Wiki - KEONHACAI COPA

Sông Miện

Sông Miện trên bản đồ Việt Nam
Sông Miện
Sông Miện
Sông Miện (Việt Nam)
Sông Miện, đoạn ở phần bắc xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ.

Sông Miệnphụ lưu cấp 1 bờ trái sông Lô ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam [1][2].

Sông Miện bắt nguồn từ hương Đổng Mã, huyện Tây Trù, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với tên "Bát Bố hà" (八布河). Sông chảy vào Việt Nam ở tây bắc tỉnh Hà Giang qua các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, đổ vào sông Lôthành phố Hà Giang [3]. Đoạn sông ở Việt Nam dài cỡ 60 km [4].

Dòng chảy[sửa | sửa mã nguồn]

Tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc các suối trong một thủy vực khá rộng 23°19′4″B 104°42′42″Đ / 23,31778°B 104,71167°Đ / 23.31778; 104.71167 (Sông Miện), hợp thành dòng "Bát Bố hà". Bát Bố hà chảy theo hướng đông bắc-tây nam tới hương Pháp Đấu (huyện Tây Trù) rồi đổi theo hướng đông tới hương Bát Bố (huyện Ma Lật Pha).

Sông vào Việt Nam ở vùng Bát Đại Sơn, 23°11′35″B 104°57′32″Đ / 23,19306°B 104,95889°Đ / 23.19306; 104.95889 (Sông Miện) chảy theo hướng đông nam, làm một đoạn ranh giới tự nhiên cho hai huyện Quản BạYên Minh.

Từ đoạn ờ phía đông xã Bát Đại Sơn sông chuyển hướng nam đông nam, và đến xã Thái An thì chuyển hướng tây nam.

Tiếp đến là đoạn uốn lượn nhiều hướng ở phía bắc thành phố Hà Giang. Sông đổ vào sông Lô ở phường Quang Trung, thành phố Hà Giang.

Thủy điện[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy điện Sông Miện là hệ thống gồm 6 bậc, trong đó 6 nhà máy đã được vận hành và có điều chỉnh về vị trí và số hiệu bậc.[5]

Thủy điện Sông Miện 1 còn gọi là thủy điện Bát Đại Sơn, công suất lắp máy 6 MW, khởi công tháng 4/2009, hoàn thành tháng 10/2011, tại bản Phú Tỷ 1 xã Na Khê huyện Yên Minh và xã Bát Đại Sơn huyện Quản Bạ [6] 23°09′25″B 105°01′02″Đ / 23,156976°B 105,017348°Đ / 23.156976; 105.017348 (Sông Miện).

Thủy điện Thái An công suất lắp máy 82 MW, sản lượng điện hàng năm 400 triệu KWh, hoàn thành tháng 9/2010, trên sông Miện ở xã Thái An huyện Quản Bạ [7] 22°59′56″B 105°03′56″Đ / 22,998902°B 105,065431°Đ / 22.998902; 105.065431 (Thủy điện Thái An).

Thủy điện Thuận Hòa (Sông Miện 4) xây dựng tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, nhưng năm 2011 tạm dừng [8][9]. Công trình tái khởi động tháng 10/2014 với công suất lắp máy 38 MW với 2 tổ máy, hoàn thành tháng 6/2017 [10].22°57′39″B 105°02′00″Đ / 22,960782°B 105,033318°Đ / 22.960782; 105.033318 (Thủy điện Thuận Hòa)

Thủy điện Sông Miện 5 công suất lắp máy 16,5 MW, hoàn thành năm 2012, xây dựng tại bản Mịch A xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên [11].22°55′24″B 105°00′23″Đ / 22,923324°B 105,006382°Đ / 22.923324; 105.006382 (Thủy điện Sông Miện 5)

Thủy điện Sông Miện 5A công suất lắp máy 9 MW, sản lượng điện hàng năm 35 triệu KWh, khởi công tháng 3/2011 hoàn thành tháng 3/2015, xây dựng tại bản Thăng Lèng xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên [11].22°53′36″B 104°59′32″Đ / 22,893316°B 104,99225°Đ / 22.893316; 104.992250 (Thủy điện Sông Miện 5A)

Thủy điện Sông Miện 6 công suất lắp máy 12 MW, hoàn thành tháng 3/2017, xây dựng tại phường Quang Trung thành phố Hà Giang.22°50′55″B 105°00′49″Đ / 22,848615°B 105,013571°Đ / 22.848615; 105.013571 (Sông Miện 6)

Tháng 3/2016 thủy điện Sông Miện 4 và 5A bị soi xét về vấn đề an toàn [12] và môi trường [13]. Việc xây dựng vượt thiết kế tích nước cũng tạo ra nguy cơ đe dọa "xóa sổ TP Hà Giang" [14]. Giữa các công trình có lùm xùm tranh cãi về sử dụng nguồn nước [5][15], tuy nhiên dường như cơ quan địa phương có ý kiến khác [11].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Thông tư số 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thukyluat Online, 2016. Truy cập 10/08/2018.
  3. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48- 18D & 19C. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2013.
  4. ^ Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 12/05/2017.
  5. ^ a b Cty Thuận Hòa và Cty Sông Miện 5: Cần giải quyết dứt điểm tranh chấp nguồn nước Lưu trữ 2016-09-16 tại Wayback Machine. Tài nguyên & Cuộc sống, baotainguyenmoitruong, 14/04/2015. Truy cập 01/07/2016.
  6. ^ Nhà máy Thủy điện Sông Miện sản xuất 3800 MWh sau hai tháng vận hành. Trang tin điện tử ngành điện, 10/10/2011. Truy cập 01/07/2016.
  7. ^ Trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Thái An. Baohagiang, 16/11/2009. Truy cập 01/07/2016.
  8. ^ Bất cập trong việc phát triển thủy điện ở Hà Giang Nhân dân, 28/05/2015. Truy cập 01/07/2016.
  9. ^ Thủy điện nhỏ: Lợi bất cập hại. CAND, 02/09/2011. Truy cập 01/07/2016.
  10. ^ Khánh thành Nhà máy Thủy điện Thuận Hòa, Hà Giang Online, 20/06/2017. Truy cập 05/01/2018.
  11. ^ a b c Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Miện 5: Lá cờ đầu trong phát triển kinh tế Hà Giang. Tạp chí Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 5/11/2015. Truy cập 01/07/2016.
  12. ^ Thủy điện Sông Miện 5: Vận hành hồ chứa cao hơn mức cho phép. baophapluat, 6/7/2015. Truy cập 01/07/2016.
  13. ^ Nguy cơ vỡ đập thủy điện Sông Miện 5. Cục Quản lý tài nguyên nước, 03/02/2016. Truy cập 01/07/2016.
  14. ^ Đập thủy điện thành 'bom nước', đe dọa xóa sổ TP Hà Giang. Vietnamnet, 14/07/2015. Truy cập 05/01/2018.
  15. ^ Thủy điện ở Hà Giang (Bài 2): Thủy điện tố cáo lẫn nhau, cơ quan chức năng khó xử Lưu trữ 2016-08-07 tại Wayback Machine. tamnhin, 08/04/2015. Truy cập 01/07/2016.


Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_Mi%E1%BB%87n