vegan milk”. American Vegan Society (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ a b Zaslovsky, Nancy (2015). “horchata”. Trong Goldstein, Darra (biên tập). The Oxford Companion to Sugar and Sweets. Oxford University Press. tr. 341. ISBN 9780199313396. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2018.
  11. ^ Cho, Susan; Almeida, Nelson (ngày 29 tháng 5 năm 2012). Dietary Fiber and Health. CRC Press. ISBN 9781439899373 – qua Google Books.
  12. ^ Muhammad bin Hasan al-Baghdadi (1226), The Book of Dishes (bằng tiếng Ả Rập), Baghdad
  13. ^ McSparran, Frances. “Middle English Dictionary Entry”. Middle English Dictionary. Đại học bang Michigan. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2018.
  14. ^ Fraser, Andrew. “Cooking in the Middle Ages, recipe reconstruction”. History Alive. Queensland Living History Federation. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2018.
  15. ^ Powell V. A brief history of plant milks. Vegan Food & Living. Accessed 11/30/2019
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%AFa_th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt