Wiki - KEONHACAI COPA

Sùng Khởi

Sùng Khởi
崇綺
Tam đẳng Thừa ân công
Tên chữCổ Cầm
Tên hiệuVăn Sơn
Thụy hiệuVăn Tiết
Hộ bộ Mãn thượng thư
Nhiệm kỳ
11 tháng 11, 1884 - 3 tháng 1, 1886
Tiền nhiệmNgạch Lặc Hòa Bố
Kế nhiệmTông Thất Phúc Côn
Nhiệm kỳ
16 tháng 7, 1900 - 16 tháng 9, 1900
Tiền nhiệmLập Sơn
Kế nhiệmTông Thất Kính Tín
Lại bộ Mãn thượng thư
Nhiệm kỳ
3 tháng 1, 1886 - 16 tháng 3, 1886
Tiền nhiệmÂn Thừa
Kế nhiệmTích Trân
Thông tin cá nhân
Sinh1829
Mất
Thụy hiệu
Văn Tiết
Ngày mất
1900 (70–71 tuổi)
Nơi mất
Phủ Bảo Định, Trực Lệ
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tái Thượng A
Anh chị em
Trang Hòa Hoàng quý phi
Hậu duệ
Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu, Bảo Sơ
Học vấnTiến sĩ
Tước vịTam đẳng Thừa ân công
Gia tộcA Lỗ Đặc
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcMông Cổ
Quốc gia Trung Quốc
Quốc tịchnhà Thanh
Kỳ tịchTương Hoàng kỳ (Mãn), Chính Lam kỳ (Mông Cổ)
Thời kỳ Nhà Thanh

Sùng Khởi (giản thể: 崇绮; phồn thể: 崇綺; 1829 – 1900), tự Cổ Cầm (古琴), hiệu Văn Sơn (文山), là một trạng nguyên và đại thần nhà Thanh vào giai đoạn cuối. Ông cũng là cha của Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu – hoàng hậu duy nhất của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Sùng Khởi sinh năm 1829 dưới triều Đạo Quang, là con trai của Đại học sĩ, Quân cơ đại thần Tái Thượng A, họ A Lỗ Đặc.[1][2] Xuất thân từ Mông Cổ Bát kỳ, Sùng Khởi vốn là một lẫm sinh,[a] sau nhờ quyên góp quân lương mà lấy được chức quan Bút thiếp thức hàm bát phẩm.[b] Sau một thời gian ngắn nhậm chức, ông được bổ nhiệm vào Ngọc điệp quán làm công việc sao lưu ghi chép,[3] đến năm 1848 thì được thăng làm Chủ sự tại Công bộ.[4] Một năm sau, ông đỗ Cử nhân, được tuyển vào Thực lục quán[c] phụ trách việc hiệu đính, tham gia biên soạn Tuyên Tông hoàng đế thực lục.[5] Năm Hàm Phong đầu tiên (1851), cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên quốc nổ ra. Hàm Phong phong Tái Thượng A làm quan khâm sai, nhậm chức Đốc sư Quảng Tây, dẫn quân tiêu diệt quân Thái Bình.[6] Quân Thái bình thế như chẻ tre, nhiều lần đánh bại quân Thanh, từ Quảng Tây đánh đến Hồ Nam, tiến sát đến dưới thành Trường Sa. Hàm Phong tức giận, ra lệnh cách chức Tái Thượng A, áp giải về Bắc Kinh giam lại đợi trảm, lại kê biên tịch thu toàn bộ gia sản. Sùng Khởi cũng bị liên lụy mà bị thu hồi quan hàm Chủ sự.[7][8] Lúc bấy giờ, thực lục triều Đạo Quang vừa hoàn thành không lâu.[5]

Năm Hàm Phong thứ 3 (1853), quân Thái Bình Thiên Quốc bắc phạt áp sát Thiên Tân, uy hiếp trực tiếp đến kinh sư. Hàm Phong ra lệnh thiết đặt sở Tuần phòng, tuyên bố giới nghiêm. Vương đại thần trong sở Tuần phòng bổ nhiệm Sùng Khởi làm người đốc thúc và huấn luyện quân đội Bát kỳ. Một năm sau, quân đội bắc phạt của Thái Bình Thiên quốc cạn kiệt vũ khí và lương thực, bị quân Thanh đánh bại. Nhờ có công trong việc chống lại đợt bắc phạt này, Sùng Khởi được bổ nhiệm làm Bút thiếp thức hàm thất phẩm trong Binh bộ, đồng thời khôi phục thân phận Cử nhân.[7] Đến năm 1860, liên quân Anh Pháp đánh vào Bắc Kinh, Hàm Phong bỏ trốn đến Nhiệt Hà. Sùng Khởi ở lại tham gia phòng thủ hoàng thành. Sau khi liên quân Anh Pháp rút lui, nhờ có công thủ thành thành công mà Sùng Khởi được thăng làm Chủ sự Binh bộ,[9] sau điều làm Viên ngoại lang. Mặc dù đã nhậm chức trong triều đình, nhưng ông vẫn tiếp tục đọc sách để tham gia khoa cử.[5]

Trạng nguyên và ngoại thích[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đồng Trị thứ 3 (1865), ông đỗ đầu nhất giáp, trở thành trạng nguyên người Mông Cổ duy nhất của triều Thanh.[10] Tính từ khi nhà Thanh thành lập, ngoại trừ hai khoa thi đầu tiên vào năm 1652 và 1655 dưới triều Thuận Trị chỉ tổ chức cho người Bát kỳ, các khoa thi sau đó đều sử dụng Hán văn và người có hộ tịch Bát kỳ hay không đều được tham gia.[2] Sau hơn 200 năm kể từ triều Khang Hi,[11] Sùng Khởi trở thành người Bát kỳ đầu tiên đỗ trạng nguyên,[12][13] phá vỡ chuỗi độc chiếm vị trí này của người Hán suốt 112 khoa thi.[d][14] Đây cũng là lần đầu tiên một người Mông Cổ trở thành trạng nguyên trong các khoa thi sử dụng chữ Hán dưới thời nhà Thanh.[13] Việc này đã tạo nên chấn động trong thành Bắc Kinh vào thời điểm đó.[2] Sau khi đề danh bảng vàng, ông theo lệ mà trở thành Tu soạn trong Hàn lâm viện,[9] đến năm 1870 thì thăng làm Thị giảng.[15] Năm 1872, con gái của Sùng Khởi được chọn trở thành hoàng hậu của Đồng Trị. Với thân phận ngoại thích của hoàng hậu, ông được phong làm Tam đẳng Thừa ân công,[16] vợ ông là Qua Nhĩ Giai thị được phong Nhất phẩm Phu nhân,[17] đồng thời dòng dõi trực hệ của ông được chuyển từ Mông Cổ Chính Lam kỳ lên lệ thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ.[18][19] Từ đó, ông trải qua nhiều chức vụ như Nội các Học sĩ, Hộ bộ Thị lang, Lại bộ Thị lang.[20]

Sau khi thành hôn cùng con gái Sùng Khởi thì Đồng Trị bắt đầu thân chính, nhưng không được bao lâu thì qua đời vào tháng 1 năm 1875.[21] Lúc bấy giờ Đồng Trị và Hoàng hậu chưa có con, Tái Điềm được chọn để kế thừa ngai vàng, tức Quang Tự, lưỡng cung Thái hậu tiếp tục buông rèm nhiếp chính.[22] Vì Quang Tự và Đồng Trị có cùng vai vế nên A Lỗ Đặc thị không thể trở thành thái hậu, để phân biệt với hoàng hậu tương lai của Quang Tự, lưỡng cung Thái hậu đã ban cho bà huy hiệu là Gia Thuận Hoàng hậu.[23] Sau đó hơn 2 tháng, Hoàng hậu cũng qua đời khi mới 20 tuổi.[24] Nhiều tài liệu cho rằng, Đồng Trị vốn qua đời vì bệnh đậu mùa, nhưng cái chết của ông lại bị Từ Hi đổ lỗi cho Gia Thuận Hoàng hậu và đã ra lệnh bỏ đói bà.[25] Sau cái chết của con gái, Sùng Khởi từng dâng thư xin từ quan nhưng triều đình không đồng ý.[18]

Năm Quang Tự thứ 2 (1876), ông được chọn làm phó khảo quan kỳ thi Hội và bổ nhiệm làm Phó đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ.[26] Một năm sau, Hà Nam gặp phải một đợt hạn hán, tình hình thiên tai nghiêm trọng, nhưng quan viên địa phương lại khuếch đại tình hình nhằm mưu lợi. Sùng Khởi dâng tấu xin triều đình chỉnh đốn tác phong của quan lại. Triều đình đồng ý, liền phái Sùng Khởi cùng Thị lang Thiệu Hanh tiến hành tra xét việc tham ô hối lộ của quan viên địa phương.[27] Năm 1879, ông được điều làm Nhiệt Hà trú phòng Đô thống, chủ trì việc tu sửa công trình thủy lợi.[28] Ngự sử Khổng Hiến Giác từng dâng tấu nói rằng, Sùng Khởi là người trung thành chính trực, thích hợp ở lại kinh thành để phụ tá triều đình, nhưng ý kiến này không được phê chuẩn.[29] Hai năm sau, Sùng Khởi lại được điều đến Thịnh Kinh nhậm chức Tướng quân, tiếp tục giữ vai trò đứng đầu quân trú phòng. Năm 1882, quân Pháp âm mưu từ Việt Nam tiến vào Trung Quốc, Sùng Khởi liền kịp thời điều chỉnh tài vụ thuế thu, gia tăng huấn luyện bộ binh, phân bố quân đồn trú tại các cảng quan trọng của Thịnh Kinh, để đề phòng tàu chiến của Pháp tiến lên phía Bắc gây rối.[28]

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Đến năm 1884, ông lại một lần nữa xin từ chức vì bệnh nhưng lại được bổ nhiệm làm Hộ bộ Thượng thư. Một năm sau, ông rời Thịnh Kinh về kinh thành kiêm nhiệm chức vụ Vũ Anh điện Tổng tài. Năm 1886, ông lại được điều làm Lại bộ Thượng thư. Nhưng chỉ đảm nhiệm một thời gian ngắn thì bệnh cũ của ông tái phát, triều đình cho phép ông lui về dưỡng bệnh. Đến năm 1898, Từ Hi Thái hậu phát động Mậu Tuất chính biến, thanh trừ đảng phái cách tân trong triều đình, giam lỏng Quang Tự Đế. Sùng Khởi vốn có tư tưởng thủ cựu, sau khi chính biến diễn ra luôn duy trì chủ trương phế truất Quang Tự. Năm sau, con trai của Tái Y là Phổ Tuấn được chọn làm "đại a ca", nhập tự dòng chính thống trở thành con thừa tự của Đồng Trị.[30] Sùng Khởi trở thành Chưởng viện Học sĩ của Hàn Lâm viện, đảm nhiệm vai trò dạy dỗ Phổ Tuấn. Từ Hi Thái hậu vốn muốn phế Quang Tự để lập Phổ Tuấn lên ngôi hoàng đế nhưng Phổ Tuấn không được các công sứ phương Tây thừa nhận nên Từ Hi Thái hậu bị buộc dừng kế hoạch phế lập.[31][32]

Năm 1900, Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng phát, Sùng Khởi là một trong những quan viên ủng hộ phong trào này. Một thời gian sau, liên quân tám nước tấn công vào Bắc Kinh, Sùng Khởi vốn đóng giữ kinh thành nhưng không lâu sau đã cùng Vinh Lộc cải trang giả làm đoàn tùy tùng của hoàng đế rồi chạy đến Bảo Định để đánh lạc hướng liên quân, bảo đảm an toàn cho Từ HiQuang Tự.[33] Kinh thành thất thủ, cả gia đình của ông còn ở lại Bắc Kinh đều tự vẫn. Tin tức truyền đến Bảo Định, Sùng Khởi sau khi để lại di thư tỏ lòng trung thành nhưng lại không có khả năng khôi phục triều đình, rồi cũng nhảy xuống hồ tự vẫn. Sau khi qua đời, ông được triều đình nhà Thanh truy tặng thụy Văn Tiết (文节), được đưa vào thờ trong Chiêu Trung từ.[34]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung Bảo Sơ, con trai Sùng Khởi

Sùng Khởi lần lượt cưới 3 người vợ cả. Nguyên phối của ông họ Ái Tân Giác La, là con gái của Trịnh Thân vương Đoan Hoa – một trong Cố mệnh Bát đại thần nhiếp chính cho Hàm Phong. Đây cũng là mẹ của Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu.[12] Sau khi nguyên phối qua đời, ông cưới kế thất đầu tiên cũng họ Ái Tân Giác La, là con gái của Phó đô thống Tái Diệu – con trai của Trấn quốc công Dịch Hạo thuộc dòng dõi Lý Thân vương Dận Nhưng. Bà có một người anh em trai là Đại học sĩ Phúc Côn (福錕). Người vợ thứ ba của Sùng Khởi họ Qua Nhĩ Giai, là con gái của Tổng binh Trường Thụy. Bà là chị họ của Quân cơ đại thần Vinh Lộc – cha của Thuần Thân vương phi Ấu Lan và là ông ngoại của Phổ Nghi. Trong đợt tuyển tú cho Đồng Trị năm 1872, gia đình của Sùng Khởi có 2 người tham gia đó là con gái và em gái ông. Cuối cùng, con gái ông được chọn trở thành hoàng hậu – tức Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu, còn em gái ông được phong làm Tuần tần – về sau trở thành Cung Túc Hoàng quý phi.[35][36] Ngoài ra, Sùng Khởi còn một người con trai là Bảo Sơ và một người con gái gả cho Huệ Quận vương Dịch Tường – con trai của Huệ Thân vương Miên Du. Bảo Sơ từng làm đến Tán trật đại thần, là một người giỏi thi họa và có một tác phẩm để đời là "Hội cảnh hiên độc họa ký". Ông có hai người vợ đều xuất thân từ Ái Tân Giác La, trong đó có một người là hậu duệ của Hy Mẫn Bối lặc Hải Thiện. Khi liên quân tám nước đánh vào Bắc Kinh, Bảo Sơ và các con cũng cùng tự sát với Qua Nhĩ Giai thị.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Danh xưng đầy đủ là "lẫm thiện sinh", là một loại học sinh dưới thời nhà Minh, nhà Thanh, chỉ những người được hưởng học bổng lộc của các châu, huyện hoặc phủ.
  2. ^ Bút thiếp thức trong tiếng Mãn gọi là Ba khắc thập, là một chức quan phụ trách phiên dịch các tấu chương, văn bản, thư tịch tiếng Mãn, Hán. Chia làm 3 cấp là thất phẩm, bát phẩm và cửu phẩm.
  3. ^ Cơ quan phụ trách biên soạn Thanh thực lục.
  4. ^ Người Hán (tức Hán nhân, hay còn gọi là Dân nhân) trong văn hóa thời Thanh là chỉ những người không có hộ tịch Bát kỳ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Buchwald, Jed Z. (ngày 5 tháng 1 năm 2012). A Master of Science History: Essays in Honor of Charles Coulston Gillispie (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. ISBN 9789400726260.
  • Preston, Diana (2000). The Boxer Rebellion: The Dramatic Story of China's War on Foreigners that Shook the World in the Summer of 1900 (bằng tiếng Anh). United States: Bloomsbury Publishing. ISBN 9780802713612.
  • Schneider, Julia C. (ngày 13 tháng 3 năm 2017). Nation and Ethnicity: Chinese Discourses on History, Historiography, and Nationalism (1900s-1920s) (bằng tiếng Anh). Brill. ISBN 9789004330122.
  • Tương Lam Hân, 相蓝欣 (2014). The Origins of the Boxer War: A Multinational Study. Routledge. ISBN 9781136865893.
  • An Ý Như, 安意如 (ngày 17 tháng 7 năm 2018). 再見故宮 [Gặp lại Cố Cung] (bằng tiếng Trung). Hồng Kông: Công ty xuất bản Trung Hòa. ISBN 9789888466849.
  • Ban biên soạn (2002). 中华全二十六史 [26 bộ lịch Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Hoa kiều Trung Quốc. ISBN 9787801206466.
  • Chu Đoan Cường, 朱端强; Khương Thắng Lợi, 姜胜利 (1991). 明清状元別传 [Tiểu sử trạng nguyên thời Minh Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong. ISBN 9787531305347.
  • Chung Nguyên, 钟源 (1987). 寒宮残月 [Hàn cung tàn nguyệt] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn học nhân dân. OCLC 19398231.
  • Cúc Điện Nghĩa, 鞠殿义 (1997). Lý Trị Đình, 李治亭 (biên tập). 爱新觉罗家族全书. 3, 人物荟萃 [Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư. Tập 3: Tập hợp các nhân vật]. 爱新觉罗家族全书 [Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026461.
  • Để Vĩnh Quân, 邸永君 (2005). 清代满蒙翰林群体硏究 [Nghiên cứu về nhóm Hàn lâm Mãn Châu và Mông Cổ thời Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Hắc Long Giang. ISBN 9787207067333.
  • Hầu Phúc Hưng, 侯福兴 (1998). Đổng Hải, 董海 (biên tập). 中国历代状元传略 [Lược truyện về trạng nguyên Trung Quốc qua các triều đại] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân sự Trung Quốc. ISBN 9787801392602.
  • Lâm Tân Bình, 林增平; Quách Hán Dân, 郭汉民 (1990). 清代人物传稿 下编 第六卷 [Bản thảo về nhân vật thời Thanh: Phần 2, Tập 6] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Liêu Ninh. ISBN 9787205008888.
  • Lưu Cảnh Sinh, 劉耿生 (2005a). 同治事典 [Từ điển sự kiện thời Đồng Trị]. 清史事典 [Thanh sử sự điển] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Viễn Lưu. ISBN 9789573255642.
  • Lưu Cảnh Sinh, 劉耿生 (2005b). 光緒事典 [Từ điển sự kiện thời Quang Tự]. 清史事典 [Thanh sử sự điển] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Viễn Lưu. ISBN 9789573255697.
  • Lý Đào, 李涛 (2008). 最后的皇权: 1894-1924 [Hoàng quyền cuối cùng: 1894-1924] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Giáo dục An Huy. ISBN 9787533651305.
  • Lý Học Cần, 李学勤 (1995). 傳世藏書: 史记 [Truyện thế tàng thư: Sử ký] (bằng tiếng Trung). Trung tâm xuất bản Tin tức quốc tế Hải Nam. ISBN 9787806091777.
  • Lý Lam, 李岚 (2009). 光绪王朝 [Vương triều Quang Tự] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Thanh niên Trung Quốc. ISBN 9787500685814.
  • Lý Trung Thanh; Quách Tùng Nghĩa (1994). 清代皇族人口行为和社会环境 [Hành vi nhân khẩu và hoàn cảnh xã hội của Hoàng tộc triều Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. ISBN 9787301025932.
  • Mao Bội Kỳ, 毛佩埼 (1999). 中国状元大典 [Trung Quốc trạng nguyên đại điển] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam. ISBN 9787222025073.
  • Mạc Nhạn Thi, 莫雁诗 (1993). 中国状元谱 [Gia phả trạng nguyên Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Quảng Châu. ISBN 9787805920122.
  • Phạm Khải Long, 范啟龍; Hứa Bích Cầu, 許碧球 (ngày 1 tháng 4 năm 2011). 慈禧太后的傳奇 [Truyền kỳ về Từ Hi Thái hậu] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Tân Triều. ISBN 9789861677859.
  • Sài Kiếm Hồng, 柴剑虹 (1992). 中国十状元外传 [Ngoại truyện về 10 vị Trạng nguyên Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Hồ Bắc. ISBN 9787216008525.
  • Tào Tể Bình, 曹济平 (1992). 中国历代状元 [Trạng nguyên Trung Quốc qua các triều đại] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Hà Nam. ISBN 9787215021181.
  • Thái Đông Phiên, 蔡东藩 (1994). 慈禧演义 [Từ Hi diễn nghĩa] (bằng tiếng Trung). Liêu Thẩm thư xã. ISBN 9787805072340.
  • Trương Kiệt, 张杰 (2011). 清朝三百年史 [Lịch sử 300 năm triều Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học xã hội. ISBN 9787509727942.
  • Trương Thụy Bình, 张瑞萍 (1992). 近代中国蒙古族人物传 [Tiểu sử người Mông Cổ ở Trung Quốc thời cận đại] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Nội Mông Cổ. ISBN 9787810152709.
  • Từ Quảng Nguyên (ngày 20 tháng 7 năm 2015). 皇陵舊照裡的清史 [Sử Thanh từ cựu chiếu trong Hoàng lăng]. Hồng Kông: Công ty xuất bản Trung Hòa. ISBN 9789888284726.
  • Vương Hồng Bằng, 王鸿鹏 (2004). 中国历代文状元 [Văn trạng nguyên Trung Quốc qua các triều đại] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Quân giải phóng. ISBN 9787506545457.
  • Xa Cát Tâm, 车吉心 (2007). 中国状元全传 第六卷 [Trung Quốc trạng nguyên toàn truyện: Tập 6] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Giáo dục Sơn Đông. ISBN 9787532852949.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B9ng_Kh%E1%BB%9Fi